Blogger Nguyễn Tường Thụy: Tôi cứ nghĩ là một giấc mơ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2014-04-25

Phóng viên Chân Như, RFA chụp cùng blogger Nguyễn Tường Thụy tại sân bay Dulles hôm 25/4/2014. RFA photo.

Nhà đấu tranh và blogger Nguyễn Tường Thụy vừa đặt chân đến thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ để tham dự các hoạt động điều trần và vận động cho một nền báo chí độc lập trong nước. Chân Như phỏng vấn ông ngay tại sân bay Dulles, Washington DC.

Chân Như: Xin chúc mừng ông đã đặt chân đến Hoa Kỳ. Không biết là ông có cảm giác như thế nào?

Blogger Nguyễn Tường Thụy: Rất là bất ngờ. Khi tôi đặt chân xuống sân bay Dulles, tôi cứ nghĩ như là giấc mơ. Tôi cũng không nghĩ là niềm mong muốn gặp được các bạn mà đã từng quen biết ở trên mạng hoặc qua trao đổi thư từ với nhau lại thành sự thật. Đây cũng là niềm tự hào, vinh dự của tôi khi được đặt chân đến thủ đô của nước Mỹ.

Chân Như: Ông có thể chia sẻ đôi chút về việc làm thế nào mà có thể đến được Hoa Kỳ vì có một số bloggers khác đã bị chặn ở ngoài phi trường rồi. Đặc biệt, ông là một blogger có tiếng ở Việt Nam.

logger Nguyễn Tường Thụy: Có lần trao đổi với bạn Hồng Thuận, chú cháu trao đổi với nhau qua tin chat hoặc qua điện thoại thì tôi có nói chỉ có điều kỳ diệu thì tôi mới có thể đặt chân đến Washington vào dịp này.

Chân Như: Có ý kiến cho rằng vì vấn đề tế nhị của đối ngoại ở Việt Nam nên phía chính quyền mới cho các bloggers sang đến Mỹ. Ông nghĩ sao?

Blogger Nguyễn Tường Thụy: Theo tôi, quan hệ giữa hai nước là quan hệ tế nhị là đương nhiên rồi; nhưng nếu vì quan hệ ấy mà tạo điều kiện cho các bloggers tự do đi bất kể nơi nào thì điều đó chưa chắc. Bằng chứng tôi chỉ là người thứ sáu đặt chân đến Washington trong dịp này. Tôi được biết trước đấy còn một số người đã bị chính phủ nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng ngăn chặn không cho xuất cảnh ở tại sân bay. Chẳng hạn như Anna Huyền Trang, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng. Với anh Phạm Chí Dũng, tôi biết anh cũng là đối tượng được mời nhưng anh đã bị giữ hộ chiếu từ đợt trước khi anh được mời sang Thụy Sĩ nên trong đợt này anh không xuất cảnh được. Như vậy tỉ lệ sang được có nhỉnh hơn tỉ lệ ở lại một chút.

Chân Như: Ông nghĩ sao về việc chính quyền Việt Nam thả một số các tù nhân lương tâm trước thời hạn?

Blogger Nguyễn Tường Thụy: Điều này chỉ có nhà nước Việt nam và chính phủ Mỹ có thể giải thích được thôi. Còn đánh giá hoặc nhận định tình hình thì cũng chỉ là phán đoán mò, nên tôi không tiện nhận định về vấn đề. Tất nhiên là chúng tôi có thể suy nghĩ, đánh giá được nhưng mà về cơ sở chúng tôi không có. Là một người làm báo, là một người viết thì chúng tôi rất sợ những gì không có cơ sở.

Chân Như: Hẳn nhiên ông đã có chuẩn bị cho mình để ra điều trần trước Quốc hội vào tuần tới. Vậy ông có thể chia sẻ đôi chút về thông điệp chính mà ông sẽ trình bày với Quốc hội là gì?

Blogger Nguyễn Tường Thụy: Theo tinh thần nội dung lời mời của hai dân biểu Hoa Kỳ là bà Loretta Sanchez và bà Zoe Lofgren thì chủ yếu là về nhân quyền và tự do báo chí ở Việt Nam.

Chân Như: Và câu hỏi cuối là ông đã chuẩn bị tinh thần để trở về Việt Nam sau buổi điều trần này chưa?

Blogger Nguyễn tường Thụy: Tôi đã sẵn sàng từ lâu, sẵn sàng qua Washington từ rất lâu. Sẵn sàng cho đến khi từ Washington đặt chân lên Hà Nội cũng từ rất lâu rồi.

JPEG - 33.7 kb

Chân Như: Xin cám ơn ông đã dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn hôm nay.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.