Bông Hồng cho Trần Thị Nga

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trần Thị Nga bị bắt vào một ngày giáp Tết Nguyên Đán, 26 Tháng Chạp tức ngày 21/1/2017 Dương lịch. Chỉ vài giờ sau khi Trần Thị Nga bị bắt, nhiều tổ chức Xã hội Dân sự và nhiều cá nhân đã ra Tuyên bố khẩn cấp, yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho cô. Nhà hoạt động Hoàng Dũng phản đối việc bắt Trần Thị Nga bằng cách xin đi tù thay cho cô vì cũng có hoạt động như cô là “phổ biến và bảo vệ quyền con người” và vì hoàn cảnh của Nga là bà mẹ đơn thân đang phải nuôi hai con nhỏ. Ba ngày sau, Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã ra thông cáo bày tỏ lo ngại về việc này. Và cũng chỉ 3 ngày sau, hình ảnh và video Trần Thị Nga bị bắt xuất hiện tại nghị trường San Jose, California, Hoa Kỳ trong buổi họp đại hội đồng thành phố. Phong trào ký tên đòi trả tự do cho Trần Thị Nga lan rộng từ trong nước đến hải ngoại. Những hoạt động ủng hộ, bảo vệ Trần Thị Nga diễn ra khắp nơi trong và ngoài nước và trên báo chí.

JPEG - 55.1 kb
Hình ảnh Trần Thị Nga tại nghị trường San Jose, California. Ảnh của phóng viên Việt Nam Thời báo.

Mới đây nhất, ngày 16/7/2017, bà con dân oan Dương Nội đã tổ chức buổi họp mặt ủng hộ Trần Thị Nga. Ngoài bà con Dương Nội, buổi gặp mặt có sự tham gia của đoàn dân bị mất đất ở Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) và một số anh chị em hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội.

Trần Thị Nga là một người phụ nữ đấu tranh dũng cảm. Giới đấu tranh biết đến cô trong mùa hè biểu tình năm 2011. Từ đó, cô tham gia nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, phổ biến quyền con người tới mọi tầng lớp nhân dân, giúp những người dân làm đơn từ khiếu kiện. Cô bám sát sự kiện và quay được những video có giá trị tố cáo cao.Trước đó, cô có nhiều hoạt động giúp người lao động Đài Loan đòi quyền lợi của mình. Cũng vì vậy, nhiều người lao động chịu ơn cô nhưng cũng vì thế mà cô cũng bị nhiều thù ghét của những kẻ muốn chiếm đoạt công sức của người lao động.

Trần Thị Nga thường xuyên bị theo dõi, canh chặn, ngăn cản quyền đi lại và bị hành hung nhiều lần. Trận đòn tàn bạo nhất là ngày 25/5/2014. Hôm ấy cô cùng nhiều bạn đến thăm tôi vừa từ Mỹ về được 1 tuần. Lúc ra về, cô bị côn đồ chính trị đón đường đánh vỡ xương tay và đầu gối chân. Nghe tin, chúng tôi vội đến ngay bệnh viện. Thấy tôi, cô cười phá lên làm tôi phải “mắng”. Cô coi cả trận đòn độc ác này chẳng là gì với cô. Cô phải bó bột, điều trị nhiều ngày. Sau đó cô đi phải dùng nạng hỗ trợ một thời gian dài.

Việc Trần Thị Nga bị bắt, tôi cho rằng lý do chính là ở các hoạt động của cô, đặc biệt là việc cô lên án mạnh mẽ và gay gắt những việc làm sai trái của công an, giới chức cầm quyền làm họ rất khó chịu. Tuy nhiên, trong bản cáo trạng dài 19 trang của Viện kiểm sát Hà Nam không nhắc đến những hoạt động này mà chỉ đề cập tới việc cô viết và đưa hình ảnh lên facebook, youtube và trả lời đài nước ngoài để rê dắt đến tội tuyên truyền chống nhà nước. Đó là những điều Trần Thị Nga tố cáo nhà cầm quyền và biểu đạt tư tưởng của cô mà luật pháp thừa nhận. Có thể xem đó là bản cáo trạng ngược mà người ra cáo trạng là cô.

Theo cáo trạng, Trần Thị Nga không nhận tội, không ký vào bất cứ biên bản nào không chịu chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản (bản ghi thông tin cá nhân tóm tắt của bị can, bị cáo để bổ sung vào hồ sơ vụ án). Đặc biệt, cô còn tuyên truyền cho các phạm nhân ngay trong trại giam. Như vậy, nhà cầm quyền đã không khuất phục được Trần Thị Nga.

JPEG - 101.8 kb
Ảnh: Trịnh Bá Phương

Hôm 18/7 vừa rồi, tại nhà anh Nguyễn Thanh Hà có một buổi họp mặt. Trong buổi họp mặt, mọi người có bàn đến phiên tòa Trần Thị Nga sắp tới. Có ý kiến nêu ra 3 phụ nữ đấu tranh can đảm nhất của Việt Nam, trong đó có Trần Thị Nga. Đó là nhận định của cá nhân đưa ra nên chẳng cần phải lấy biểu quyết nhưng cảm nhận của tôi hôm đó là nhiều người, nếu không nói là tất cả đồng ý với nhận định này.

Tuy dứt khoát và mạnh mẽ khi đấu tranh nhưng Trần Thị Nga rất nhân hậu với bạn bè, đồng đội, với dân oan. Cô sống chan hòa với mọi người, không gây mất đoàn kết và giúp ai thì thật tận tình. Từng nhiều lần cùng cô tham gia các sự kiện, có cả một thời gian cô ở nhà tôi lánh nạn nên tôi hiểu điều này. Cô còn biết làm binh vận. Xin kể một câu chuyện nhỏ. Ngày 20/8/2013, chúng tôi có mặt tại Công an Tp Bà Rịa vì vụ xe của Lê Quốc Quyết bị chặn và bị hành hung. Khi Nga đi lên cầu thang để tìm trưởng công an thành phố thì hai cậu công an nghĩa vụ đứng chặn cầu thang không cho cô lên. Cô nói với họ, chị biết các em đang khoác trên người bộ quần áo công an, nhưng các em vẫn là con người. Bố mẹ, anh chị em của các em đều là những người dân. Nếu em hay người thân của em mà gặp cảnh cảnh sát giao thông chặn xe cho an ninh mật vụ cướp, đánh như chị thế này thì em sẽ làm gì? Em nghĩ thế nào khi chuyện này xảy ra với gia đình em? Một cậu xúc động nói: “Chị ơi ngành công an cũng có người thế này người thế khác, em hiểu điều chị nói nhưng chúng em phải làm theo nhiệm vụ. Chị thông cảm cho em”.

Ngày 25 và 26/7 tới đây tại Tòa án Hà Nam, Tp Phủ Lý, nhà cầm quyền sẽ đưa Trần Thị Nga ra gọi là “xét xử”.

Ngày 20/7, Luật sư của Trần Thị Nga đã có buổi làm việc với thân chủ trước khi họ đưa cô ra xử. Luật sư cho biết tinh thần Nga rất vững vàng, tự tin. Nga có nhắn là hôm ra tòa, cô chỉ mơ một điều duy nhất là sẽ nhận được bông hoa Hồng của người thân gửi tới.

Nguyện vọng của Trần Thị Nga chỉ có thế. Nếu ai không có cơ hội tặng hoa cho Nga thì chúng ta hãy làm những việc tốt cho Nga tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Mỗi việc làm vì Nga cũng là một bông Hồng cho cô. Tôi viết bài này cũng mong được Nga coi là bông hồng của chú gửi tặng đứa cháu gái bất khuất, can trường.

22/7/2017

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.