Bùi Thị Minh Hằng và chiếc nón lá HS-TS-VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay ngày 11 tháng Hai, năm 2017, kết thúc ba năm tù, mà nhà cầm quyền csvn đã áp đặt cho chị Bùi thị Minh Hằng, qua các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bất công của cái gọi là toà án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp với tội danh cáo buộc: “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ Luật hình sự.

Đón Bùi thị Minh Hằng mãn hạn tù oan trở về với gia đình và hàng ngũ đấu tranh, chúng ta cùng nhìn lại vài mốc điểm thời gian đã gắn kết Bùi thị Minh Hằng với lịch sử Việt Nam.

Đối với những ai nặng lòng với đất nước, thường xuyên theo dõi tin tức đấu tranh từ quê nhà, qua các mạng xã hội, hay từ các trang báo điện tử Lề Dân, đều nhiều ít biết đến gương mặt khả ái của chị Bùi thị Minh Hằng, người phụ nữ luôn luôn sát vai cùng phong trào dân chủ Việt Nam đòi công bằng, công lý, nhân quyền và chống quân Trung Cộng xâm lược.

JPEG - 29.5 kb

Chúng ta khó có thể quên ngày 16 tháng 10 năm 2011, ngày các bạn trẻ nhóm No U và Bùi thị Minh Hằng xuống đường biểu tình chống đường lưỡi bò của Trung Cộng.

Hôm ấy, cùng các bạn trẻ, Bùi thị Minh Hằng với tà áo dài truyền thống, đội chiếc nón lá có viết hàng chữ “HS-TS-VN” và “Đả đảo quân Trung quốc xâm lược”, cũng như quàng trên vai chiếc khăn màu vàng mang hai hàng chữ: “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” và “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” xuống đường biểu tình ở thành phố Hà Nội, đã là những điểm sáng trong hàng trăm điểm sáng của giai đoạn lịch sử tối tăm của dân tộc.

PNG - 367.5 kb
Công an giựt chiếc nón lá có hàng chự HS – TS – VN của Bùi thị Minh Hằng.

Và hành động công an giựt chiếc nón rồi đập nát, cùng hình ảnh Bùi thị Minh Hằng ôm chiếc nón gãy nát với nét mặt thương đau đã một lần nữa minh chứng cho hành vi bán nước và bản chất dã man của cộng đảng Việt Nam.

JPEG - 28.8 kb

Lịch sử cũng ghi lại ngày 27 tháng 11 năm 2011. Hôm ấy, Bùi thị Minh Hằng đã cùng một số bạn hữu cầm biểu ngữ viết tay đứng trước cửa nhà thờ Đức Bà Sài gòn, phản đối công an Hà Nội đã bắt giữ những người xuống đuờng đấu tranh chống Trung Cộng tại Hồ Gươm.

Cũng với tà áo dài, với khuôn mặt bình tĩnh tự tại, Bùi thị Minh Hằng đã giơ cao biểu ngữ chống đàn áp bắt bớ bất công. Qua việc làm quả cảm này, chị đã phải đối mặt với sáu tháng tù giam không xét xử.

JPEG - 26 kb

Chỉ vì yêu nước, Bùi thị Minh Hằng đã bị nhà cầm quyền csvn ghi vào danh sách “thù địch của chế độ”, và csvn bằng mọi cách phải bắt và giam tù người phụ nữ yêu nước này.

Tưởng cũng nên nhắc lại những dữ kiện gượng gạo mà nhà cầm quyền csvn đã cố dàn dựng để tạo ra phiên tòa vô lý nhằm hãm hại người yêu nước ba năm trước.

Vào ngày 11 tháng 2, 2014 chị Bùi thị Minh Hằng cùng những người yêu nước và các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gồm 21 người đến thăm gia đình cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển và bà Bùi Thị Kim Phượng (tín đồ PGHH), cư ngụ ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vừa bị công an Đồng Tháp hành hung.

Trên đường đi, nhóm 21 người này đã bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ. Trước việc đòi cho ra lẽ của đoàn người, công an đã phản ứng bằng cách dùng gậy gộc đánh đập dã man. Nhiều người đã bị trọng thương và bất tỉnh. Sau đó, côn an mặc sắc phục dẫn giải 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, họ bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu, sau đó 18 người được thả ra, nhưng ba người bị giam giữ và bị khởi tố là chị Bùi thị Minh Hằng, Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh.

Tại phiên tòa sơ thẩm bất công ở Đồng Tháp ngày 26 tháng Tám năm 2014, chị Bùi thị Minh Hằng bị kết án ba năm tù giam, Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Ông Nguyễn Văn Minh bị kết án theo thứ tự hai năm rưỡi và hai năm tù giam. Phiên tòa phúc thẩm ngày 12 tháng 12 năm 2014 đã y án ba người yêu nước.

JPEG - 18.5 kb
Bùi thị Minh Hằng trong phiên tòa phúc thẩm tại Đồng Tháp.

Nhưng tù đầy không ngăn cản được lòng yêu nước, ngược lại ngục tối càng khiến lòng yêu nước sâu đậm hơn. Tù đày, còn là hoàn cảnh rèn luyện nhân cách của những người đấu tranh cho quyền làm người, và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Con đường này vốn rất nhiều gai góc và an nguy đến sinh mạng, nhưng cũng là con đường vinh quang duy nhất của những người yêu nước.

Năm 2015, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã trao tặng chị Bùi thị Minh Hằng Giải Nhân Quyền Việt Nam 2015, để xiển dương lòng yêu nước, và tinh thần đấu tranh bất khuất của chị.

Chúc Mừng Bùi thị Minh Hằng đã mãn hạn tù oan chỉ vì yêu nước.

Nguồn: CTM Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.