CSVN đổi lập trường vụ HD 981?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau 2 tháng ‘lình xình” trong nội bộ kể từ khi Bắc Kinh cho mang giàn khoan HD981 vào tận sân nhà của Việt Nam vào ngày 2/5 cho đến nay, bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã có những phát biểu mà một vài dư luận đã vội đánh giá rằng đã có thái độ “cứng rắn” đối với các quan hệ hữu nghị với Trung Quốc hiện nay.

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng không lùi bước trước sự đe dọa”.

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Không đánh đổi chủ quyền để nhận lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: “Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải gìn giữ”.

Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Gìn giữ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng phải giữ vững chủ quyền”.

Tuy mỗi người phát biểu mỗi vẻ khác nhau, nhưng đều tập trung vào hai vấn đề “hữu nghị” và “chủ quyền” trong quan hệ ngày một phức tạp giữa CSVN và Trung Cộng hiện nay.

Đọc kỹ các phát biểu này rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội không nhắm vào đối tượng chính là nhà cầm quyền Bắc Kinh mà là để nói cho người dân, hay đúng hơn là cho cán bộ và đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam nghe cho bớt bức xúc trước hành động hung hăng và bạo ngược của tàu hải giám Trung Cộng tấn công thô bạo vào các tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Nói cách khác là những leo thang các hành động ngang ngược của Bắc Kinh – qua vụ đâm nát tàu cảnh sát biển rồi còn tố ngược lại là do chính tàu Việt Nam gây sự, tấn công và những thái độ khinh miệt, gọi Việt Nam là “đứa con hoang đàng” phải “dạy cho một bài học” – đã phá vỡ lô cốt “tự kiềm chế để tránh những xung đột” của lãnh đạo Hà Nội bấy lâu nay, để nhích lên lằn ranh “chỉ trích Bắc Kinh” nhưng lại hướng vào dư luận Việt Nam chứ không phải Trung Cộng.

Đây là điểm then chốt mà chúng ta phải nhận diện cho rõ để không có những vọng động như một số người đã “bày tỏ” vui mừng rằng lãnh đạo Hà Nội đã thay đổi lập trường – từ mềm sang cứng – đối với Bắc Kinh.

Có người còn cho rằng các phát biểu nói trên còn biểu hiện sự thống nhất quan điểm của Bộ chính trị để “bật đèn xanh” cho phía chính phủ tiến hành vấn đề pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc nay mai.

Những phát biểu của bộ tứ còn được tô đậm thêm bằng màn biểu diễn mới đây của ông Nguyễn Tấn Dũng khi chủ tọa phiên họp chính phủ đầu tháng 7/2014 về cái gọi là “chuẩn bị cho tình huống xấu” nếu Trung Quốc tấn công về mặt kinh tế”.

Gọi đây là màn biểu diễn vì trong thực tế chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng không có khả năng đối phó nếu Trung Quốc thực sự gây khó khăn cho nền kinh tế của Việt Nam trên ba lãnh vực: 1/ Nguyên vật liệu sản xuất bao gồm các mặt hàng công nghiệp; 2/ Đóng cửa giao thương ở biên giới; 3/ Rút các gói thầu và đầu tư ra khỏi Việt Nam.

Rõ ràng là 2 tháng qua, chính sách bảo vệ chủ quyền bằng đường lối thương thuyết ngoại giao hòa bình của Hà Nội đã hoàn toàn thất bại. Nó đã không chỉ khiến cho Trung Quốc ngày càng hung hăng bạo ngược thêm trên biển Đông, mà còn tỏ thái độ khinh thị, coi thường ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam khi chính bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đánh giá vụ HD 981 chỉ là “mâu thuẫn nhỏ trong gia đình”.

Ngoài ra, sự kiện quốc hội không ra nghị quyết về vụ giàn khoan HD 981 vì cho là tình hình chưa đến mức nghiêm trọng, đã như giọt nước làm tràn sự phẫn uất của dư luận nên vì thế mà lãnh đạo Hà Nội đã phải chữa cháy bằng một số phát biểu nói trên.

Tóm lại, toàn bộ các tuyên bố và xử sự của bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng trong những ngày qua vẫn không có gì đột phá mang tính giải pháp mà chỉ là những trò múa may để “tự lừa”, nhằm khỏa lấp thái độ nhu nhược không dám có bất cứ hành động nào, đối với sự hung hăng trên biển Đông của Trung Cộng hiện nay.

Lý Thái Hùng
2/7/2014.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.