CSVN tiếp tục sửa luật hợp thức hóa sai phạm của Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo báo điện tử Một Thế Giới thì Tổng cục Môi trường Việt Nam đang soạn thảo bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, thay thế quy chuẩn của năm 2013. Theo dự thảo mới, cơ bản vẫn giữ nguyên các thông số kỹ thuật về khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, chỉ thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017). Đồng thời dự thảo còn viết là đến ngày 1 tháng 1, 2020, tất cả các cơ sở sẽ áp dụng lại giá trị 7%.

Về nguyên tắc, hàm lượng oxy tham chiếu càng thấp thì mức độ ô nhiễm càng nhỏ, và ngược lại. Việc hạ chuẩn xả khí thải bằng cách nâng hàm lượng tham chiếu oxy từ 7% lên 15%, rõ ràng Bộ Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) làm lợi cho Formosa hơn là coi trọng việc bảo vệ môi trường.

Cơ sở của việc nghi ngờ này là vào ngày 16 tháng 8 vừa qua, Formosa Hà Tĩnh đã có công văn số 1708049, gửi Bộ TNMT báo cáo về việc lắp đặt bổ sung hệ thống khử lưu huỳnh, Nitơ, Dioxin tại xưởng thiêu kết. Theo đó, phải đến năm 2020 tập đoàn này mới hoàn thành hệ thống thứ nhất và hệ thống thứ hai vào năm 2021. Với mốc thời gian hoàn tất việc lắp đặt của công ty Formosa và thời gian áp dụng Quy Chuẩn Kỹ Thuật của Bộ Tài nguyên môi trường đã có sự toa rập?

Một chuyên gia trong ngành thép cho biết, với hệ thống xử lý khí thải hiện nay của Formosa không thể đáp ứng yêu cầu của QCVN 51 (2013), chiếu theo luật thì điều đó sẽ đồng nghĩa với việc Tập đoàn này phải đóng cửa cho đến năm 2020, khi mà việc lắp đặt hệ thống bảo vệ môi trường bổ sung chưa hoàn thành. Còn bắt Formosa áp dụng theo QCVN 51 (2013), thì chắc chắn Formosa vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Rõ ràng Tổng cục môi trường đang du di lỗi cốt tử nhất của Formosa là lỗi thứ 53 chưa hoàn thành. Theo đó, công nghệ Formosa cam kết ban đầu là dập cốc khô ít ô nhiễm môi trường. Sau thảm họa gây ra cho 4 tỉnh miền Trung, người ta phát hiện rằng công nghệ cam kết từ đầu đã bị phá bỏ. Formosa tự ý chuyển từ công nghệ cốc khô sang ướt, đúng ra phải bị xử lý vì vi phạm pháp luật, nhưng Bộ Tài nguyên môi trường lại cho phép Formosa từ từ chuyển lại từ ướt sang khô và phải mất ít nhất 3 năm nữa mới hoàn thiện.

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam dành ưu ái cá biệt cho Formosa. Trước đó, ngày 9 tháng 1 năm 2014, ông Bùi Cách Tuyến, nguyên thứ trưởng Bộ TNMT đã ký công văn số 68, đặc cách cho Formosa xả khí thải vượt quy chuẩn áp dụng hàm lượng ôxy tham chiếu ở mức 15% thay vì 7 % trong quy định. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước áp lực sẽ bị các nhà sản xuất thép khác khởi kiện vì xé rào pháp luật, ưu ái Formosa, đồng thời nếu lộ ra sẽ vấp phải phản ứng gay gắt của dư luận. Vì vậy, Bộ Tài nguyên môi trường chọn cách sửa luật để phù hợp với lợi ích của Formosa, tiếp tục tìm cách che đậy những mối nguy hại gây ô nhiễm môi trường.

JPEG - 64.3 kb
Cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh tháng Tư 2016. Ảnh: FB Hoàng Lý

Hành động xả thải của Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam, hủy diệt sinh thái và môi trường biển, làm tê liệt các hoạt động kinh doanh, du lịch, đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người dân Bắc Trung bộ. Sau thảm họa này, người ta mới phát hiện ra Formosa đã nhập 45 loại hóa chất, với 296 tấn. Không ai biết Formosa đổ ra biển qua đường ống chôn ngầm được Bộ Tài nguyên môi trường cấp phép những chất thải gì? Nhưng rõ ràng, Bộ này đã trở thành đồng phạm tiếp tay giúp Formosa thực hiện, từ việc vội vã cấp phép, cung cấp những ưu đãi kịch khung chưa từng có trong tiền lệ, yếu kém trong công tác quản lý, cho đến những hành vi mị dân, vô trách nhiệm, bao che cho Formosa khi xảy ra thảm họa.

Sau những áp lực to lớn của người dân từ các cuộc biểu tình phản đối Formosa, Cộng sản Việt Nam đã mang một số nhân vật ra quy trách nhiệm với những hình thức cảnh cáo, cách chức… để rút kinh nghiệm.

Nhưng những gì mà CSVN đang làm chỉ là động thái mị dân, vì đàng sau những biện pháp kỷ luật, đặc biệt là đối với hai nhân vật chịu trách nhiệm vụ thảm họa Formosa là ông Võ Kim Cự lại được trở thành Phó Trưởng ban chỉ đạo Hợp tác xã. Còn ông Lương Duy Hanh, bị cách chức Cục trưởng, nhưng sau đó lại được bổ nhiệm làm Phó đoàn kiểm tra Formosa với tư cách là một chuyên viên Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Formosa là tập đoàn có bề dày thành tích hủy hoại môi trường. Năm 2009, Formosa bị trao giải “Hành tinh đen” vì các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, thông qua việc xử lý các sai phạm xung quanh tập đoàn này thời gian qua đã cho thấy, nhà cầm quyền CSVN đã nhận quá nhiều tiền hối lộ từ tập đoàn này nên đành phải giải quyết qua loa để cho mọi chuyện lắng xuống. Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng nhận tượng Hồ Chí Minh đúc bằng vàng ba số 999, nặng 50 ký do tập đoàn Formosa tặng hôm 22 tháng 4, 2016 khi ghé thăm Hà Tĩnh là trường hợp điển hình.

Tay ông Trọng và lãnh đạo Bộ Tài nguyên môi trường đã dính chàm nên buộc họ phải bảo vệ Formosa, quay lưng trước những thống khổ của bà con ngư dân miền Trung. Không những thế nhà cầm quyền còn đàn áp, đánh đập những người dân khởi kiện Formosa, thậm chí còn truy nã hay kết những án tù nặng nề chỉ vì họ yêu cầu đuổi Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Kết tội những người lên tiếng phản đối công ty này, đảng cộng sản đã chọn chỗ đứng về phía Formosa, thủ phạm cũng như kẻ thù của nhân dân Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.