Các Linh Mục Huế hiệp thông với Đan Viện Thiên An

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(13.02.2015) – Thừa Thiên Huế – Các linh mục Huế ra tuyên bố hiệp thông với Ðan viện Thiên An, Huế.

Kính thưa Ðan Viện Phụ cùng Quý Cộng đoàn,

Chúng con rất sửng sốt khi đọc được thư Ðan viện phụ và Cộng đoàn gởi Nhà nước về việc Nhà nước lấy đất đai của Ðan viện Thiên An cho Công Ty Du Lịch Cố Ðô Huế xây dựng Trung Tâm Vui Chơi Giải Trí Ðồi Thiên An – Hồ Thủy Tiên.

Trong tinh thần hiệp thông Hội Thánh, đồng thời để bày tỏ lòng tri ân đối với những gì mà Ðan viện Thiên An đã làm cho chúng con trong tư cách những tín hữu Giáo phận Huế và là cư dân của thành phố Huế, chúng con xin gởi tới Ðan viện phụ cùng Cộng đoàn lá thư tâm tình sau đây.

Trước hết, kể từ ngày thành lập cách đây 60 năm, với vô vàn công sức của bao thế hệ tu sĩ trong cộng đoàn, Ðan viện đã tạo được một công trình văn hóa và thiên nhiên quan trọng, trong đó phải kể đến khu rừng thông rộng lớn hơn 100 ha.

– Khu rừng này đã đóng vai trò như lá phổi cho thành phố Huế, tạo nên một môi trường sinh thái tốt lành, một mảng thiên nhiên phong phú, gia tăng vẻ xinh đẹp cho cảnh quan đất Thần kinh.

– Khu rừng ấy, cùng với bao địa hình như hồ nước, trảng cỏ, gò đồi, và nhất là với chính tòa nhà của Ðan viện, đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Huế, một địa điểm du lịch đầy tính sinh thái, một chốn giải trí vãn cảnh lành mạnh cho mọi người, đặc biệt cho giới trẻ học sinh sinh viên, và là một góc yên tĩnh ở đó con người lắng đọng được tâm hồn, hưởng bầu khí bình an thanh thoát. Ngoài ra, đó là một nơi mà bất cứ ai cũng có thể đến cách tự do thoải mái và chẳng chịu một phí tổn nào cả.

– Riêng đối với người Công giáo nói chung và đối với Giáo phận Huế nói riêng, thì cơ sở, môi trường, nếp sống và tinh thần Ðan viện đã thành một trung tâm tinh thần quan trọng, nơi đó các tín hữu dễ dàng thoát những mối lo toan và cảnh sống xô bồ thường nhật, dễ dàng tìm lại sự an tĩnh cho cõi lòng để gặp gỡ Thiên Chúa, hầu tâm linh được thăng hoa và bồi bổ.

– Nay với việc Nhà nước lấy toàn bộ 100 mẫu rừng thông và những đất đai còn để lại cho Ðan viện từ sau ngày quản lý rừng thông (vườn cam, vườn rau, trại bò, hồ cá…) để làm một khu vui chơi giải trí tầm cỡ, chúng con tự hỏi:

– Ðể xây dựng khu vui chơi giải trí tầm cỡ này, chắc chắn không thể không có việc tàn phá rừng thông, cày xới đất đai, thay đổi cảnh quan và địa hình, thu hút dân cư tới sinh sống làm ăn, gây ô nhiễm môi trường và tạo sự ồn ào náo động. Như vậy thì lá phổi quan trọng của thành phố này, môi trường sinh thái đặc trưng này, mảng màu xanh thiên nhiên xinh đẹp này có còn tồn tại chăng? Sông Hương cận kề khu vui chơi chẳng lẽ không bị ảnh hưởng bởi chất thải đổ ra từ đó? Ðang lúc thế giới vẫn hô hào phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, duy trì nguồn nước tinh sạch để bảo vệ môi trường sống cho loài người.

– Một khi khu vui chơi giải trí này đã hình thành, chắc chắn sẽ có việc quản lý chặt chẽ toàn bộ khu vực và kinh doanh để thu lợi nhuận. Vậy thì cư dân thành phố, đặc biệt giới lao động nghèo, giới học sinh sinh làm sao còn có thể hưởng dụng đồi thông Thiên An như xưa nay, còn tìm đâu ra một chỗ để trao đổi tâm tình, sinh hoạt lành mạnh (đi dạo, đóng trại, picnic…) giữa thiên nhiên cách tự do thoải mái ngày lẫn đêm (như từ xưa nay) mà không phải chịu một phí tổn nào? để hòa mình với vạn vật trong một khung cảnh yên tĩnh, trong lành, hầu giải tỏa những căng thẳng (stress) của cuộc sống, gia tăng sức khoẻ và hồi phục sự quân bình cho trí tuệ và tâm linh?

– Xây dựng khu giải trí du lịch ồn ào náo động này bao quanh một đan viện Biển đức và trên chính cơ sở đất đai của đan viện ấy phải chăng là một thách thức đối với cộng đồng Công giáo, một xâm phạm đối với nếp sống đan tu và đối với tài sản đan viện, một vô ơn đối với một cộng đoàn đã từ lâu góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường, văn hóa cũng như tinh thần cho thành phố Huế? Nằm giữa một quang cảnh trần tục, náo động, mải mê lợi nhuận và hưởng thụ đêm ngày như thế, thử hỏi đan viện Thiên An còn có thể tiếp tục tinh thần và nếp sống đã được Thánh Tổ Biển Ðức vạch ra cách đây đã 16 thế kỷ hay chăng? thử hỏi đan viện Thiên An còn có thể đóng vai trò là trung tâm tinh thần, bồi bổ đời sống thiêng liêng cho các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ như từ mấy chục năm nay hay chăng? thử hỏi đan viện Thiên An còn có thể hiện hữu như một “sa mạc” đặc biệt cần thiết cho nhu cầu tĩnh tâm của mọi thành phần Dân Chúa tại Huế hay chăng? thử hỏi danh xưng đan viện “Thiên An” và vùng đất “Thiên An” có còn mang ý nghĩa là “nguồn bình an thiên quốc” cho những tâm hồn khát vọng ân huệ và giá trị ấy hay chăng?

Chúng con xin Thánh Biển Ðức cầu thay nguyện giúp trước tòa Chúa cho Ðan viện phụ và Cộng đoàn được mãi mãi hiện diện và phục vụ mọi người trong sự toàn vẹn của Ðan viện như 60 mươi năm qua.

Hiệp thông trong Chúa Kitô Phục Sinh

Lm. Augustinô Hồ Văn Quý
Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.