Các phe tranh chấp thúc đẩy việc đặt lại tên Biển Hoa Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Global Post

Bắc Kinh, Trung Quốc – Ngay giữa lúc cuộc tranh chấp liên quan đến lãnh hải tại Biển Hoa Nam (South China Sea) đang leo thang thì các quốc gia đối thủ của Trung Quốc nẩy ra một ý kiến đơn giản, đó là đặt lại tên cho vùng biển này.

Từ Việt Nam một kiến nghị đổi tên Biển Hoa Nam thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) đang được nhiều người hưởng ứng. Nhưng Phi Luật Tân lại đưa ra một đề nghị khác.

Phát ngôn nhân của Quân Lực Phi Luật Tân, Thiếu Tướng Hải Quân Miguel Jose Rodriguez, mới đây đã phát biểu: “Khi người ta tiếp tục gọi vùng biển này là Biển Hoa Nam thì trong tiềm thức đã có sự ngầm hiểu là vùng biển đó thuộc về quốc gia được nêu trong tên gọi. Như thế thì ở Phi Luật Tân chúng tôi phải đặt tên cho vùng biển này là Biển Tây Phi Luật Tân”.

Dường như ngày càng có nhiều người cho rằng tên gọi rất quan trọng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Các quần đảo Spratly và Paracel với tiềm năng phong phú về dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản – và cũng là trọng tâm tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng – từ lâu đã được Trung Quốc gọi là Nam Sa và Tây Sa (rồi còn có tên gọi khác nữa tại Việt Nam).

Tuy nhiên, vấn đề tên gọi chỉ là mặt nổi của những căng thẳng trầm trọng trong vài tuần qua giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, và có thể có luôn cả Hoa Kỳ. Vào ngày Thứ Hai vừa qua, nổi giận vì việc các tàu Trung Quốc gây hấn trong lãnh hải của mình, Việt Nam đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài chín giờ đồng hồ trong khu vực liên hệ. Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và phủ nhận cáo buộc là Trung Quốc đã gây hấn.

Ở Việt Nam đã bùng phát những cuộc biểu tình bất thường của dân chúng để phản kháng hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, tại Phi Luật Tân, một chính trị gia đã lên tiếng kêu gọi một cuộc tẩy chay trên toàn quốc những sản phẩm của Trung Quốc để phản kháng hành động “ăn hiếp” của Trung Quốc.

Có 6 quốc gia liên hệ tới việc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Nam Hoa, nhưng Trung Quốc giành nhiều hơn mọi quốc gia khác rất nhiều, và hiện nay có vẻ như đang tìm cách củng cố tầm nới rộng của họ. Các chuyên gia trong lãnh vực này cho rằng những đụng độ gần đây với Việt Nam và Phi Luật Tân là những chỉ dấu thêm nữa của lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, đối với các quan hệ trong vùng cũng như trên thế giới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm thế nào cho tình hình bớt căng thẳng. Đó là vấn đề mà nhiều phần sẽ có sự tham dự của Hoa Kỳ.

Riêng Trung Quốc thì dường như đang muốn đổ lỗi cho các nước láng giềng. Trong một bài quan điểm, tờ báo China Daily của nhà nước Trung Quốc đã nói rõ điều đó. Nhưng cùng lúc Trung Quốc cũng đưa ra những tín hiệu trái ngược và một chiến dịch tô điểm bộ mặt tử tế nhằm đánh tan những lo sợ về ý định xâm lấn của họ.

Tờ báo nói trên viết “Với chính sách phát triển quan hệ tốt với các nước láng giềng Á Châu, Trung Quốc không muốn có rắc rối với các nước láng giềng vì những tranh chấp lãnh hải. Nhưng rất tiếc, thiện chí và lòng bao dung của Trung Quốc đã rơi vào khoảng không. Cả Phi Luật Tân và Việt Nam đều đã chọn con đường khiêu khích Trung Quốc một lần nữa về vấn đề này”.

— –

Đồng bào có thể tham gia ký tên vào thỉnh nguyện thư đổi tên biển Đông thành biển Đông Nam Á tại địa chỉ dưới đây, do tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation khởi xướng:

http://www.change.org/petitions/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea

(BBT-WebVT)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.