Cái gọi là ’dĩ bất biến, ứng vạn biến’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa qua, trang Điện Tử Giáo Dục của nhà cầm quyền CSVN đăng tải một số phát biểu của những cựu tướng lãnh CSVN về các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất là vụ tàu Trung Quốc đã cắt cáp tàu Bình Minh 02, tàu Viking 02 của Tập đoàn dầu khí trong vùng lãnh hải Việt Nam và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn kéo dài liên tục trong 8 tuần lễ vừa qua.

Cựu Tướng Huỳnh Đắc Hương thì cho rằng: “Trước những hành động của Trung Quốc, ta (CSVN) mềm mỏng ứng xử để tránh xung đột quân sự, nhưng về chiến lược thì chúng ta phải kiên định. Chúng ta phải ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’”. Cựu tướng Nguyễn Văn Ninh thì: “Ta yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện nhất quán, hành động đi đôi với lời nói, giữ gìn hòa bình Biển Đông cũng như khu vực Đông Nam Á và ưu tiên lúc này là đàm phán một cách hòa bình”.

Cựu Tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng CSVN thì cho rằng: “Nhà nước phải sớm giải quyết xong vấn đề phân định chủ quyền đối với thềm lục địa và với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, được Liên Hiệp Quốc công nhận thì đó sẽ là cơ sở quan trọng để giải quyết, ngăn chận và đi tới dứt điểm tranh chấp”. Tướng Trà còn cho rằng “… vài chục, vài trăm người biểu tình không có tổ chức thì cũng không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm căng thẳng thêm tình hình. Giờ là lúc phải lo đoàn kết, tỉnh táo, chăm lo phát triển kinh tế, lo cho dân là điều quan trọng nhất”.

Phát biểu của ba ông tướng về hưu, tuy nội dung có khác nhau nhưng đều rập khuôn theo chủ trương của lãnh đạo CSVN hiện nay là “đàm phán hữu nghị”, không nên tạo ra những hành động gây hiềm khích đối với đàn anh Trung Quốc. Đặc biệt, cựu tướng Huỳnh Đắc Hương còn cố “chơi chữ” khi đề cập đến cái gọi là chiến lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để đối phó với Bắc Kinh.

“Dĩ bất biến, ưng vạn biến” theo nghĩa đen là “dùng cái bất động (không thay đổi) để đối phó với cái manh động (luôn luôn thay đổi)”. Nói cách khác, “dĩ bất biến” biểu hiện sự không nóng vội, bình tĩnh để chế ngự những thay đổi liên tục chung quanh (vạn biến). Tóm lại, “Dĩ bất biến, Ứng vạn biến” là “lấy một sự kiên định, chống lại ngàn sự biến động”.

Không biết ông tướng Huỳnh Đắc Hương thông làu binh pháp cỡ nào, nhưng ông đề nghị chiến lược “dĩ bất biến” vào lúc này không ổn chút nào. Bắc Kinh đang cố tung ra nhiều chiêu bài để thu tóm Biển Đông vào trong tay. Từ chiêu bài “gác tranh chấp, hợp tác phát triển”, chiêu bài “thảo luận hữu nghị song phương” cho đến những thủ đoạn xâm lấn các vùng biển của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai đã được Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 công nhận để gây hấn bằng vũ lực hầu biến thành vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đã và đang đặt thế giới và các quốc gia trong khối ASEAN ở vào tình thế “nhức đầu” và “bị động”.

Chiến lược sâu xa của Trung Quốc là từ không biến thành có và từ đó tung ra hàng loạt tin tức hỏa mù để tạo lý cớ khuấy động biển Đông, gia tăng sự hiện diện quân sự trên những vùng biển của các quốc gia ASEAN, hầu áp lực từng nước phải chấp nhận đàm phán song phương. Không những thế, Trung Quốc còn sử dụng một đội ngũ hùng hậu “lính viết thuê”, đóng vai sử gia, bình luận gia, giáo sư đại học để nói hùa theo những lập luận hoàn toàn ngụy tạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh, khiến cho nhiều kẻ nhẹ dạ, dễ tin theo sự phủ dụ của Trung Quốc.

Trung Quốc luôn núp sau 16 chữ vàng để tìm cách áp lực Cộng sản Việt Nam cưỡng lại nhu cầu “quốc tế hóa biển Đông”, đồng thời cảnh giác âm mưu diễn biến hòa bình, lật đổ đảng CSVN của Hoa Kỳ. Với những thủ đoạn vừa lôi kéo, vừa dọa dẫm của Bắc Kinh như vậy, rõ ràng là không thể nào “lấy tĩnh trị động” như cựu tướng Huỳnh Đắc Hương nói. Thái độ “dĩ bất biến” của lãnh đạo Hà Nội trong nhiều thập niên vừa qua chỉ mang lại hệ quả duy nhất là Trung Quốc càng ngày càng hiếu chiến và bất chấp các phản đối của những nước xung quanh Biển Đông. Chính thái độ “dĩ bất biến” mà Hà Nội đã để mất Hoàng Sa, Trường Sa và trở thành tay sai của Bắc Kinh ngày nay.

Sự kiện CSVN đã phải để cho giới trí thức văn nghệ sĩ, các em thanh niên sinh viên và đồng bào tham gia các cuộc biểu tình liên tục trong 8 tuần lễ vừa qua cho thấy là nhà cầm quyền Hà Nội đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Họ rất muốn dẹp cuộc biểu tình để chiều lòng Bắc Kinh như đã ghi trong thỏa thuận giữa Hồ Xuân Sơn và Đới Bình Quốc tại Hội nghị ngày 25 tháng 6 ở Bắc Kinh; nhưng nếu họ ra tay dẹp các nhóm biểu tình thì vô hình chung Hà Nội đã tự bắn vào chân và tự tố cáo hành động khiếp sợ Bắc Kinh trong nội bộ đảng. Khi đó, mối nguy của đảng CSVN không chỉ là áp lực xâm lấn từ phía Bắc mà còn chính là sự rạn nức trong nội bộ đảng về cách đối phó với Bắc Kinh.

Khi một tập đoàn lãnh đạo cai trị đất nước quen với đường lối khấu tấu các nước lớn trong nhiều năm dài, họ đã dẫn dắt nhiều thế hệ cán bộ bị khiếp nhược trước kẻ thù và chọn thái độ “an phận”. Đề nghị chiến lược “dĩ bất biến” của cựu tướng Huỳnh Đắc Hương và cả những cái nhìn của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà về các cuộc biểu tình vừa qua đã biểu hiện số đông của sự an phận này trong hàng ngũ cán bộ đảng. Cho nên sự lên tiếng phản đối Trung Quốc một cách mạnh mẽ của cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hiện nay là một hiện tượng rất hiếm, đáng trân trọng!

Trung Điền
Ngày 28/7/2011

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”