Cám ơn thời tôi đi học…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban biên tập web VT: Tiết mục “Làng Dân Báo” sẽ giới thiệu thường xuyên đến quý độc giả những bài viết đa dạng từ các cây viết bloggers. Đây là những trăn trở chân thực và “ngoài luồng” của quần chúng Việt Nam.

Chia sẻ của blogger Gió Heo May về ưu tư môn sử được dạy tại các trường học ở Việt Nam hiện nay.

Trang blog Gió Heo May: http://blog.360.yahoo.com/blog-UPlPx2o5epndykeDR4bP.40493Ev?p=2532&n=28500


Cám ơn thời tôi đi học…

Mấy hôm nay trường tôi rộn ràng chuẩn bị cho ngày hội trại truyền thống – một hoạt động ngoài giờ – nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch. Lũ trẻ phấn khởi ra mặt, thầy cô thì mệt phờ râu vì vừa phải vừa dạy vừa tập hát, tập vẽ, tập cho HS chơi những trò chơi dân gian chuẩn bị cho ngày hội trại.

Sân trường ngập cờ xí, sân khấu trang trí đẹp, hình ảnh Vua Hùng được đặt trang trọng bên trống đồng Đông Sơn nhắc nhớ cái thời dựng nước và giữ nước xa xưa. Bất giác tôi nghĩ… bao nhiêu trong số các thầy cô giáo bây giờ hiểu sâu sắc và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc… để bao nhiêu học sinh trong số gần 2000 học sinh trường tôi được truyền cho chút lòng tự hào nuôi chúng lớn lên thành người có gốc?

Bây giờ người ta luôn luôn than vãn về việc dạy Sử và học Sử trong nhà trường. Người ta phê phán, người ta lo lắng, người ta hét toang, người ta hô khẩu hiệu: “Dân ta phải biết Sử ta”… đủ mọi cách. Nhưng dường như tình hình vẫn không có gì sáng sủa. Những người trẻ vẫn biết Sử Tàu nhiều hơn Sử Việt. Hình ảnh vua Quang Trung lẫy lừng trong trận Đống Đa, hình ảnh Lý Thường Kiệt với 4 câu thơ như rút ruột… “Sông núi nước Nam Vua Nam ở”, hình ảnh Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt v…v… chỉ là những hình ảnh lướt qua trong những bài giảng nhàn nhạt, buồn buồn của thầy cô… Nó thiếu sự rạng rỡ, thiếu cái chân thực nở thành lòng ngưỡng mộ như hình ảnh ông Vua Càn Long mưu lược hơn người hay ông Vua Khang Hy đánh kiếm như thần mà những đứa trẻ được xem qua màn ảnh.

Tôi bỗng nhớ những vị thầy dạy Sử ngày xưa của mình như thầy Nguyễn Ngọc Hùng dạy tôi năm lớp chín, hay thầy Ngô Duy Chinh nổi tiếng ở các trường trung học Saigon ngày xưa dạy tôi năm lớp 12. Những bài giảng của thầy luôn là những câu chuyện lịch sử dạy chúng tôi biết khóc, biết cười, biết yêu, biết ghét, biết ngưỡng mộ, biết căm thù, những bài học luôn làm chúng tôi tự hào vì mình là người dân nước Việt. Những bài học theo chúng tôi suốt cuộc đời để tôi luôn tự bảo mình phải làm được một phần nhỏ cái hào khí dạy Sử của thầy trong những bài giảng Sử cho đám học trò nhỏ của mình bây giờ.

Ngày ấy chúng tôi sống trong cái thời mà mọi mất mát luôn cận kề, có thể hôm nay bạn bè còn đầy đủ… vài tháng sau đã khuyết một chỗ ngồi làm ngơ ngác nhiều đôi mắt và cái nhìn thấp thoáng rưng rưng nhưng hình như mỗi chúng tôi luôn có một hình tượng lý tưởng của riêng mình. Chúng tôi không bị áp đặt nhồi nhét một hình tượng lý tưởng nào. Tình yêu cứ tự nhiên mà có, lòng ngưỡng mộ cứ tự nhiên đâm chồi. Thế hệ chúng tôi bây giờ vẫn còn nhiều người đau đáu cái âu lo thế sự, vẫn còn canh cánh bên lòng về vận nước đấy thôi

Nhớ có một lần nghe kể một câu chuyện vui về lòng yêu nước: Một đoàn sinh viên gần ra trường được đi thực tế ở một vùng nông thôn. Cán bộ lãnh đạo địa phương ra sức tuyên truyền vể tiềm năng phát triển của địa phương, về nhu cầu con người nhằm đẩy mạnh tiềm năng phát triển ấy… Cuối cùng ông cán bộ hỏi có bạn trẻ nào tình nguyện về xây dựng quê hương không…thì im phăng phắc không một cánh tay giơ lên, ông cán bộ lúc này chắc cũng bực mình liền bảo:

– Các bạn đã được đào tạo nhằm góp phần xây dựng đất nước, đã từng ra rả “Quê hương là chùm khế ngọt”… thế mà giờ này chẳng có người nào thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu quê hương gì cả, thế là thế nào???

Lúc ấy mới thấy một cánh tay đưa lên rồi một thanh niên mặt mũi sáng sủa rụt rè thưa:

– Dạ thưa chú, tụi con cũng yêu quê hương lắm, nhưng khế ngọt ở quê hương các chú các bác… hưởng hết rồi, giờ chỉ còn lại toàn là khế chua khế chát thôi… thế cũng tội tụi con chứ ạ!!!

Có thể đó chỉ là một câu chuyện vui nhưng cũng phản ảnh phần nào những suy nghĩ thực dụng của một số không ít người trẻ bây giờ.

Tôi không có ý trách họ. Họ sống như thế cũng là chuyện rất tự nhiên thôi. Cả một thời gian dài ngồi ở ghế nhà trường,họ đã được dạy phải yêu quá nhiều thứ mà họ không thấy yêu hoặc giả họ chưa được thuyết phục để yêu nổi. Trong khi ấy,mỗi ngày một lớn lên, hiện tượng xã hội chứng minh với họ rằng: đứa nào khéo luồn cúi thì có chức, khéo nịnh bợ quà cáp thì có danh, tham ô của công thì no đủ, thật thà ngay thật thì thiệt thòi.Tất cả các bài học đạo đức trong nhà trường chỉ mang tính giáo điều trong khi thực tế lại là điều trái ngược.Và những người trẻ đã chọn cho mình con đường ít chông gai nhất như một điều tất nhiên.

Ngày xưa tôi và bạn bè mình ôm cả tình yêu và nhiệt huyết tuổi trẻ lăn lộn trong những nơi khó khăn nhất mà vẫn lung linh nụ cười… Ngày tháng, kinh nghiệm, cuộc đời cũng dạy tôi nhiều bài học đau thương về niềm tin nhưng… vẫn ngời ngời trong tôi một ước mơ sống tử tế: tử tế với người và với chính mình… Thế mà đôi lúc, người tử tế… lại trở thành kẻ ngây thơ một cách đáng thương đấy.

Cám ơn cái thời tôi đã được lớn, được học, được yêu thương thù ghét một cách vô tư… đủ để bây giờ dù sống giữa bao trái ngang, bội bạc của cuộc đời tôi vẫn luôn dặn mình cố sống là người tử tế… đủ để thi thoảng mơ được ngồi chống cằm nghe thầy giảng Sử thật say mê!!!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.