Cảm xúc đầu năm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LGT: Nhà thơ Trần Đức Thạch từng bị nhà cầm quyền kết án tù vì dám “lên tiếng chống bất công, tham nhũng”. Sau thời gian thọ án, nhà thơ Trần Đức Thạch mãn hạn tù và được trả tự do hồi tháng 8 năm 2011, nhưng tiếp tục bị quản chế tại một huyện ở miền núi cho đến nay.

Ông từng tâm sự: “Tôi chỉ là một người cầm bút, trước tình hình đất nước, bị lưu manh xéo dày, dân tình đau khổ, bị oan ức như thế, tôi chỉ biết nói lên nỗi thống khổ của nhân dân, cho nhà cầm quyền hiểu ra vấn đề, để xây dựng một xã hội tiến bộ, với tinh thần phụng sự dân tộc và đất nước thôi. Chỉ nói lên cái chính kiến, chứ không làm gì, thế nhưng người ta vẫn bắt tôi vào tù, tôi không ngạc nhiên nhưng thấy cái chế độ này, không ra gì cả. Tại tòa tôi cũng đã nói rõ điều đó, nhưng người ta là một chế độ độc tài, tàn bạo, nên không từ bất cứ một thủ đoạn nào cả, dù đối với người dân lương thiện, huống hồ gì đối với tôi là người cầm bút, dám cất tiếng nói phản kháng lại họ, bắt mình vào tù, phải nói là hết sức tàn bạo, vô nhân tính”.

DienDanCTM xin giới thiệu bài viết mới nhất của nhà thơ Trần Đức Thạch dưới đây như lời hội ngộ trong năm mới:

Cảm Xúc Đầu Năm

Đã lâu lắm rồi không có được một cảm xúc nào cho ra hồn. Phần thì thân xác bị bọn cộng sản đày đọa mấy năm trời trong tù nay chỉ chực trái gió trở trời là đau đớn kinh khủng. Mặt khác thông tin ùa đến toàn vấn nạn xã hội khiến tâm trạng phẫn nộ bức xúc vô cùng, cứ muốn có ngay một “Mùa Xuân Ả Rập””bừng bừng trên đất nước mình để tống cổ lũ cường quyền độc tài ác bá xuống tận đáy biển đông mới hả dạ.

Rồi thì đến hẹn lại lên, tết đến xuân sang theo quy luật, trong cái giá rét của thời tiết miền Bắc và lòng người chẳng mấy vui khi giá cả hàng hóa tăng vùn vụt. Lại thương vợ con anh Vươn, anh Quý và nhiều bà con khác bị công an đốt phá nhà cửa cướp hết tài sản đang ngoi ngóp sống thế nào? Nghe đâu xã hội ngày xưa lầm than lắm, vậy mà ông thầy bói tự tin đoán: Số cô không giàu thì nghèo; ba mươi tết có thịt treo trong nhà! Nay sống trong thế kỷ hăm mốt dưới chế độ độc tài cộng sản, rất nhiều gia đình đâu có thịt mà ăn. Hàng trăm ngàn công nhân quần quật bán sức lao động cả năm mong ba ngày tết được về sum họp với gia đình nhưng không đủ tiền đành phải chịu ở lại nơi làm việc gặm nhắm nỗi buồn xa quê tê tái. Phải biết những chuyện này trong tôi bỗng có một ước nguyện ngớ ngẩn: bao giờ cho đến ngày xưa! Để ông thầy bói có được những lời chắc như đinh đóng cột đáng tin đến thế.

Và giao thừa đến, tín hiệu đầu tiên là những tiếng pháo ùng oàng thân quen. Nhiều năm lại đây, nhà cầm quyền cấm dân nổ pháo. Có nhiều người sản xuất hoặc buôn bán pháo bị phạt tù, phạt tiền. Thế mà tết nay tôi được nghe pháo nổ ran ran, kéo dài cả mấy phút đồng hồ, cứ ngỡ như chẳng có cái lệnh cấm pháo nào. Người bị đau, tôi định nằm lì trên giường ngửi hương trầm và cố gắng tìm chút cảm xúc trong cái thời khắc linh thiêng ấy. Song tiếng pháo đã dựng tôi dậy và kéo ra ngoài hiên. Thật tuyệt! Đêm giao thừa tưng bừng màu sắc và âm thanh, cái lạnh giá của thời tiết và sự tê tái lòng người được sưởi ấm. Tiếng pháo đi ngược lại với lệnh cấm của chính quyền, phải chăng đây là phản ứng của người dân? Nếu đúng thế thì dân mình cũng gan lắm chứ! Tôi lại ước, đấy cái tính tôi nó thế. Giá như người dân mình đem cái gan ấy mà vùng lên xóa bỏ bất công thì tuyệt biết bao. Cứ như anh Đoàn văn Vươn chẳng hạn, chẳng mấy chốc mà quyền lực về tay nhân dân. Tôi có cảm giác cái gan của dân mình đặt chưa đúng chỗ.

Chính cái cảm giác ấy cho tôi một sự nuối tiếc. Vẫn biết là trong những năm qua nhiều người đã thể hiện cái gan ấy. Các nhà đấu tranh dân chủ, những nhà yêu nước, cả đồng bào dân tộc ít người và các tôn giáo nữa. Mặc dù bị nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp bắt bớ tù đày nhưng khát vọng tự do dân chủ và bảo vệ độc lập chủ quyền cho đất nước dân tộc vẫn thôi thúc họ dấn thân. Họ là những người đáng trọng, chí ít cũng phải được dân mình đưa cái gan ra mà ủng hộ họ như việc đốt pháo tết thì hay biêt mấy. Gan đốt pháo chống lại lệnh chính quyền cũng bị trừng phạt như cái gan đòi tự do dân chủ. Tôi cứ băng khoăng tại sao người có gan đốt pháo đông thế! Hay do nổ pháo vui tai? Lắm khi tôi cũng phải ngạc nhiên khó hiểu với dân mình.

Tiếng pháo dứt, năm mới Nhâm Thìn sang thật rồi. Tôi sực nhớ tới tuổi mình cũng là Nhâm Thìn và liên tưởng đến một con rồng đầy uy lực dũng mãnh bay lên. Nhưng khi nhấp cạn ly rượu để thả hồn tưởng tượng thì lại nghĩ đến thảm cảnh của đất nước và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân quyền. Phong trào đã phát triển rộng khắp cả trong và ngoài nước. Càng ngày có nhiều người, nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Lại thêm không khí Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng Hoa Nhài tràn tới. Với xu thế ấy thì phong trào đấu tranh chính nghĩa này dễ trở thành phong ba bão táp rồng chứ không phải là hình tượng viển vông nữa. Và lúc này đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang mục ruỗng thối nát đến cực điểm. Chúng hoảng loạn điên cuồng dùng bạo lực đàn áp người dân. Sách xưa dạy: ở đời lý áp lực là chuyện thường nhưng khi lực áp lý thì báo hiệu một sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ! Điều đó hình như đang diễn ra trước mắt. Mừng lắm thay, hi vọng lắm thay.

Cũng đã lâu rồi, tôi không có được cảm giác hạnh phúc. Nhưng từ khi dấn thân vào công cuộc đấu tranh mới thấy cuộc đời đáng yêu và đầy ý nghĩa. Mặc dù bị đọa đày tù ngục, phải đối mặt với nhiều thủ đoạn độc ác bỉ ổi của nhà cầm quyền nhưng tôi vẫn rất hạnh phúc. Đó là được phụng sự dân tộc, đất nước bằng tâm hồn trong sáng và tất cả nhiệt huyết. Tôi biết quỹ thời gian của mình không còn nhiều nữa, nhưng điều đó không quan trọng. Dẫu sao đoạn cuối cuộc đời tôi đã đến được bến bờ hạnh phúc bởi sự đóng góp nhỏ bé vào công cuộc chung. Có người nói với tôi rằng: bị cộng sản hành hạ gần chết mà vẫn thấy hạnh phúc sao? Tôi không ngần ngại đọc cho họ nghe bài thơ tôi viết trong tù:

Đời hạnh phúc: không mồ côi lý tưởng
Bị đọa đày ngục tối cũng chả sao
Là tín đồ của mục đích lớn lao
Tâm can nguyện làm xăng dâng lửa sáng!

Cảm xúc đầu năm tôi chưa thể nén thành thơ như sở thích. Nhưng tôi biết nó đang cháy và cháy rừng rực như khát vọng tự do dân chủ của người dân đất Việt vậy.

Trần Đức Thạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. Ảnh: AFP

Cập nhật thông tin về Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Thầy đi khất thực (chứ không nhận mang cơm đến) và ngồi trò chuyện (hay cũng có thể gọi là pháp thoại) với dân, để dân đánh lễ, vừa là pháp tu, vừa là tuân theo sự đời, không thể trốn tránh ẩn tu được. Và cách tu đó cũng đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. Vì mỗi người sùng tín được gặp Thầy, được trò chuyện, đảnh lễ thầy rồi nhận về một chai nước, một trái cây hay cái bánh họ đều rất hoan hỉ, được hưởng chút phước lành từ một vị chân tu mà họ rất tin tưởng, ngưỡng mộ. Tác động tâm linh, tâm lý như vậy thật lành thay!

Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương 3 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 để thiết lập chương trình nghị sự. Những người theo dõi Trung Quốc, háo hức chờ đợi tin tức về nơi mà vị chủ tịch mới sẽ đưa đất nước đi, đã không chú ý đến những tín hiệu quan trọng. Ảnh tổng hợp của Nikkei - Ảnh nguồn của AP và Yusuke Hinata

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Ngay sau hội nghị trung ương 3 khóa 18 năm 2013, một nguồn tin của đảng cho biết, “Người ta sẽ phạm phải sai lầm lớn nếu phân tích – và đặt kỳ vọng cao vào – các cuộc họp quan trọng của đảng chỉ từ góc độ kinh tế, kinh doanh, hay tiền bạc.” Hàm ý ở đây là vấn đề quan trọng nhất ở Trung Quốc là quyền lực chính trị chứ không phải kinh tế.

Nhưng các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc đã phạm phải sai lầm này. Họ đã hiểu sai kết quả của hội nghị hơn 10 năm trước như thế nào?

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong. Ảnh: Stimson Center/ Brian Eyler

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.