Chiến lược kín đáo của Trung Quốc để thống trị Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Aaron Pilozzi, Lincohn Davidson
10/6/2016

Các quốc gia tranh chấp tại Biển Đông đang chờ phán quyết của Tòa Trọng Tài Luật Biển trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc. Tuy nhiên bất kể kết quả của phán quyết ra sao, cuộc tranh chấp tại Biển Đông khó mà tan biến một sớm một chiều. Các hoạt động quân sự trong vùng được mở rộng, làm tăng xác suất rủi ro đưa đến chiến tranh. Tuy Hải Quân Hoa Kỳ đã đi đầu trong việc phản ứng lại các hoạt động quân sự trong vùng, chúng tôi cho rằng các hoạt động tuần duyên có thể giảm rủi ro xung đột, trong khi vẫn trấn an các đối tác trong vùng về cam kết của Hoa Kỳ.

Quân đội Hoa Kỳ đã tăng sự hiện diện rõ rệt của các máy bay và chiến hạm của hải quân để trấn an các đối tác trong vùng là Hoa Kỳ giữ lời bảo vệ an ninh. Tuy nhiên gần đây sự bành trướng của các tàu tuần duyên Trung Quốc đánh dấu một bước ngoặt trước tư thế của Hoa Kỳ. Tàu tuần duyên Trung Quốc – mặc dầu vũ trang không đủ để thách thức trực tiếp chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến – có đủ sức để tác động đáng kể đến tình thế tại Biển Đông. Người ta đã tốn khá nhiều bút mực để viết về chuyện bồi đắp biển đảo “làm thay đổi thực tế trên mặt đất”, nhưng các hoạt động của tàu tuần duyên Trung Quốc cũng có tác dụng tương tự vào thực tế tại Biển Đông. Khi mà tàu tuần duyên hăm dọa hoặc dùng vũ lực để buộc tuân hành luật Trung Quốc trên vùng biển họ tuyên nhận chủ quyền, thì các tàu tuần duyên này đang thực thi việc kiểm soát vùng biển.

Các đá, đảo đang được tranh chấp tại Biển Đông tự chúng không có bao nhiêu giá trị – giá trị của chúng nằm trong việc khẳng định chủ quyền có hiệu lực và kiểm soát vùng biển bao quanh. Với khoảng 5 nghìn tỉ đô la hàng hóa giao thương chuyển vận ngang vùng biển hàng năm, khoảng 11 tỉ thùng dầu thô và hơn 5 nghìn tỉ thước khối khí đốt dưới đáy biển, và gần 10 triệu tấn cá đánh bắt hàng năm, thì việc nắm quyền kiểm soát vùng biển này cực kỳ quan trọng cho các nền kinh tế trong vùng.

Tàu tuần duyên có khả năng buộc tuân hành luật lệ và khẳng định chủ quyền tuyên nhận mà không cần sự có mặt lộ liễu của tàu chiến. Khả năng duy trì kiểm soát, mà không sợ bị tấn công trước mắt, là một chiến thuật khác hẳn với việc dùng tàu chiến. Tàu tuần duyên với lính tuần có thể kiểm soát các tàu buôn một cách hữu hiệu trong phạm vi quyền hạn.

JPEG - 44 kb
Hải quân Indonesia theo dõi tàu đánh cá Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất tại Biển Đông bành trướng các hoạt động tuần duyên. Vào tháng Ba, một tàu tuần duyên Indonesia bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt lậu trong vùng biển của Indonesia. Tàu tuần duyên Trung Quốc phản ứng lại bằng cách đâm vào tàu đánh cá để tàu này bỏ chạy thoát. Mã Lai, Việt Nam, Phi Luật Tân và Indonesia đều bành trướng đội tàu tuần duyên của họ trong những năm gần đây, và Hoa Kỳ cam kết bán thêm tàu tuần duyên cho các đối tác trong vùng.

Nếu tiếp tục chiến thuật hiện thời của Hoa Kỳ là đưa tàu tuần duyên vào trong vùng sẽ là một sai lầm.

Khi tiến hành các hoạt động thi hành luật tại một số địa bàn ở Biển Đông thay mặt cho các đồng minh và đối tác dùng có nghĩa là mặc nhiên công nhận chủ quyền của các quốc gia đó, một điều mà chính quyền Hoa Kỳ không muốn làm. Và trong khi các tương tác giữa hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ có căng thẳng, chúng vẫn theo đúng các quy luật rõ ràng được đặt ra cho các lực lượng hải quân khi gặp nhau trên biển.

Trong khi đó tương tác giữa tàu chiến và tàu dân sự vốn dĩ bất thường, vì tàu dân sự không được huấn luyện kỹ lưỡng như tàu chiến – và các tàu này cũng không theo các quy định, thủ tục nghiêm nhặt. Khó có xác suất cho một tương tác giữa hai tàu chiến gây ra xung đột tại Biển Đông. Trong khi đó với tàu dân sự là một chuyện khác. Nếu tàu tuần duyên Hoa Kỳ có hành động gì với thuyền dân sự Trung Quốc thì sẽ là thắng lợi tuyên truyền cho chính quyền Trung Quốc, xác nhận các cáo buộc Hoa Kỳ là kẻ gây hấn, hung hãn.

Trong khi đó nếu Hoa Kỳ huấn luyện và trang bị tàu tuần duyên cho các đối tác thì sẽ giúp họ chống lại việc kiểm soát giao thương của đội tàu tuần duyên Trung Quốc. Hoa Kỳ đã từng thực tập chung với các đối tác Thái Bình Dương trong quá khứ, kể cả huấn luyện tuần dương với Phi Luật Tân năm 2015, diễn tập Balikatan năm 2016, huấn luyện Lực Lượng Tự Vệ Đường Bộ Nhật Bản cho chiến tranh viễn chinh. Trong lúc viếng thăm Việt Nam trong tháng vừa qua, Tổng thống Obama công nhận tầm quan trọng của Tuần Duyên Việt Nam, tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục huấn luyện việc thi hành luật biển cho Việt Nam.

Khi tiếp tục huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ cho đội tuần duyên của các quốc gia đối tác vùng, Hoa Kỳ đóng góp vào việc chống trả lại tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc, cùng lúc đó trấn an đồng minh và đối tác về nỗ lực mà Hoa Kỳ đã cam kết – mà lại giảm thiểu xác suất xung đột giữa hải quân Hoa Kỳ và tàu chiến cũng như thuyền bè dân sự Trung Quốc.

Hoàng Thuyên – Chân Trời Mới Media lược dịch

Nguồn: National Interest

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.