Chiến thắng giàn khoan – Ai chiến? Ai thắng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vừa có tin Bắc Kinh rục rịch kéo giàn khoan HD981 đi vào ngày 15/7, dù chưa biết có phải vì trận bão Rammasun đang ập tới hay không và dù chưa biết giàn khoan được kéo vào gần hay xa hơn hải phận Việt Nam, giới lãnh đạo đảng nhanh nhạy tuyên bố “chiến thắng”.

Dĩ nhiên lãnh đạo đảng đủ khôn ngoan để tung ra trước một vài quả bóng thăm dò nhè nhẹ như Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam. Bà nhận định trên đài BBC rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là “nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới”. Nhưng bà không cho biết loại “tiếng nói” nào của Việt Nam. Đó là những lời phản đối tràn ngập của người dân Việt Nam hay những câu “đây chỉ là chuyện nhỏ trong gia đình” của lãnh đạo?

Sau đó, Ban Tuyên Giáo cho tăng cấp với việc báo đài đồng loạt đăng lời nạt với theo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Không được tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam”. Người nghe lập tức phải tự hỏi: Trong 2 tháng rưỡi vừa qua ông Dũng đã làm gì và nếu Trung Cộng đem giàn khoan trở lại – và khá chắc là họ sẽ trở lại sau mùa biển động – ông Dũng sẽ làm gì??

Sẵn trớn xông lên, Ban Tuyên Giáo cho thêm ông Hà Lê, Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam, bồi tiếp: “Tôi cho rằng Trung Quốc di chuyển giàn khoan vì sức ép đấu tranh của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển; trên nhiều mặt trận khác họ đều rơi vào thế bị động, cô lập”. Chỉ mới vài ngày trước cái Cục của ông Hà Lê còn tung ra đủ loại hình ảnh về tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển Việt Nam bị đâm nát đuôi, nát sườn bơi lết về bờ để than thở với thế giới, nên người ta không hiểu lý do gì khiến Trung Cộng sau khi tha hồ đâm nát tàu của “lực lượng chấp pháp” Việt Nam lại sinh hãi sợ đến thế ???

Cư dân mạng trong mấy ngày qua lại có một dịp cười lăn lộn.

Vì theo lẽ thông thường, để được gọi là “chiến thắng” thì ít nhất phải có phần “chiến” trong đó. Nhưng từ ngày 2/5, tức là ngày giàn khoan chính thức bỏ neo tại thềm lục địa Việt Nam, lãnh đạo đảng và nước cương quyết im lặng tuyệt đối nhiều tuần liền. Sau đó, khi áp suất dư luận quá lớn, họ đành thì thầm vài câu với vài tổ cử tri chứ không dám xuất hiện trên các diễn đàn quốc gia. Có vị lãnh đạo còn cho vợ ra đại diện mình tại… một quán cơm xã hội cho báo chí chụp hình. Không biết ông muốn nói lên điều gì qua động thái đó. Rất lạ!

Trong suốt 2 tháng rưỡi đó, may mắn có được một anh vừa tuyên bố một câu mạnh miệng ở Philippines “không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”, thì lập tức có hàng chục anh khác hốt hoảng chạy theo ráng xóa cho sạch, với hàng loạt các than thở mong muốn “hốt lại bát nước đầy”. Họ hốt hoảng đến độ phải cử cả anh đứng đầu ngành bảo vệ tổ quốc ra đứng trước thế giới tuyên bố đây chỉ là chuyện lục đục rất thường trong gia đình chúng tôi thôi. Và chính anh bạo miệng tại Philippines nói trên cũng lập tức ôm hôn thắm thiết để tạ lỗi với viên quan đại diện mẫu quốc sang Việt Nam dạy bài “bốn không được.”.

Sau đó, mọi tàu hải quân Việt Nam đều tuyệt đối “bám bờ” trong lúc lãnh đạo không ngừng đề cao và thúc đẩy ngư dân tay không ra khơi bám biển. Những bà con ngư dân này được ca ngợi là những “cột mốc sống”. Và cứ thế, khi các “cột mốc sống” gặp tàu Trung Cộng thì bà con chúng ta lại cô đơn và đau đớn trở thành “cột mốc chìm”, “cột mốc chết”. Rồi các “cột mốc sống” khác lại bị đẩy ra trám chỗ. Không chỉ tàu hải quân, mà cả tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển CHƯA BAO GIỜ dám nhảy vào can thiệp cho ngư dân, dù chỉ một lần.

Nhiều cư dân mạng đã nhận xét: lần này giới lãnh đạo đảng và nhà nước ta kết dính với nhau bằng một chữ HÈN.

Hèn đến độ chỉ một bản nghị quyết chính thức của Quốc Hội – tức chỉ đấu võ mồm và trong phòng lạnh tại Hà Nội – mà cũng chỉ dáo dác nhìn nhau, không dám thông qua. Chỉ khi Quốc Hội Mỹ xa xôi – mà đảng ta tới nay vẫn coi là kẻ thù lâu dài – ra nghị quyết phản đối giàn khoan, thì báo đài của đảng liền vỗ tay khen ngợi.

Mức hèn và mức bí lên cao đến độ trong mấy ngày trước thời điểm Bắc Kinh kéo giàn khoan đi, lãnh đạo đảng còn mang cả phi công Nguyễn Thành Trung (người phản bội VNCH năm 1975) ra phủi bớt bụi bặm rồi giao cho bài bản đổ tội mất Hoàng Sa cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu!

Nhưng thôi kệ. Ai muốn nhận chiến thắng, chiến công gì cũng được. Người dân đã thấy quá rõ và đang cười lăn lộn. Nhưng cười xong mặt ai cũng méo xệch vì các hiểm nguy không những vẫn còn nguyên mà lại có xác suất cao sẽ tăng gấp bội sau mùa biển động năm nay.

Thật vậy, sau mùa bão tố này, các giàn khoan sẽ mọc như nấm, vì giàn khoan HD981 đã giúp Bắc Kinh kiểm chứng: (1) Không như các vụ trong vùng biển giáp Nhật Bản, giáp Philippines, tại Biển Đông không có nước nào ra đối đầu quân sự với Bắc Kinh; (2) Bắc Kinh có thể vào và ra vùng Biển Đông của Việt Nam mà không có khó khăn, trắc trở nào về kỹ thuật, vận chuyển, bảo vệ an ninh; (3) Lãnh đạo CSVN không dám làm gì ngoài những thủ thuật tuyên truyền và các nỗ lực bịt miệng dân chúng. Không có liên minh nào thành hình nếu không có sự tham gia của Việt Nam.

Song song với sự hiện diện của HD981 để thu hút sự chú ý của thế giới, Bắc Kinh đã gấp rút xây thêm các căn cứ quân sự tại cả Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng đã xử dụng hữu hiệu thủ thuật cố hữu của các chế độ Cộng Sản. Đó là bóp cổ 10 phần rồi nới tay 1 phần, để nạn nhân khoan khoái quên luôn 9 phần kia. Thế giới đang thở phào về sự ra đi của giàn khoan HD981 và quên luôn các căn cứ quân sự Bắc Kinh vừa xây hoặc mở rộng tại Biển Đông. Trong thời gian trước mặt, nhân danh bảo vệ bí mật quân sự, Bắc Kinh sẽ khoanh nhiều vùng biển cấm tàu qua lại. Vùng Nhận Dạng Phòng Không mà họ tuyên bố gần đây cũng nằm trong tiến trình này.

Và với sự bành trướng đó của Trung Cộng sau mùa biển động năm nay, số mạng của từng chiếc tàu đánh cá Việt Nam và sinh mạng của bà con ngư dân sẽ bị đặt vào tình trạng hiểm nghèo hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ việc thắt các “cột mốc sống” vào cổ họ lại hèn hạ và dã man hơn lúc này!

Hầu hết, giới phân tích tình hình đều đồng ý Bắc Kinh không hề có ý định ngừng lại với HD981. Những nhận xét tiêu biểu như của ông Dương Danh Dy, một người từng phục vụ lâu năm trong ngành ngoại giao, cho thấy: “Chắc chắn khi mà có dịp thì họ còn giở trò nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Ở Biển Đông, trước đây họ làm những chuyện như chỉ cắt cáp và đâm tàu nhưng giờ họ đã đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam”; hoặc như của Tiến sỹ Jonathan London: “Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu”. Chính báo chí Trung Cộng cũng khoe hiện có khoảng 30 giàn khoan lớn nhỏ đã được chuẩn bị để kéo xuống Biển Đông.

Chính vì vậy mà mùa biển động hiện nay là khoảng thời gian vô cùng quí báu để giới lãnh đạo CSVN xúc tiến gấp các vụ kiện Trung Cộng ra các tòa án quốc tế, vì các lý do từ bảo vệ chủ quyền đến bảo vệ ngư dân. Việt Nam có đủ các chuyên gia về luật quốc tế để cố vấn về cho nỗ lực này (*). Và đây cũng là khoảng thời gian quí báu để tham gia hoặc xây dựng gấp các liên minh quốc tế để cùng nhau phòng thủ Biển Đông.

Nhưng thay vì làm các việc đó, người ta chỉ thấy giới lãnh đạo CSVN bận rộn tuyên bố chiến thắng một cách trâng tráo như đã nêu trên, rồi cho đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Lê Hoài Trung ngỏ lời mời Trung Cộng cùng thăm dò, khai thác dầu mỏ ở Biển Đông (**).

– – –

(*) http://radiochantroimoi.com/phong-su/gs-ta-van-tai-phai-kien-gap-rut-keo-tre.html

(**) http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_07_17/274752498/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.