Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm Sinh Hoạt Với Đồng Bào Việt Và Chính Giới Tại Nam Úc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi rời Melbourne, vào chiều tối ngày Thứ Tư 14/11/2007, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân đã đến Adelaide, tiểu bang Nam Úc.

Hôm sau, 15/11/2007, lúc 10 giờ sáng, ông Đỗ Hoàng Điềm đã đến thăm Hòa Thượng Thích Như Huệ, Giáo Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan kiêm Giáo Hội Chủ Chùa Pháp Hoa và Chùa Pháp Âm tại Nam Úc. Ông Đỗ Hoàng Điềm đã cùng Hòa Thượng Giáo Hội Chủ đàm đạo về tình hình đấu tranh tự do tôn giáo và dân chủ tại Việt Nam. Đến 11g30, ông Điềm đi thăm trụ sở Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc và đã được ông Chủ Tịch Đoàn Công Chánh Phú Lộc và bà Giám Đốc Phúc Lợi Nguyễn Thị Mộng Lan đón tiếp cũng như trình bày về tình hình sinh hoạt mọi mặt của cộng đồng Nam Úc. Sau đó, khoảng 2 giờ 30, ông Điềm đến thăm Đức Ông Nguyễn Minh Tâm và Trung tâm Công Giáo Thuyền Nhân. Tiếp đến khoảng 6 giờ, ông Đỗ Hoàng Điềm thăm gặp hai nhóm yểm trợ dân chủ gồm một số đồng bào Nam Úc từng nhiệt tâm với công cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội.

JPEG - 73.5 kb

Trưa Thứ Sáu 16/11/2007, tại Quốc Hội Nam Úc, dân biểu Lao Động Michael Atkinson, Bộ trưởng Tư Pháp kiêm Bộ trưởng Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ, đã chờ đón phái đoàn Việt Tân do ông Đỗ Hoàng Điềm hướng dẫn. Ông Michael Atkinson cũng là người đứng tên mời phái đoàn đảng Việt Tân vào Quốc Hội Nam Úc. Tháp tùng ông Đỗ Hoàng Diềm còn có ông Đỗ Đăng Liêu, đại diện Việt Tân ở Úc Châu, cô Huỳnh Hoài Bảo Châu, đại diện Việt Tân ở Nam Úc, và ông Nguyễn Văn Thiện, đảng viên Việt Tân Nam Úc cùng một đại diện Nam Úc Tuần Báo tham dự.

Về phía chính trị gia người Úc hiện diện có ông dân biểu đảng Lao Động Jack Snelling, Chủ tịch Hạ Viện Quốc Hội Nam Úc; các dân biểu Tự Do gồm quý ông Nghị sĩ Thượng viện Nam Úc Russell Wortley, dân biểu David Pisoni, cựu nghị sĩ Thượng viện Nam Úc Julian Stefani. Hai bên chủ khách đã có một cuộc trao đổi thân mật, cởi mở sau một bữa ăn trưa nhẹ. Đặc biệt các chính trị gia Nam Úc đã niềm nở tiếp xúc với ông Đỗ Hoàng Điềm, hỏi thăm và tìm hiểu thêm về tình hình đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam cũng như quan điểm, chủ trương và hoạt động của đảng Việt Tân. Cuộc tiếp xúc này đã kéo dài hơn giờ đồng hồ. Sau đó ông Đỗ Hoàng Điềm đã dành một khoảng thời giờ đi thăm Tượng Đài Chiến Sĩ Úc Việt và Viện Bảo Tàng Di Dân trong đó có lịch sử hành trình của thuyền nhân Việt Nam đến Úc.

JPEG - 81.2 kb

Sau đó, vào 7 giờ tối cùng ngày, ông Đỗ Hoàng Điềm đã có cuộc nói chuyện với đồng bào Nam Úc tại phòng hội của Enfield Community trên đường Regency Road. Khoảng gần 100 đồng bào và đại diện các đoàn thể đã tham dự buổi nói chuyện này.

Nhân dịp này, ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Nam Úc đã lên ngỏ lời chào mừng nồng nhiệt đến vị khách Đỗ Hoàng Điềm từ Hoa Kỳ đến thăm Úc Châu và ghé đến Nam Úc. Kế đến, ban tổ chức đã cho trình chiếu bộ dương ảnh gần 15 phút “Từ Miến Điện Đến Việt Nam”, ghi lại những hình ảnh sống động và bi hùng về cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện tháng 9 vừa qua và những mời gọi cho Việt Nam.

JPEG - 60.4 kb
Chủ Tịch Đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm.

Phần phát biểu của ông Điềm sau đó liên quan đến công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền rất rõ ràng và hấp dẫn đã tạo được sự chú tâm của mọi người. Mở đầu, ông Điềm nhận định rằng tình hình Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến rất quan trọng, đó là sự xuất hiện những hình thái đấu tranh có tính tập thể không còn cá nhân và riêng lẻ như trước đây với sự ra đời của Khối 8406 và những Đảng phái, Tổ chức đấu tranh khác ngay tại quốc nội. Theo ông Điềm, sở dĩ chế độ CSVN vẫn còn tồn tại đến nay là vì 3 yếu tố sau: Một, họ vẫn giữ được quyền cai trị chuyên chính, Hai, vẫn còn khả năng khủng bố, đàn áp người dân trong nước và Ba là còn khả năng nắm được tài nguyên, kinh tế đất nước để ban phát, mua chuộc sự trung thành của các thành phần công an và quân đội… Về phương cách giải quyết thảm nạn CSVN, ông Điềm cho biết Đảng Việt Tân chủ trương cốt lõi là vận động sức mạnh dân tộc, dựa trên 4 điều kiện chính yếu sau đây:

- Thứ nhất, đấu tranh bất bạo động, tuyệt đối không xử dụng bạo lực hay bất kỳ hình thức bạo động nào vì đây là những sở trường của CSVN.
- Thứ hai, đáp ứng đúng những nhu cầu quyền lợi thiết thực của người dân Việt Nam.
- Thứ ba, khả thi và vừa tầm tay của mọi đồng bào để đồng bào có thể dể dàng tham gia.
- Thứ tư, tranh thủ được sự hỗ trợ và đồng tình của quốc tế…

Sau đó là phần trao đổi thảo luận với cử tọa. Nhiều câu hỏi khác nhau về tình hình đất nước cũng như quốc tế vận đã được ông Điềm giải đáp thỏa đáng, đặc biệt giải thích về 3 tiêu đề: Đối Đầu Bất Bạo Động Để Tháo Gỡ Độc Tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự Để Đặt Nền Dân Chủ – Vận Động Toàn Dân Để Canh Tân Đất Nước.

Buổi nói chuyện kết thúc lúc 9g30, đồng bào còn ở lại dự tiệc trà và chuyện trò thân mật với ông Điềm mãi đến 10 giờ mới vui vẻ chia tay.

JPEG - 148.4 kb
Quang cảnh cuộc tiếp xúc với đồng bài tại Adelaide.

JPEG - 139 kb
Hàng đầu, từ trái sang phải: Nghị viên Ngô Thế Tùng, Cựu Nghị Sĩ Thượng Viện Nam Úc Julian Stefani, Ông Đỗ Hoàng Điềm Chủ Tịch Đảng Việt Tân, Bộ Trưởng Michael Atkinson, Dân Biểu David Pisoni, Chủ Tịch Hạ Viện Nam Úc Jack Snelling.
Hàng sau, từ trái sang phải: Anh Nguyễn Thanh Toàn Nam Úc Tuần Báo, Ông Đỗ Đăng Liêu Việt Tân, Dân Biểu Isobel Redmond, Cô Huỳnh Hoài Bảo Châu Việt Tân, Nghị Sĩ Thượng Viện Nam Úc Russell Wortley.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.