Chủ Tịch Đảng Việt Tân hội kiến Thủ Tướng Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao & Thông Tin của chính phủ Tây Tạng lưu vong, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân đã tham dự Đại Hội Quốc Tế Ủng Hộ Dân Tộc Tây Tạng tại Dharamsala vào trung tuần tháng 11/2012.

Trong dịp này, Thủ Tướng Lobsang Sangay đã có cuộc họp riêng khoảng 1 tiếng đồng hồ với ông Đỗ Hoàng Điềm tại Văn Phòng Thủ Tướng vào ngày 15/11/2012.

Thay mặt cho các đảng viên Việt Tân và nhiều người quan tâm khác, ông Đỗ Hoàng Điềm trân trọng chia buồn về việc gần 70 người dân Tây Tạng, bao gồm cả các tu sĩ, đã tự thiêu để đòi Bắc Kinh ngưng chính sách đàn áp và xóa bỏ văn hóa Tây Tạng. Ông cũng bày tỏ sự cảm phục đối với nỗ lực đấu tranh bền bỉ suốt 50 năm qua của dân tộc Tây Tạng trong nước và trên khắp thế giới, và đặc biệt cảm phục những thành quả của chính phủ Tây Tạng lưu vong trong nỗ lực chăm lo cho người dân của mình dù với phương tiện vô cùng hạn hẹp.

Thủ Tướng Sangay chia sẻ về những nỗ lực mà chính phủ của ông đã thực hiện trong 15 tháng qua kể từ khi ông đảm nhận trách vụ Thủ tướng. Ông đã đặc biệt tập trung đối phó với làn sóng gia tăng đàn áp của binh lính Bắc Kinh tại Tây Tạng, dẫn đến hành động phản kháng bằng ngọn lửa tự thiêu của hơn 70 người; cố gắng giải quyết vấn đề dân sinh cho người dân Tây Tạng lưu vong; và nỗ lực vận động quốc tế gia tăng áp lực lên bàn tay bạo hành của Bắc Kinh.

Về sự tương đồng giữa 2 dân tộc, ông Điềm trình bày một số nhận xét:

  • Dân tộc Việt Nam cũng đang bị cai trị bởi nhà nước độc tài CSVN dựa trên bạo lực. Vì vậy tình trạng thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý, công bằng tại Việt Nam cũng không khác nhiều những gì dân tộc Tây Tạng đang gánh chịu dưới sự cai trị của Trung Quốc.
  • Cả hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng đang phải đối đầu với cùng một thế lực nguy hiểm là giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tây Tạng thì bị họ trực tiếp cai trị. Việt Nam thì bị gián tiếp qua tay sai là giới lãnh đạo CSVN. Ngoài ra, lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng đang bị Trung Quốc chiếm đoạt dần từng phần.
  • Vì vậy, hai dân tộc Việt Nam và Tây Tạng cần liên kết với nhau để cùng chống lại chính sách xâm lấn của Bắc Kinh. Đây là nhu cầu cấp thiết để gia tăng sức mạnh chung hầu có thể tạo áp lực hữu hiệu hơn lên Trung Quốc.

Thủ Tướng Sangay chia sẻ các quan tâm của ông về tình hình Việt Nam, đặc biệt là phản ứng của người Việt Nam khắp nơi trước sự xâm lấn của Trung Quốc.

  • Ông chia sẻ các loại phản ứng tương tự của người Tây Tạng. Chính phủ của ông đã kiên trì tiến hành chủ trương đấu tranh bất bạo động, và cùng lúc cố gắng duy trì sự đoàn kết trong nội bộ dân tộc Tây Tạng, nhất là trước sự nôn nóng của giới trẻ muốn có những hành động mạnh bạo hơn đối với Bắc Kinh.
  • Ông trình bày sự lạc quan tin tưởng vào trào lưu dân chủ từ Đông Âu, Bắc Phi rồi sẽ tới Á châu, trong đó có Tây Tạng và Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh tới yếu tố phải kiên nhẫn vì nỗ lực đấu tranh sẽ còn nhiều cam go cho cả 2 dân tộc.
  • Ông hân hoan đón nhận đề nghị hợp tác, đồng ý duy trì mối liên lạc, và tìm kiếm những cơ hội hợp tác cụ thể trong những ngày tháng tới.

Thủ tướng Lobsang Sangay vừa được tín nhiệm vào trách vụ lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng, tiếp nối Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là lần đầu tiên trong 400 năm qua đã có sự chuyển quyền lãnh đạo từ vị đứng đầu giáo hội Phật Giáo Tây Tạng sang một người không phải tu sĩ. Đức Đạt Lai Lạt Ma nay chỉ còn đóng vai cố vấn tâm linh và giao lại trách nhiệm lãnh đạo chính trị cho Thủ Tướng Sangay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.