Chủ Tịch Đảng Việt Tân tiếp xúc với đồng hương tại Sydney

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào chiều ngày 22-6-2016, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, nhân chuyến công tác tại Úc Châu, đã có một buổi tiếp xúc và sinh hoạt thân mật với một số đồng hương tại Sydney.

Trong phần trình bày về tình hình đấu tranh hiện nay, ông Đỗ Hoàng Điềm đã nêu lên một số những đặc điểm như 1/ Những khó khăn của CSVN; 2/ Những khó khăn của chúng ta; và 3/ Những hoạt động của Đảng Việt Tân.

Về những khó khăn của CSVN, Ông Đỗ Hoàng Điềm nhắc đến tình trạng chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN, tranh giành quyền lực và quyền lợi trong Đảng, tình trạng đu dây nguy hiểm giữa Tàu và Mỹ, và sự chống đối mạnh mẽ của người dân VN ngày càng gia tăng trong bối cảnh kinh tế ngày càng suy sụp.

Về những khó khăn của chúng ta, ông Đỗ Hoàng Điềm nêu lên tình trạng thiếu nhân sự để điều động cuộc đấu tranh, thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức đấu tranh và khả năng vận động quần chúng còn yếu. Thêm vào đó là dù căm phẫn chế độ, người dân Việt vẫn còn lo ngại bạo lực trấn áp và chưa dứt khoát tin tưởng vào việc thay đổi hiện trạng.

JPEG - 66.1 kb
Ông Đỗ Hoàng Điềm trong buổi tiếp xúc với đồng hương tại Sydney, Úc Châu, ngày 22-6-2016.

Về những hoạt động của Đảng Việt Tân ông Đỗ Hoàng Điềm chia sẻ là chúng ta đang từng bước soi mòn chế độ, tác động vào suy nghĩ của đồng bào trong nước qua việc khai thác internet, hỗ trợ và tham gia các cuộc biểu tình trong nước, liên kết với các tổ chức đấu tranh ở trong nước, thực hiện các khoá huấn luyện về đấu tranh bất bạo động. Cùng lúc, Đảng Việt Tân nỗ lực phát triển hạ tầng cơ sở trong nước, gia tăng ngoại vận chính giới và truyền thông ngoại quốc, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ NGOs.

Chương trình được tiếp tục qua phần trao đổi sôi nổi với nhiều câu hỏi của cử tọa về những vân đề thời sự như TPP, cá chết, Biển Đông, tình hình đấu tranh tại quốc nội, bầu cử ở Mỹ.

Ông Đỗ Hoàng Điềm chia sẻ là Ông chưa bao giờ thấy lạc quan trong cuộc đấu tranh như hiện nay vì những giai đoạn cực kỳ khó khăn của chúng ta đã qua và tình hình đấu tranh hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội thuận tiện.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.