Chùa Liên Trì: Vị Hòa thượng trở về chứng kiến cảnh Chùa đổ nát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vị Hòa Thượng đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy” đau xót chứng kiến cảnh ngôi Chùa mà mình đã sống 50 năm qua, nay thành một đống hoang tàn đổ nát. Cảnh tượng thương tâm đập vào mắt thầy Thích Không Tánh vào sáng ngày 17.09, khiến Thầy một lần nữa lên cơn đau tim và không thể nói được gì nhiều.

Sau khi tìm cách ra khỏi bệnh viện, do lực lượng an ninh trấn áp Thầy vào đó, trở về tạm trú tại Chùa Giác Hoa, thì đây là lần đầu tiên Thầy trở về lại ngôi Chùa của mình để tái xác quyết sự đê tiện mà nhà cầm quyền cộng sản vô thần đã gây ra cho Chùa vào sáng ngày 08.09.

Toàn cảnh ngôi Chùa giờ là một đống đổ nát, ngổn ngang gạch vụn. Những cây thiêng của nhà Chùa đã bị chặt phá tang hoang. Bụi tre già ghi dấu ấn bao năm, nằm hiền hòa bên những dãy phòng ngủ giờ ra tan tác.

Bằng cảm nhận linh thiêng, Thầy lần trên những đống gạnh vụn, tìm tới nơi từng là chánh điện, ngay bàn thờ Phật Thích Ca, thắp lên 3 nén nhang tỏ lòng thành kính trước Đức Phật.

Tượng Phật nay không còn, bàn thờ bị đập phá, quỳ trên đống đổ nát, Thầy thành tâm khấn vái tạ tội cho những con người vô thần đã xúc phạm Đức Phật. Những kẻ vô thần chỉ có thể phá được Chùa, đạp đổ bàn thờ Phật nhưng không thể giết được Phật trong lòng Thầy. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Thầy khấn vái trước Đức Phật hiện hữu trong bao la Đất Trời và cầu siêu cho các vong linh đã bị những kẻ vô thần xúc phạm.

Bằng giọng xúc động nghẹn ngào Thầy nói: “nhà cầm quyền này quá ác tâm! Không còn gì hết. Tất cả chỉ còn đống đổ nát. Bằng mọi cách Thầy phải trở về đây để kính Phật. Thầy đã ở ngôi Chùa này 50 năm rồi. Giờ chẳng còn gì!”

Thẫn thờ dò từng bước đi trên đổ đống đổ nát, Thầy tìm lại với những dấu ấn kỷ niệm xưa. Vừa chỉ tay vào đổ đổ nát vừa nói: “đây là phòng khách, kia là phòng ngủ, kia là nhà bếp….” Phút chốc trong một ngày không còn lại gì. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát như bị dội bom.

Bầy chim bồ câu bắt được bóng dáng của vị ân sư, vội vã ríu rít gọi nhau bay về. Không còn mái Chùa để đậu, cũng không còn chuồng để trú, chúng đậu tạm trên những sợi dây điện. Bầy chim bồ câu này trước đây lên đến 100 con. Chúng được Thầy cho ăn, có nơi cư trú, sau khi Chùa bị phá chúng cũng chịu chung cảnh tan tác lạc đàn.

Thầy hướng tay vẫy gọi đàn chim bồ câu và nói: “mấy Phật tử kể lại sau khi Chùa bị phá, những con chim bồ câu này bị chúng nó bắn, giết làm thịt. Giờ chỉ còn nhiêu đây!”

Những con chim bồ câu mang biểu tượng của hòa bình đã bị bắn – giết…

JPEG - 36.4 kb
Vị Hòa Thượng thắp 3 nén nhang khấn vái Đức Phật, nơi trước đây là bàn thờ Đức Phật Thích Ca.

JPEG - 37.9 kb
Hòa Thượng cùng vị Đại Đức Thích Đồng Tấn đến ngôi Chùa của mình đã bị phá hủy sáng ngày 17.09.

JPEG - 44.3 kb
Ngôi Chùa Thầy Thích Không Tánh gắn bó 50 năm nay thành một đống đổ nát hoang tàn.

JPEG - 60.5 kb
Thầy Thích Không Tánh vẫn chưa hết bàng hoàng về những gì đã xảy ra cho Chùa chỉ trong một ngày 08.09.

JPEG - 71.7 kb
Thẫn thờ dò từng bước trên đóng gạch đổ nát, Thầy Thích Không Tánh tìm lại dấu vết xưa của Chùa.

JPEG - 39.1 kb

Pv. GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.