Chưa bao giờ Việt Nam bị hại bởi người láng giềng “hữu nghị” như từ 1979 đến nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam không hề khiêu khích và xâm phạm vào đất Trung Quốc. Thế mà năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục sư đoàn “dạy cho Việt Nam một bài học”, giết hại dân và tàn phá bốn tỉnh của Việt Nam; đánh chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên – Hà Giang của chúng ta; năm 1988, đánh đắm tàu hải quân, giết hơn 70 chiến sĩ, sĩ quan và chiếm một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của chúng ta.

Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận.

Sau khi nêu ra phương châm 16 chữ 4 tốt với lãnh đạo ta, họ đã nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương, vị trí chiến lược xung yếu của ta, khai thác Bốc-xít, di hậu họa cho hàng triệu đồng bào ta.

Các công ty của họ thuê rừng 50 năm để trồng cây bạch đàn, trước tiên là chặt cây phá rừng, tạo thêm nguyên nhân gây lũ lụt cho ta. Bạch đàn là cây ăn rất hại đất, hết hạn thuê, họ rút đi để lại cho ta hàng dãy hecta đất trống đồi trọc, vì không cây gì mọc được. Đây là một mưu kế rất thâm hiểm hại ta. Nguy hiểm hơn nữa là các công ty của họ thuê các khoảnh rừng trong đó ôm cả những đồi cao 600-700m tại các huyện Tràng Định, Bảo Lộc của Lạng Sơn và Tiên Yên của Quảng Ninh, có nơi chỉ cách biên giới Trung Quốc 700m. Họ phá rừng để trồng bạch đàn, phá rừng làm đường vào khu rừng họ thuê, họ làm đường xoáy trôn ốc lên đỉnh các đồi cao nói trên. 50 năm không ai kiểm soát được, họ có xây dựng công sự gì trên đỉnh các cao điểm ấy cũng không ai biết, liệu có để sau này sử dụng như cao điểm 1509 ở Vị Xuyên trước đây không?

Ngoài việc năm 1974, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ta, họ tự ý vẽ một cái “lưỡi bò” rất phi pháp bao chiếm gần hết biển Đông của Việt Nam, khoanh vùng cấm ngư dân ta vào đánh cá trong hải phận của mình, bắn chết, bắt ngư dân ta, tịch thu tài sản, ngư cụ, giam giữ, phạt tiền, dùng “tàu lạ” đâm chìm tàu cá của ngư dân ta.

Cậy có hải quân mạnh, tập trận diễu võ dương oai ở Biển Đông, uy hiếp ta, luôn tuyên bố sẽ “thu hồi” Tây Sa, là Trường Sa của Việt Nam, mà họ to mồm nhận xí là của họ.

Họ thuê dài hạn một đoạn bờ biển ở Đà Nẵng, nói là để xây dựng “khu vui chơi giải trí”, xây nhà máy điện nguyên tử chỉ cách biên giới tỉnh Quảng Ninh 60km, nếu rò rỉ phóng xạ thì bên ta mang họa.

Trên thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc xây một hệ thống đập trong đó có đập Tiểu Loan, chặn mất một khối nước vô cùng lớn. Nam Bộ của chúng ta ở cuối dòng sông, mùa khô đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước, liệu còn nuôi được cá tra, cá basa nữa không? Có đủ nước tưới cho các vùng cây trái không? Vựa lúa Nam Bộ có bị ảnh hưởng không? Sông cạn, nước mặn sẽ dâng sâu vào nội địa, triều cường càng dữ, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh liên quan sẽ sống ra sao? Trung Quốc chặn nguồn nước thượng lưu của một con sông quốc tế, thật là một kế hoạch ích kỷ, ác độc.

Họ trúng thầu một loạt nhà máy nhiệt điện và một số công trình, họ tự do đưa ồ ạt lao động của họ vào. Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không?

Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì?

N. T. V.

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2010/12…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.