Chữa bệnh đảng viên ’lười’ học nghị quyết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đối với đảng viên cộng sản “quán triệt” nghị quyết là một bổn phận và học nghị quyết lại là một nhiệm vụ không thể thiếu. Và chuyện học tập nghị quyết gần như một cái nghề chuyên môn của họ ngoài cái nghề làm đày tớ và ngồi xổm trên đầu người dân.

Thế nhưng mới đây trên báo Quân Đội Nhân Dân, tờ báo nay trở thành diễn đàn cho các cây bút chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tác giả Nguyễn Hồng Hải bỗng phát giác ra rằng, ngày nay cán bộ đảng viên đang mắc một chứng bệnh trầm kha: bệnh lười học nghị quyết.

Tuy không phải là một bệnh lạ trong hàng ngũ đảng viên nhưng cũng là một thứ bệnh hiếm có đã xuất hiện trong nhiều năm tháng vừa qua, bên cạnh bệnh tham nhũng, bệnh vẽ vời dự án, bệnh rút ruột công trình, bệnh đục khoét công quỹ và hàng chục bệnh khác do tha hóa quyền lực.

Học nghị quyết của đảng đưa ra sau mỗi kỳ họp trung ương cũng được coi như là điều bắt buộc đối với mọi đảng viên cấp dưới. Lãnh đạo nói họ cần học để nắm vững và thi hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Học để củng cố niềm tin đã lung lay; học cũng là bằng chứng của sự trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng.

Nhưng bộ mặt thật của sự lãnh đạo ấy chỉ là một bức tranh u ám trong tình thế chính trị và kinh tế ngày càng lâm vào những cuộc khủng hoảng không lối thoát. Từ các cuộc đấu đá ở thượng tầng lãnh đạo đến vụ Formosa còn lằng nhằng, rồi Biển Đông bị Trung Cộng ráo riết vây ép, đe dọa, đến ngân sách cạn kiệt, nợ công tăng cao. Nghị quyết đảng lại có dịp đưa ra càng nhiều, đảng viên càng phải tham dự các cuộc học tập mở ra với cường độ cao hầu như không ngừng nghỉ. Thế nhưng vì sao có hiện tượng lười học như tác giả bài báo nói?

Trước hết, trong thời gian qua các nghị quyết trung ương hầu hết đều mang dáng dấp sao chép những nghị quyết đã có trước đó, từ đoạn mở đầu đầy phấn khởi đến câu kết kêu gọi lòng trung thành của đảng viên. Đồng thời nội dung của nghị quyết cũng chỉ lặp đi lặp lại một số giáo điều cũ rích của chủ nghĩa Mác-Lê mà ngày nay đã chìm trong lớp bụi thời gian. Khi đọc những lời lẽ của nghị quyết đó nó cho người ta thấy đầy dẫy những nhận định chủ quan về sự thành công về chính trị và kinh tế. Mà tất cả những thành công ấy tập trung vào trí tuệ và công lao của đảng cộng sản không hề dính dáng gì đến người dân, trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Không chỉ người dân mà đảng viên cũng nhận ra điều này nhưng họ chấp nhận để thu vén cá nhân.

Do đó cho dù đảng nói sai đảng viên cũng giả vờ cho rằng đúng và giả vờ học tập một cách nghiêm túc làm cho đảng cũng tưởng mình đúng thật. Tình trạng dối trá này cứ kéo dài và đó là nguyên nhân lớn nhất khiến đảng viên không còn tin tưởng vào chính mình và những gì mình được cấp trên bắt “quán triệt”. Căn bệnh lười học nghị quyết từ đó lớn dần và trở thành phổ biến.

Phải chăng đây là hiện tượng “suy thoái” về chính trị đã được nói đến trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, từ đó ông Nguyễn Phú Trọng đã hài ra trên 20 “tội” của đảng viên trong đó có “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Suy thoái ấy là có thật vì chính đảng đã tiêm vào đầu óc đảng viên lao vào con đường làm giàu bất chánh phục vụ lợi ích nhóm thay vì phục vụ lợi ích đất nước. Bằng chứng là trong các phi vụ làm ăn khi chia chác không đồng đều, đảng viên có thể giết nhau không gớm tay, mang dáng dấp những cuộc thanh trừng vẫn thường xảy ra trong nội bộ các đảng cộng sản.

Tác giả bài báo kêu gào phải chiến thắng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhưng làm sao chiến thắng và chữa được bệnh “lười” khi những nghị quyết của đảng tiếp tục lừa dối người dân và ngay trong nội bộ đảng. Tình hình đất nước tụt hậu mọi mặt nhưng được đảng che giấu bằng những lời lẽ khoa trương hào nhoáng chỉ làm mọi người thêm hỗ thẹn.

Căn bệnh nặng hơn đối với những đảng viên đã cầm sổ hưu, tự cho mình cái quyền không học, không nghe những thứ trong nghị quyết đảng đã làm đầu óc họ mỏi mòn. Thậm chí giờ đây các cán bộ về hưu đã mạnh dạn chỉ trích hay phản biện lại những lời thuyết giáo của đảng ngày càng nhiều hơn. Nó cho thấy sự thất bại nhiều mặt của chủ trương đường lối đảng đưa ra lâu nay chỉ nhằm bóp chết tư tưởng con người để độc tôn quyền lực.

Lại có một số đảng viên còn bị chỉ trích là sau những buổi học tập đã không nhớ nổi tên của nghị quyết. Hiện tượng có vẻ khôi hài này không phải là không có thật. Vì trong khi ngồi nghiên cứu nghị quyết mà hầu hết đảng viên lại chỉ nghĩ đến những dự án hái ra tiền sắp tới. Hoặc những hợp đồng béo bở hai chiều, một chiều nhậu nhà hàng có “tăng hai” ở khách sạn với mỹ nữ chân dài và một chiều ký kết. Không ít đảng viên ngày nay coi việc “quán triệt” nghị quyết đảng là chuyện vô tích sự nhất, mất thời gian nhất thay vì nghiên cứu đường đi nước bước làm sao vun bồi tài sản và thăng tiến trên đường quan lộ.

Học nghị quyết là sở trường của đảng viên cộng sản, thế nhưng ngày nay họ lại thờ ơ đến nổi đảng phải lên tiếng báo động. Cho dù Nguyễn Phú Trọng trong cương vị tổng bí thư cũng đã từng đề cập đến tình cảnh “nhạt Đảng, khô Đoàn, chán chính trị” của đảng viên và kêu gọi sự chấn chỉnh. Nhưng điều đó cũng chỉ cho người ta thấy sự bất lực không lối thoát của một đảng độc tài trong buổi chợ chiều. Tìm mọi cách để chữa căn bệnh “lười học nghị quyết” có vẻ còn khó hơn chuyện mò kim đáy biển.

Hay hiểu theo một khía cạnh khác, lời báo động “bệnh lười học nghị quyết” của đảng viên ngày nay mà báo Quân Đội Nhân Dân đưa ra chính là dấu hiệu đảng viên cộng sản sắp bỏ đảng tập thể.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.