Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Hội viên mới Hội Nhà báo độc lập VN)

Tựa đề bài viết này của tôi lấy cảm hứng từ một câu châm ngôn của các trí thức Nga: «Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa», trong một phân tích rất đáng đọc «Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai», của Leon Aron, do Trần Ngọc Cư dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế: http://nghiencuuquocte.net/2015/02/07/moi-dieu-ban-tuong-ban-biet-ve-su-sup-cua-lien-xo-deu-sai/

Tôi không muốn xâm phạm tự do đọc và tự do tiếp nhận của quý độc giả, mọi người sẽ có cảm nhận và đánh giá của mình về bài viết của Leon Aron. Ở đây tôi chỉ nêu ra một tiếp nhận của tôi.

Tác giả bài viết cho thấy rằng Liên Xô sụp đổ hoàn toàn không phải do bị các «thế lực phản động tác động», như là cách giải thích của các giáo trình chính thống tại Việt Nam, cũng không phải do áp lực về kinh tế, mà là do ý thức về nhân phẩm và đạo đức của người dân Nga và của cả lãnh đạo Liên Xô. Họ không muốn và không thể tiếp tục sống trong «suy đồi tinh thần và những hệ quả xói mòn đạo lý của thời đại Xít-ta-lin». (Cá nhân tôi có lẽ sẽ lựa chọn chữ «đạo đức» để dịch, nhưng tôi tôn trọng cách dịch này của dịch giả Trần Ngọc Cư).

Chính là sự phán xét của lương tâm, chính là sự đau khổ nội tâm của từng cá nhân đã thúc đẩy sự thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội. Hãy đọc câu này của Aleksandr Yakovlev, một cựu đại sứ Nga, để hiểu người Nga đã chịu đựng những dằn vặt nội tâm như thế nào:

“Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”. Ý kiến trên phản ánh tâm trạng của những người dân Nga. Còn dưới đây là tâm trạng của một lãnh đạo thuộc hàng cao cấp:

«[Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.»

Không có một «thế lực thù địch nào» từ bên ngoài hay «kẻ thù bên trong» nào có thể làm cho chế độ toàn trị Liên Xô sụp đổ. Cái chế độ phi nhân ấy chỉ có thể bị thay thế khi chính những con người trong hệ thống ấy, lãnh đạo cũng như người dân, ý thức được sự nhục nhã của đời sống vô đạo đức và quyết định tự tìm lại phẩm giá cho mình.

Chúng ta, những người Việt Nam ở thế kỷ XXI, chúng ta hãy đọc bài báo của Leon Aron và hãy thử nói xem: chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

Paris, 24/7/2015

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.