Chuyện gì xảy ra ở Bộ Công Thương?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngụy trang dưới nhóm từ “cải cách hành chính”, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tiến hành một kế hoạch gọi là rà soát và sắp xếp lại bộ máy nhân sự của bộ mình, theo lệnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng có thực sự là bộ này đang “quyết liệt đổi mới” vì quyền lợi nhân dân như ông Trần Tuấn Anh, con trai của nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương đang làm, hay đây chỉ là kế sách lập ra những “lợi ích nhóm” mới sau khi tống những băng đảng cũ ra đi?

Nhắc lại dưới trào Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công Thương là bộ lớn nhất trong chính phủ. Bộ này được hình thành từ năm 2009 do sự sáp nhập 2 bộ: Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại, nắm giữ trong tay 6 tập đoàn và 5 tổng công ty nhà nước. Lúc ấy, Vũ Huy Hoàng là Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn được Nguyễn Tấn Dũng đưa về làm bộ trưởng đứng đầu một khu vực kinh tế trọng điểm.

Là một người không có kinh nghiệm điều hành, quản lý một bộ lớn và quan trọng như thế nếu không phải là tay chân của thủ tướng, làm sao ông Hoàng được ngồi vào chiếc ghế đầy quyền lực và quyền lợi đó? Nhưng quản lý kinh tế là việc phụ, mục đích của Thủ Tướng Dũng khi đẩy một tay chân thân tín về giữ Bộ Công Thương, không có gì khác hơn là nhằm xây dựng một mạng lưới chân rết cho ông Dũng qua việc bổ nhiệm nhân sự sau này. Đó là nơi tiêu tiền vay mượn hay đầu tư từ các nguồn đầu tư tài chính quốc tế đổ vào kiếm lời ở một quốc gia chập chững bước vào kinh tế thị trường.

Những gì diễn ra sau đó cho thấy với những tập đoàn và tổng công ty thành lập để khoa trương tinh thần “quốc doanh là chủ đạo”, các ông chủ mới được bổ nhiệm trong Bộ Công Thương vung tay tiêu tiền như rác, bất chấp hiệu quả kinh tế mang lại. Thời kỳ huy hoàng của ông Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng và các đàn em diễn ra suốt một thời gian dài, một phần cung phụng cho cấp trên, một phần vơ vét làm của riêng.

JPEG - 129.1 kb
Lễ ký bàn giao hôm 14-4-2016 giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (trái) và nguyên Bộ trưởng Bộ Công Vũ Huy Hoàng. Ảnh: MOIT

Chính vì thế không phải tự nhiên mà từ tháng 6/2016 Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, con trai của Phó trưởng ban dân vận trung ương về hưu Trịnh Xuân Giới bị báo chí phanh phui từ một vụ xe cộ cỏn con. Để rồi đích thân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng xăn tay áo nhảy vào cuộc, chỉ đạo các cơ quan trung ương lập tức mở cuộc điều tra. Tuần tự cả Trịnh Xuân Thanh và Vũ Quang Hải con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đều dính líu đến những vụ mà cơ quan điều tra nói là “sai phạm rất nghiêm trọng”. Công an Việt Nam vẫn theo một bài bản cũ, kết tội nghi can để lèo lái dư luận trước khi đưa ra tòa.

Trong khi người ta còn ngạc nhiên vì sau gần một tháng mọi sự vẫn còn lình xình thì Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra đòn bằng cách chỉ đạo Bộ Công Thương cho điều tra vấn đề nhân sự trong giai đoạn từ 2013 đến 2015 mà điểm nhấn liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ của bộ này. Nói khác đi là điều tra con đường đi vòng vèo mờ ám của Thanh và Hải để leo lên những chiếc ghế lãnh đạo béo bở.

Dĩ nhiên trong quy mô của cuộc trình diễn chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng không thừa thì giờ đi trảm mấy con ruồi ấy. Đó chỉ là một mồi lửa khởi đầu cho một trận hỏa công có dự mưu của Nguyễn Phú Trọng. Vì chính trong giai đoạn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thực hiện những vụ bổ nhiệm mờ ám nhưng vẫn “đúng quy trình” thì không phải ông Trọng không biết trong cương vị tổng bí thư.

Sự kiện Bộ trưởng Trần Tuấn Anh theo lệnh Nguyễn Phú Trọng rà soát lại nội bộ nhân sự Bộ Công Thương cho thấy 3 điều:

Thứ nhất, sau khi loại được Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12, giờ đây mục đích lớn nhất của Nguyễn Phú Trọng là cho loại tất cả những nhân sự của ông Dũng ra khỏi các tập đoàn và tổng công ty mà Bộ Công Thương quản lý.

Ông Trọng làm điều này vì chống tham nhũng thì ít mà vì muốn củng cố chiếc ghế của mình nhiều hơn. Nhưng Trọng cũng tỏ ra rất thận trọng như tên cúng cơm của mình tức không tấn công ồ ạt mà đi từng bước. Trọng đã từng bộc bạch: “Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ thôi. Còn liên quan đến nhiều thứ lắm. Chúng ta làm từng bước, chắc chắn, hiệu quả. Có những việc tôi chưa tiện nói trước. Sở dĩ như vậy là sau vụ này nó lại liên quan đến vụ khác.” Chưa tiện nói ra được phải hiểu là chiến dịch của Trọng còn liên quan đến nhiều nhân vật cao cấp hơn Trịnh Xuân Thanh và Vũ Quang Hải.

JPEG - 73.1 kb
Ông Nguyễn Phú Trọng ra những đòn củng cố nhân sự nhằm củng cố chiếc ghế của mình nhiều hơn là chống tham nhũng. Ảnh: AP

Thứ hai, Bộ Công Thương của Vũ Huy Hoàng là nơi nắm hầu hết nguồn lợi lớn nhất mà phe Nguyễn Tấn Dũng có thể có được. Với cách bổ nhiệm trong tiêu chuẩn người nhà hoặc tay chân cật ruột, Bộ có được một dàn lãnh đạo giỏi tiêu tiền và vơ vét của cải nhà nước hơn kinh doanh trên thương trường. Nay ông Trọng cho chặt hết râu ria của những người nằm trong phe ông Dũng ở Bộ Công Thương chính là để cắt đứt sự liên hệ với các công ty đại gia bên ngoài, chấm dứt những thương vụ làm ăn bất chính của phe Dũng.

Thứ ba, sau khi diệt tay chân của Dũng, ông Trọng sẽ cho đàn em của mình mặc tình chiếm hết những tài sản và quyền lợi mà tay chân ông Dũng đã hưởng bấy lâu nay. Nói cách khác là ông Trọng đã lập ra “lợi ích nhóm” mới cướp đoạt những tài sản từ các “lợi ích nhóm” cũ.

Rồi đây những tay chân của Vũ Huy Hoàng tức của Nguyễn Tấn Dũng trong Bộ Công Thương sẽ không yên thân khi Vụ Tổ chức Cán bộ của Vụ trưởng mới được bổ nhiệm rớ tới. Xa hơn nữa, những ủy viên trung ương, những bí thư tỉnh ủy đã từng hậu thuẫn cho Dũng trước đây phải trả giá cho những giọt nước mắt của tổng bí thư.

Kết luận ở đây là việc điều tra, thay đổi nhân sự Bộ Công Thương đang diễn ra chỉ là nhằm tiêu diệt “lợi ích nhóm” phe ông Dũng để lập ra “lợi ích nhóm” phe ông Trọng mà thôi. Công quỹ tiếp tục bị đục khoét và đồng đô-la hiếm hoi từ ngân sách tiếp tục bị tẩu tán ra nước ngoài. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn sang Âu Châu và viết đơn tố cáo Nguyễn Phú Trọng cho thấy là phản công của phe nhóm Bộ Công Thương cũ đang bắt đầu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.