Chuyện người và chuột

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một bạn BCA từ Pháp gởi 1 bài báo về chuyện chánh phủ Đan Mạch ngừng ba dự án viện trợ ODA cho Việt Nam vì nghi ngờ tham nhũng và lãng phí. Đây là chuyện bình thường nếu bạn sống ở Việt Nam một thời gian, thuộc loại tin ít người để ý. Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần. Vả lại các dự án này thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas…Các cách tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.

Tuy nhiên, kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả nhũng lạm rất chi tiết, bài bản và cho thấy tổng số tiền …cuốn theo chiều gió lên đến 23% (lập lại: hai mươi ba phần trăm).

Xứ nào cũng có tham nhũng. Tôi có đọc một tư liệu từ Nhật Bản cho thấy tiền bôi trơn phỏng định cho các dự án đầu tư tại nước ngoài dao động từ 1.2% tại Singapore đến 18% tại Lào. Tỷ lệ cho Việt Nam là 14% và tôi đã suýt xa vì quá cao (với các bạn tò mò, Trung Quốc là 8%, Thái Lan là 9% và Indonesia là 12%). Bây giờ, con số 23% là một kỷ lục có thể dành cho Guinness Book.

Tôi nhớ một Quỹ Đầu Tư của Đan Mạch cũng đã bơm 10.6 triệu USD vào công ty Thủy Sản Bình An 4 tháng trước khi bong bong nợ nổ tung. Có lẽ con người Đan Mạch quen với cái lạnh băng giá nhưng tinh khiết của một môi trường không có côn trùng sâu bọ; nên khi qua đây, họ bị đau đầu với cái nắng chói chang của miền nhiệt đới?

Nhưng dù Đan Mạch hay nơi đâu, cái phí 23% là lý do chính tại sao mọi hàng hóa Việt đã có một giá thành cao nghịch lý với mọi định luật thị trường về sản xuất, dù nhân công và thuế thu nhập rất rẻ. Cái giá mọi công dân phải trả còn cao hơn giá trị kinh tế của con số 23%; nó còn là một soi mòn về niềm tin của các nhà đầu tư ngoại, các doanh nhân trong nước, các công nhân trên mọi công trường và các bạn sinh viên vừa bắt đầu khởi nghiệp.

Người Mỹ có câu ngạn ngữ, ”Khi các bệnh nhân tâm thần cai quản nhà thương điên…” (when the inmates took over the asylum)… Thực ra, nó ít nguy hiểm hơn là khi lũ chuột nắm quyền kiểm soát kho gạo…

Nguồn: Góc nhìn Alan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.