Chuyến viếng thăm Việt Nam của Dân biểu Úc Luke Simpkins

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ 2 ngày sau sự việc ông Christian Marchant, tùy viên sứ quán Hoa Kỳ, bị công an ngăn chận và hành hung trên đường đến thăm viếng Linh mục Nguyễn Văn Lý, Dân biểu Luke Simpkins lại tìm cách tiếp cận với vị linh mục can đảm đang bị bao vây tại Nhà Chung, giáo phận Huế.

Dân biểu Luke Simpkins thuộc đảng Tự Do, đại diện cho vùng Cowan, Tây Úc, là người thường xuyên lên tiếng trước Quốc Hội Úc về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và yêu cầu chính quyền Úc phải có chính sách can thiệp cho các nhà phản kháng đang bị cầm tù và xách nhiễu. Gần đây nhất, ông đã tranh đấu lập tức và mạnh mẽ cho bà Võ Hồng, một thành viên đảng Việt Tân, khi bà ôn hòa cảnh báo về hiểm họa Bắc triều nhân dịp Ngàn Năm Thăng Long nhưng vẫn bị công an bắt giữ. Ông Simpkins cũng từng đến Việt Nam thăm viếng nhiều nhà dân chủ trước đây.

Trong chuyến đi này, ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng để gặp mặt trao đổi với Linh mục Nguyễn Văn Lý, nên tuy được thông báo về sự việc công an đang bao vây chặt chẽ, ông vẫn quyết định bay từ Hà Nội vào Huế cùng với một tùy viên sứ quán Úc. Một ngày trước đó, Bộ Ngoại Giao Hà Nội gọi điện thoại cho ông với lời lẽ hăm dọa “không bảo đảm an ninh” nếu ông vẫn giữ ý định đi Huế. Ngày 7/1 ông Simpkins lên đường.

Tại phi trường Phú Bài, Thừa Thiên-Huế, công an lập tức ngăn cản hai ông không được lên xe đến địa chỉ 69 Phan Đình Phùng, nơi Linh mục Lý đang cư trú. Hai ông quyết định đi bộ đến địa điểm. Nhưng gần đến nơi, ông Luke Simpkins mới có dịp chứng kiến cách hành xử của một chế độ độc tài toàn trị. Toàn bộ khu vực rộng lớn bao quanh Nhà Chung bị phong tỏa. Tất cả dân chúng, bất kể lý do và nơi cư trú, đều bị cấm ra vào khu vực.

Khi không còn hy vọng có thể thực hiện ý định của mình và vì không muốn tạo thêm quá nhiều khó khăn cho người dân trong vùng, Dân biểu Simpkins đành hủy bỏ cuộc viếng thăm. Trả lời truyền thông về sự việc xảy ra, Dân biểu Luke Simpkins cho biết ông sẽ nêu vấn đề này khi phái đoàn của nhà nước CSVN đến Úc vào tháng tới vì các đại diện Việt Nam đều được phép đi lại tự do trên đất Úc.

Ngày 8/1/2011, ông Simpkins rời Huế vào Sài Gòn và tìm cách đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện với sự giúp đỡ của Tòa Tổng Lãnh Sự Úc. Tuy nhiên, để có thể vượt qua các cản trở của công an vào phút chót, ông đã cậy nhờ chư Tăng thuộc Viện Hóa Đạo giúp đưa đến Thanh Minh Thiền viện bằng đường riêng.

Cuộc gặp gỡ 90 phút đã diễn ra trong niềm quí phục và thân thiết về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là lãnh vực tự do tôn giáo. Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã cho Dân biểu Simpkins nhiều bằng chứng cụ thể về tình trạng đàn áp tôn giáo, nhân quyền, và tình trạng áp bức càng gắt gao hơn khi càng gần đến ngày tổ chức Đại hội Đảng Cộng Sản thứ 11. Tình trạng công an mạng đánh phá, phong tỏa các trang nhà và blogs, chận đường ra Internet, v.v… nhằm đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí gia tăng gấp nhiều lần trong tháng qua.

Trong dịp này, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã trao cho Dân biểu Luke Simpkins một hồ sơ vi phạm nhân quyền trong năm 2010, và nhờ ông vận động chính phủ Úc quan tâm và hỗ trợ các nỗ lực đem lại nhân quyền trên đất nước Việt Nam. Dân biểu Luke Simpkins hứa sẽ đạo đạt những điều Hòa Thượng yêu cầu đến chính phủ Úc và các dân biểu đồng viện khi ông trở về Úc.

Cũng tại Sài Gòn, sáng ngày 9/1/2011, Dân biểu Luke Simpkins đi một mình và tìm cách ghé thăm Hội Thánh Chuồng Bò tại quận Bình Thạnh. Đây là một chi nhánh của Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam và đang là một điểm nóng sau khi có cuộc đàn áp, bắt bớ 5 tín đồ của Hội thánh trong những tháng qua.

Sau khi điện thoại liên lạc với Hội Thánh Chuổng Bò, Dân biểu Simpkins đã được một chấp sự Hội Thánh Chuồng Bò ra đón tại chân cầu Ông Ngữ. Khi cả hai xuống xe thì đã có đến 5, 6 công an bám theo.

Trong vai trò dân biểu tại Úc, và đồng thời cũng là một tín đồ của Đấng Christ, ông Simpkins thản nhiên xắn quần, lội nước ngập để vào cùng với các tín hữu Hội Thánh Chuồng Bò thờ phượng Chúa.

Buổi thờ phượng do chấp sự Phạm Đình Kỷ, trưởng ban thanh, thiếu niên và nhi đồng của hội thánh, hướng dẫn. Thư ký hội thánh là chị Nguyễn Thúy Hằng làm thông dịch viên. Hội thánh, với sự hướng dẫn của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quyền quản nhiệm Hội thánh, đã dành thì giờ cầu nguyện đặc biệt cho 5 thành viên được Đức Chúa Trời sai đi công tác hầu việc Chúa trong nhà tù. Đó là Mục sư Dương Kim Khải, thầy truyền đạo Nguyễn Chí Thành, nữ tín hữu Phạm Ngọc Hoa và các tín hữu Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông. Mục sư Thân Văn Trường cũng đã hiện diện tham dự với phần giảng luận.

Tại Hội thánh Chuồng Bò, cũng là nơi cư ngụ của gia đình Mục sư Dương Kim Khải, Dân biểu Simpkins đã đặt tay cầu nguyện cho bà Dương Kim Khải đang bị bệnh nan y, và chụp ảnh kỷ niệm với hội thánh.

Khi được hỏi cảm tưởng, Dân biểu Simpkins cho biết ông rất sung sướng và cảm động được thờ phượng Chúa tại căn nhà đặc biệt này. Và nếu có dịp trở lại Việt Nam, ông sẽ lại đến cầu nguyện cùng hội thánh.

Sau khoảng 2 giờ thăm hỏi, cầu nguyện và thờ phượng chung, Dân biểu Simpkins đã từ giã Hội thánh Chuồng Bò trước nhiều cặp mắt hằn học của khối nhân viên an ninh chìm vây quanh địa điểm càng lúc càng đông.

JPEG - 71.9 kb
Dân biểu Luke Simpkins trước nơi thờ phượng của Hội thánh.

JPEG - 56.7 kb
Dân biểu Luke Simpkins tham gia giờ thờ phượng Chúa.

JPEG - 61.8 kb
Dân biểu Luke Simpkins đặt tay cầu nguyện cho vợ Ms. Dương Kim Khải đang bị bệnh nan y.

JPEG - 48.5 kb
Dân biểu Luke Simpkins chia sẻ thân thương giữa sóng nước nhấp nhô.

Phóng viên Kim Châm
Tường trình từ Sài Gòn
Ngày 13/1/2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.