Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Và Tiểu Bang California

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều năm theo đuổi nỗ lực vận động giới lập pháp và hành pháp tiểu bang California chấp nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức và duy nhất của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại tiểu bang California của Thượng Nghị Sĩ Denise Ducheney, thuộc đơn vị San Diego và Dân biểu Trần Thái Văn, thuộc đơn vị Orange County, cùng với sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức, Cộng đồng của người Việt đã đạt kết quả ngoạn mục. Ngày 5 tháng 8 năm 2006 vùa qua, Thống Đốc tiểu bang California, ông Arnold Schwarzenegger đã chính thức ký một Quyết Nghị công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng tự do của hơn 500, 000 ngàn người Việt đang cư ngụ tại tiểu bang California, trong một buổi lể được diễn ra vào lúc 11 giờ sáng, tại thành phố Westminster. California là tiểu bang thứ 9 ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của Cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, trong tất cả các tiểu bang hay thành phố đã từng ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng, việc Thống Đốc tiểu bang California tuyên bố rằng: “kể từ nay lá cờ được phép treo trên tất cả các cơ sở của tiểu bang khi có sinh hoạt của Cộng đồng người Việt” là một quyết định mang tính chính trị rất quan trọng. Quan trọng không phải kể từ nay trong các sinh hoạt chính thức của người Việt, lá cờ Vàng được treo ở các cơ quan công quyền của tiểu bang, mà còn là dấu ấn xác định sự chính thống của Cộng đồng người Việt tỵ nạn là một tập thể duy nhất sống và hiện hữu trong tiểu bang, kể từ năm 1975 cho đến nay.

Trong bản Quyết Nghị mà Thống Đốc Arnold Schwarzenegger ký ban hành vào ngày 5 tháng 8 đã dựa trên một số nhận định:

- Thứ nhất, tiểu bang California đã coi người Mỹ gốc Việt là một Cộng đồng luôn cảnh giác chống lại sự độc tài dưới mọi hình thức, tích cực ủng hộ nhân quyền cho mọi dân tộc, và nêu cao chính nghĩa dân chủ, công lý, và khoan dung là những chính nghĩa tạo dựng nên quốc gia chúng ta.

- Thứ hai, tiểu bang California đã coi lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, với ba sọc đỏ trên nền cờ vàng, và đã sử dụng từ năm 1948, vẫn là và sẽ luôn luôn là biểu tượng của sự kiên trì, tự do, và dân chủ cho nhiều người Mỹ gốc Việt tại California.

- Thứ ba, tiểu bang California đã coi lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử người Mỹ gốc Việt và nay được xem là lá cờ Truyền Thống Người Việt Nam Tự Do.

- Thứ tư, tiểu bang California công nhận đa số người Mỹ gốc Việt tại California xem lá cờ Truyền Thống và Tự Do màu vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Những nhận định mà ông Arnold Schwarzenegger dựa trên đó làm nền tảng để ra một Quyết Nghị mang đầy tính chính trị, trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng chiều lòng dư luận Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Thịnh Đốn, để được hưởng quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn, được ủng hộ gia nhập WTO và những viện trợ nhân đạo, làm cho Hà Nội tức tối và khó chịu. Khó chịu là vì những nỗ lực của Hà Nội – qua việc thiết lập sứ quán tại Hoa Thịnh Đốn và Tòa Tổng Lãnh sự tại San Francisco – nhằm mở rộng ảnh hưởng của đảng Cộng sản Việt Nam lên cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, kể từ khi đưa ra Nghị Quyết 36 hồi tháng 4 năm 2005, đã bị tác dụng ngược. Trong âm mưu tạo ảnh hưởng lên dư luận Hoa Kỳ, Hà Nội rất quan tâm vào việc tranh thủ khối người Việt tỵ nạn đang sinh sống tại tiểu bang California, vì đây là khối người Việt đông nhất và có những ảnh hưởng chính trị lên dư luận Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam. Chính vì thế mà khi quốc hội tiểu bang California, tổ chức cuộc điều trần hầu lắng nghe ý kiến của người Việt và dư luận Hoa Kỳ về lá Cờ Vàng, đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách đưa một số người thân Hà Nội đến trình bày ý kiến chống đối, cho rằng nếu tiểu bang California công nhận sẽ gây cản trở cho tiến trình bình thường giữa hai nước và tạo một dư luận chống đối lại nhà nước Cộng sản Việt Nam ở Hoa Kỳ. Những lập luận của nhóm thân Hà Nội đã không thuyết phục được ai nên họ đã thảm bại.

Sự kiện kể từ nay những sinh hoạt của người Mỹ gốc Việt do tiểu bang California bảo trợ đều phải treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách chính thức, không chỉ nói lên sức mạnh của khối cử tri người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang California sau 30 năm xây dựng từ hai bàn tay trắng, mà còn đặt một nền tảng chính thống cho các thế hệ Việt Nam trong tương lai biết rõ lịch sử của họ từ đâu đến, để trân quý và tiếp tục phát huy chính nghĩa dân tộc trên vùng đất tiếp cư. Thắng lợi chính trị này còn tác động lên công cuộc đấu tranh dân chủ hóa tại Việt Nam:

Thứ nhất là sự kiên trì vận động của Cộng đồng người Việt và các đoàn thể tại tiểu bang California sẽ là một yếu tố giúp cho các nhà đấu tranh tại Việt Nam thấy rằng, khi đã có chính nghĩa, trước sau gì dân tộc Việt Nam cũng đạt đến thắng lợi sau cùng, dựa trên ý chí và lòng can đảm của mọi người.

Thứ hai là sự kiện Thống đốc Arnold Schwarzenegger công nhận lá Cờ Vàng tại tiểu bang California, một tiểu bang lớn nhất nước Mỹ và có tiềm năng kinh tế, chính trị ảnh hưởng lên nhiều quốc gia, sẽ khiến cho dư luận thế giới quan tâm. Chính sự quan tâm này sẽ làm cho chính giới của nhiều quốc gia, chú ý hơn nữa về các nỗ lực tranh đấu của Cộng đồng người Việt tại California cho vấn đề dân chủ hóa tại Việt Nam cũng như vận động các sức ép đòi Hà Nội phải chấm dứt những thủ đoạn trấn áp đối với nhà đối kháng tại Việt Nam.

Nói tóm lại, việc tiểu bang California chính thức công nhận và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong các sinh hoạt của người Mỹ gốc Việt do tiểu bang bảo trợ là một chiến thắng chính trị rất lớn, có ảnh hưởng lâu dài lên nhiều thế hệ Việt Nam trong sinh hoạt chính giòng tại Hoa Kỳ. Chiến thắng này cũng tạo nên một niềm hãnh diện của khối người Việt tỵ nạn – sau 30 năm âm thầm tranh đấu để bảo vệ lá cờ thân yêu – nay đã chính thức trở thành một biểu tượng Truyền Thống và Tự Do của mọi thế hệ người Việt Nam sinh sống và lớn lên tại Hoa Kỳ. Chính nó sẽ là lực tác động để mọi người Việt tỵ nạn, lúc nào cũng hướng lòng về quê hương Việt Nam yêu dấu và tiếp tục tham gia vào công cuộc đấu tranh cho đến ngày Việt Nam có tự do dân chủ thật sự.

Lý Thái Hùng
August 7 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.