Cộng Đồng Người Việt Tại Đức Cầu Nguyện Cho Công Lý Và Hòa Bình VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 25.10.2008 tại thành phố Köln thuộc miền Tây nước Đức, cộng đồng người Việt tại CHLB Đức đã tổ chức một buổi lễ Hiệp Thông với Giáo dân thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội trong việc cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại Việt Nam.

Bắt đầu từ 14 giờ là thánh lễ được diễn ra tại nhà thờ Saint Michael thuộc Tổng giáo phận Köln do Linh mục Chánh sứ Dr. Hammel Beck và Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Minh đến từ Hòa Lan đồng tế. Tham dự thánh lễ với cộng đồng VN còn có một số đồng bào thuộc các tôn giáo khác cùng đại diện các tổ chức hội đoàn tại CHLB Đức.

Trước khi buổi lễ chánh thức bắt đầu là nghi thức rước tượng đức mẹ La Vang Maria. Sau đó những ngọn nến lung linh đã được thắp sáng lên dưới chân Đức Mẹ để cầu xin an bình cho đồng bào giáo dân đang bị nạn tại Giáo xứ Thái Hà và cầu xin Đức Mẹ quan phòng cho Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục, tu sĩ thuộc TGP Hà Nội.

Trong bài giảng Linh mục Hammel Beck đã dâng lời cầu nguyện cho giáo hội CGVN. Linh mục Nguyễn Đức Minh trong bài giảng cũng đã đề cập đến tôn giáo và chính trị và cho rằng vì hiểu chưa thấu đáo hoặc sai lệch nên có người luôn dị ứng với hai chữ chính trị.

Các giáo dân đã dâng lời cầu nguyện cho quê hương và giáo hội cùng đồng bào sớm tìm thấy hòa bình và công lý.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và Hòa Bình tại nhà thờ Saint Michael kết lúc 15g30 sau khi ông Nguyễn Văn Rị, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLB Đức lên cám ơn đồng bào và đại diện các tổ chức, hội đoàn tham dự. Ông cũng không quên kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các tôn giáo khác, các nhà dân chủ hiện bị nạn và cho đồng bào dân oan tại VN.

Sau buổi thánh lễ đồng bào đã di chuyển về trước nhà thờ chính tòa Köln (Dom) để tham dự buổi xuống đường thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại VN.

Vào lúc 16 giờ, sau nghi thức chào cờ Đức và Việt, ông Nguyễn Thanh Văn và ông Phạm Công Hoàng, đại diện BTC đã tuyên bố lý do và mục đích buổi xuống đường này bằng 2 ngôn ngữ Việt – Đức.

Sau đó mọi người đã thắp nến và đặt trên tấm bản đồ Việt Nam phía trước bàn thờ tổ quốc.

Khuôn viên nhà thờ Dom vào ngày thứ bảy và nhất là thời tiết thuận lợi, trời không mưa mặc dù có mây, là một nơi có rất nhiều người qua lại; vì thế họ đã dừng lại để tìm hiểu sự việc. Có những người Đức sau khi biết được lý do cũng đã cầu nguyện và thắp cho Việt Nam một ngọn nến.

Hàng ngàn tờ truyền đơn nói về sự kiện Tòa Khâm Sứ Hà Nội – Giáo xứ Thái Hà đã được phân phát cho những người Đức qua lại; qua đó đã thu thập được hàng trăm chữ ký để gởi đến Thủ Tướng Đức cùng Hội Đồng Giám Mục Đức.

Hai tấm bảng triển lãm hình ảnh sự kiện TKS Hà Nội và Thái Hà đã thu hút được nhiều người chú ý xem và sau đó biểu hiện đồng tình với việc xuống đường của người Việt hôm nay.

Lễ cầu nguyện ngoài trời theo nghi thức Phật Giáo do bà Lê Nhất Hiền và các ông Trần Văn Các, Phạm Công Hoàng đảm trách, theo nghi thức Công Giáo do Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLBĐức đảm trách và nghi thức theo Phật Giáo Hòa Hảo do ông Lê Công Tắc đảm trách. Dù có khác tôn giáo nhưng mọi người đều dâng lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình sớm đến với Tổng Giáo Phận Hà Nội nói riêng và trên quê hương VN nói chung.

Một đoạn phim dương ảnh với đầy đủ chi tiết từ lúc bắt đầu xảy sự kiện Thái Hà cho đến lúc nhà nước CSVN cho xây dựng công viên 1 – 6 tại khu Linh Địa Đức Bà với phụ đề bằng 2 ngôn ngữ cũng được trình chiếu và đã thu hút được rất nhiều người Đức xem. Qua đó người ta mới biết về sự thật của cái gọi là nhà nước pháp quyền hiện nay tại VN mà chế độ CSVN vẫn thường rêu rao.

Tiếp sau phần chiếu phim, mỗi người trên tay là một ngọn nến vừa di hành vừa hát Kinh Hòa Bình chung quanh khuôn viên nhà thờ Dom.

Buổi xuống đường chấm dứt vào lúc 18giờ 30 cùng ngày.

Theo ban tổ chức cho biết, số tổ chức, hội đoàn tham dự sinh hoạt ghi nhận gồm có Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt tại CHLB Đức, Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do tại CHLB Đức, Liên Đoàn Công Giáo VN tại CHLB Đức, Hội Phật Tử VN Tỵ Nạn tai CHLB Đức, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo tại CHLB Đức, Liên Hội NVTNCS tại CHLB Đức, Đảng Việt Tân, các Cộng đoàn và Hội NVTNCS tại: Köln, Krefeld, Mönchengladbach, Aachen, Troisdorf, Bonn, Düsseldorf, Nettetal, Frankfurt, Bergkamen…

JPEG - 56.7 kb

JPEG - 63.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.