Cộng Đồng Việt Nam Biểu Tình, Trao Thỉnh Nguyện Thư Lên Quốc Hội Na Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 37.2 kb

Vào 9 giờ 30 thứ Ba, ngày 27 tháng 2 năm 2007, một lần nữa phản đối trước sự lộng hành và vi phạm tự do tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN), Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Oslo và vùng phụ cận đã tề tựu trước sân Quốc Hội, để mít-ting, thắp nến và trao Thỉnh Nguyện Thư. Ông Dagfinn Høybråten, chủ tịch đảng Cơ Đốc Đại Chúng (KrF) và cũng là thành viên của Ủy Ban Ngoại Giao thuộc Quốc Hội Na Uy ra đón nhận Kiến Nghị Thư.

JPEG - 25.5 kb
Trao Thỉnh Nguyện Thư

Trước hết, cô Trần Diễm Kiều, thay mặt đoàn người mít-ting, trình bày về tình trạng bị khống chế chính tại nơi cư ngụ, bị áp bức đưa đến một giáo xứ không phải do bài sai của Giám mục sở tại của nhà cầm quyền CSVN đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý. Ngoài ra, còn rất nhiều người, thuộc mọi thành phần đã bị công an truy bức, bắt bớ trong chiến dịch càn quét những nhà bất đồng chính kiến. Và sự an nguy của Cha Lý ở tuổi 60 đang đợi chờ cái chết khi Ngài đang trong tình trạng tuyệt thực, để chống lại những áp bức và bất công này, cô Trần Diễm Kiều nói: “Là người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, chúng tôi hiểu rất rõ bản chất của chế độ này, và chúng tôi luôn hỗ trợ cho những người đối kháng ở trong nước. Chúng tôi cũng lo ngại cho Linh mục Nguyễn Văn Lý với tuổi 60 e khó lòng thoát chết trong tình huống hiện nay…”. Kiều nói tiếp: “Vì vậy chúng tôi mong muốn Quý vị trong lúc này hơn bao giờ hết, cần quan tâm đến hiện tình của đất nước chúng tôi; vì chỉ trong một thời gian rất ngắn, khi cuộc đối thoại về nhân quyền với Na Uy hoàn tất, nhà nước Việt Nam đã thẳng tay đàn áp các nhân vật đối kháng, bắt bớ và ngược đãi Linh mục Nguyễn Văn Lý….

JPEG - 24.4 kb
Dân Biểu Dagfinn Høybråten, chủ tịch đảng Cơ Đốc Đại Chúng

Đáp lời, ông Dagfinn Høybråten cho biết, chính phủ Na Uy luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, mà đảng Cơ Đốc Đại Chúng do ông lãnh đạo, vẫn theo sát các diễn biến đã và đang xảy ra đối với các nhân vật đối kháng, nhất là qua vụ việc Cha Lý đang tuyệt thực và sức khỏe đang trên đà suy yếu. Ông Dagfinn Høybråten nói: “Hiện Na Uy có bang giao với Việt Nam, qua sự hợp tác kinh tế và đối thoại nhân quyền, nên chúng tôi trong tức thời có trách nhiệm phải lên tiếng…”. Ông Dagfinn Høybråten còn nhấn mạnh, Việt Nam đã được hưởng các quy chế mà thế giới chấp nhận, như: WTO, PNTR, v.v… nên Việt Nam phải tôn trọng những gì Na Uy đòi hỏi…”. Kế đó, ông Dagfinn Høybråten cũng nhắc lại cuộc đời Linh mục Nguyễn Văn Lý là chuỗi thời gian dài tù tội, vì đấu tranh bất bạo động để đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải thực thi những quyền tự do tối thiểu mà họ đã ký kết trước thế giới.

JPEG - 25.8 kb
Thắp Nến

Sau khi tất cả mọi người hướng lòng về quê hương Việt Nam để thắp nến cầu nguyện cho đất nước sớm có tự do dân chủ thật sự, một số vị đại diện cho cuộc mít-ting, cùng với ông Odd Jostein Sæther và cô Gunnhild Sørås, Cố vấn đảng Cơ Đốc Đại Chúng vào nơi phòng làm việc, để cùng với ông Dagfinn Høybråten bàn thảo tiếp những vấn đề còn ứ đọng.

Buổi mít-ting, thắp nến và trao Thỉnh Nguyện Thư kết thúc trong vòng 30 phút sau đó. Nhưng tin vào giờ chót ghi nhận, sau khi chấm dứt buổi hội kiến này, ông Dagfinn Høybråten cho biết vừa được văn phòng Bộ Ngoại Giao thông báo là đại diện chính phủ Na Uy, phối hợp cùng đại diện chính phủ Úc Đại Lợi và Thụy Sĩ, cùng lên tiếng thúc bách nhà nước Việt Nam phải ngồi vào bàn họp vào chiều nay tại Hà Nội, để chất vấn về vụ việc Linh mục Nguyễn Văn Lý.

JPEG - 22.3 kb
Trao Đổi tại Văn Phòng Quốc Hội

(Trích bản tin VNN, ngày 28/2/07)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.