Công An Đàn Áp Dân Oan Tọa Kháng Trước Quốc Hội 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 121.5 kb

Đêm 18-7-07, nhà cầm cầm quyền CSVN đã cho công an bao vây tấn công giải tán đồng bào biểu tình khiếu kiện trước văn phòng QH2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn, ép buộc bắt đưa lên xe chở về địa phương.

Công an CSVN bắt đầu tiến hành cuộc đàn áp vào khoảng 10 giờ đêm sau khi đã chuẩn bị nhiều ngày.

Tại hiện trường vào ban đêm chỉ có khoảng hơn 600 dân oan khiếu kiện bám trụ trong các lều bạt căn quanh tòa nhà văn phòng 2 quốc hội CSVN, vì không đủ chỗ những người còn lại phải tản mác các nơi tạm trú ẩn. Nhà cầm quyền CSVN đã đưa số công an đông đảo hơn số đồng bào dân oan, cùng với hàng chục xe cây tới bao vây toàn bộ khu vực trước văn phòng Quốc Hội 2 tại Saigon, ngăn chặn không cho những người khác vào nơi này để tiến hành việc đàn áp những người biểu tình bên trong.

Trước khi tấn công, công an đã nhiều lần tiến sát vào hàng rào dọ dẫm, đồng bào biểu tình kêu la phản đối thì công an lui lại. Theo những người nông dân tham dự biểu tình trong vòng vây lúc đó mô tả thì lần đầu tiên họ mới thấy công an đông quá đông, cùng với hàng ngàn dân chúng, phần đông là phụ nữ, đứng hai bên đường theo dõi. Mặc dầu lo lắng, nhưng với tay không bà con nông dân khiếu kiện chỉ biết dùng loa kêu cứu. Trong lúc đó, công an tiếp tục đưa xe tải thương, xe quân đội, xe chữa lửa và xe đò dùng chở người đến quanh địa điểm. Tất cả điện thoại di động quanh khu vực đều bị phá tắt sóng.

Sau khi thấy đồng bào phản ứng bất bạo động, công an đã ra tay đàn áp, xông vào cưỡng bức kéo bà con thảy lên các xe chở đi. Để đề phòng trường hợp vẫn có người thu được hình ảnh, hầu hết những tên làm công việc bốc xúc đồng bào đều cởi trần để tránh những ống kính thu hình. Họ dùng cả lựu đạn cay và vòi rồng tấn công người biểu tình. Chúng dùng vòi rồng phun mạnh vào những chiếc lều bạt giăng ở dọc đường và những biểu ngữ treo chằng chịt, giữa những tiếng la hét kêu cứu thảm thương của những người dân không tấc sắt trong tay. Đèn pha chiếu sáng cả khu vực biểu tình làm chói mắt khiền đồng bào biểu tình khó có thể chống cự lại. Người nào không đi thì công an dùng bạo lực lôi kéo, áp tải lên xe.

Những người chứng kiến cuộc đàn áp không làm gì được vì lực lượng công an quá hùng hậu, chúng dùng cả roi điện và dùi cui để ngăn chặn những người ở ngoài tiến vào trong.

Theo lời kể của người dân biểu tình thoát chạy, những người biểu tình đã phản kháng không chịu rời địa điểm biểu tình, nhưng cứ bốn, năm công an, dân phòng xốc một người lên xe, có người bị té thương tích bầm mình, có người bị khống chế còng tay… cuối cùng họ cũng dẹp xong.

Hầu hết người biểu tình hiện diện tại hiện trường đã bị lôi lên xe đò đưa về tỉnh về, một số khác dạt ra được lẫn trốn với hy vọng sẽ tụ lại sau đó.

Ngoài ra còn có một số người quyết chống cự bị công an bắt đem về trại giam Phan Đăng Lưu, trong đó có cô Hoa, cô Vũ Thị Thanh Phương và Lưu Thị Thu Duyên.

Tin ghi nhận cũng cho biết có người bị đánh trọng thương trên đầu, có người bị ngất xỉu, hiện trường trong lúc hỗn loạn, tiếng bà con la hoảng hốt qua điện thoại ghi nhận từ xa.

Cuộc đàn áp kéo dài đến khoảng 12 giờ đêm. Cuộc biểu tình của hằng ngàn đồng bào mất nhà mất đất về khiếu kiện tại Văn Phòng Quốc Hội 2 CSVN ở Saigon kéo dài đựơc 27 ngày đã bị công an dẹp sạch trước khi CSVN khai mạc cuộc họp tại Hà Nội.

Theo tin tức từ người dân tham gia khiếu kiện ở Hà Nội cho biết là vào cùng ngày xảy ra việc giải tán dân khiếu kiện ở Sài Gòn thì những người dân Hà Tây ra Hà Nội khiếu kiện trước văn phòng trung ương CSVN cũng bị giải tán vào lúc 8 giờ 30 cùng ngày.

Mặc dầu CSVN đã dẹp tan cuộc biểu tình của dân dân oan tại Sài Gòn, nhưng không dẹp tan được khối hờn căm oan ức đang sôi sụt trong tim người nông dân VN thấp cổ bé miệng, đang bị cướp giật, đọa đày dưới chế độ độc tài Cộng Sản.

Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên Thanh Trúc và Trà Mi, Đài Á Châu Tự Do, về tình trạng một số dân oan bị đàn áp.

****

JPEG - 57.2 kb

Lời Kể Của Các Nạn Nhân

Hai ngừơi bị đánh, bị bắt lên xe giải về nguyên quán, kể lại với Thanh Trúc chi tiết vụ càn quét dân oan tối 18 như sau:

Bà Mai: Bửa này là ngày 19 tây vậy hôm qua là ngày 18 tây. Tối 18 họ dùng áp lực để đuổi dân về, coi như là dân không có đồng ý về. Họ đem công an lực lượng cơ động trong đó hồ như ở trần mà có xâm mình khỏang trăm mấy chục người. Cái đó hình như là xã hội đen.

Thanh Trúc: Ý chị muốn nói là hình như công an sử dụng xã hội đen?

Bà Mai: Dạ để trấn áp bà con. Họ bao vây hai đầu khúc đường chổ 194 và không có cho xe chạy. Và hồi đêm hôm khỏang 10 giờ tối giờ Việt Nam mình cho tới 2 giờ luôn là họ bắn súng cay. Bắn đâu trúng dân là bắt đầu quay ngang họ họ khiêng lên xe, một người dân oan là bốn người khiêng thảy lên như heo vậy đó.

Ông Phương: Nó xịt thuốc cay cay luôn con mắt không thấy đường, rồi nó nhào vô nó quăng nó liệng lên xe như liệng heo vậy, bà con chạy tán lọan hết trơn. Có ông già 80 tuổi ông là lên, ổng kêu đảng và nhà nứơc oi hãy cứu dân. Nói đảng nhà nứơc gì chớ ở trên xúi thì ở dưới mới dám làm.

Bà Mai: Họ úynh mười mấy người, trong đó có một ngàn mấy mà họ úynh mười mấy người bể đầu chở đi bệnh viện đó.

Ông Phương: Đàn ông con trai thì bị đánh nhiều, đàn bà con gái bị ít. Nó cầm cây roi điện nó úynh trên đầu, nó nói tại sao liên hệ nứơc ngòai xin tiền xin bạc với lại liên hệ với Thích Quảng Độ cho tiền cho gì, Nó hăm he vậy…

Bị đánh vì nhận tiền của Hòa thượng Quảng Độ?

Thanh Trúc: Anh không bị bắt? Vậy có ai bị công an bắt giữ không?

Ông Phương: Có chứ, nó liệng lên xe rồi chở về tỉnh, chở về tỉnh nó bỏ giữa đường, nhà mình thì mình đi về.

JPEG - 9.6 kb

Bà Mai: Họ chở về nhà nhưng mà dọc đường họ đánh dã man, họ điều tra, họ nói là tại sao dân lên đây khiếu kiện mà cũng như là nước ngòai nuôi, có đoàn Thích Quảng Độ lại cho tiền, tại sao dân lấy tiền, họ không có đồng ý cho nên họ đánh.

Thanh Trúc: Chị có bị đánh không?

Bà Mai: Cũng có luôn. Đêm hôm họ bắt về họ điều tra đủ thứ họ đánh dữ lắm. Khi về tới nhà thì họ đâu có bỏ ở nhà, họ bỏ thí giữa đường, nửa đêm nửa hôm dân cứ mạnh ai về đâu về.

Thanh Trúc:Thực sự ra những ngừơi khiếu kiện có liên hệ với thầy Thích Quảng Độ để mà xin tiền xin bạc, và có liên hệ với nước ngòai hay không?

Ông Phương: Dạ không, tụi tui khiếu kiện ở trển thì thấy bà con khổ sở thì ngừơi ta đem cơm người ta cho thì mình ăn ở ngòai chứ không biết vấn đề gì khác, cũng không liên hệ gì trơn.

Bà Mai: Thì vào ngày 18 là ngày hôm qua đó, Thích Quảng Độ có lợi thăm bà con và cho bà con mỗi một người khỏang năm trăm ngàn vậy đó. Thích Quảng Độ nói cho bà con để bà con thuốc men bịnh họan cuộc sống hàng ngày vậy đó, chia sẻ cái nỗi đau thương của người dân bị cướp đất cướp tài sản , không nhà không cửa không tài sản mới lên đây đi đòi nợ.

Thanh Trúc: Chị có được năm trăm ngàn đó không?

Bà Mai: Dạ được luôn chị.

Thanh Trúc: Khi mà Hòa thượng Thích Quảng Độ ra đó cho tiền bà con thì công an có tới không?

Bà Mai: Công an thì ở xung quanh đó nhưng mà không nói gì. Đoàn của Thích Quảng Độ cùng vô đó khoảng 18 người, vô quay phim chụp hình cũng như là an ủi dân vậy thôi. Nhưng mà khi cái đòan của Thích Quảng Độ vừa về xong thì công an bắt đầu xáp tới là hành hung dân chúng tôi từ vào buổi chiều ổng vào đó khi ông bước ra về xong là họ tiến quân họ hành hung cho tới tối qua ngày 18 cho tới tối khuya.

Coi như đêm hôm là lớp bị bắn súng cay, lớp bị đánh rồi khiêng lên xe. Bể đầu thì đếm là khỏang mười mấy người coi như là nằm bệnh viện Phú Nhuận. Không còn ai trước Văn phòng Quốc hội.

Thanh Trúc: Bây giờ là 12 giờ trưa giờ Việt Nam, trước chỗ nhà tiếp dân của quốc hội có còn ai không?

Bà Mai: Hiện bây giờ là vắng lặng, không còn người dân oan nào ở đó hết trơn, coi như là họ đánh đuổi về hết rồi, không còn ai ở đó.

Ông Phương: Mà về nhà bây giờ công an cũng canh bề trên bề dưới. Nó mướn mấy quán nứơc nó lại nó ngồi tối ngày. Tui là khiếu kiện hai mươi mấy năm nay, 1982 tới giờ.

Từ mấy lâu nay nhà cầm quyền xã huyện tỉnh tới trung ương luôn đều thờ ơ vô trách nhiệm còn tổ chức công an huyện tỉnh hành hung người dân. Dân giờ lầm than đói rách, bị cướp đất rồi bị bắt óanh, thiệt bây giờ sống như kẻ khủng.

Thanh Trúc: Cảm ơn anh Phương, cảm ơn chị Mai.

MP3 - 553 kb
Thanh Trúc (RFA)

****

JPEG - 96.6 kb

Tình Hình Của Người Dân Khiếu Kiện,

Sau Khi Bị Cưỡng Chế Áp Giải Về Tận Địa Phương

2007.07.20

Trà Mi, phóng viên đài RFA< br>

Tất cả bà con khiếu kiện đất đai từ 19 tỉnh và 9 quận ở thành phố biểu tình ôn hoà trước cửa văn phòng 2 Quốc hội tại TPHCM đã bị giải tán bằng vũ lực vào tối ngày 18/7/2007, tức chỉ một ngày sau khi vị tu sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam là Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến thăm hỏi và cứu trợ cho những người dân oan. Sau khi bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương, tình hình của bà con như thế nào? Trà Mi hỏi thăm một số dân oan ở các tỉnh để tìm hiểu thêm. 24 tiếng đồng hồ sau khi đoàn biểu tình khiếu kiện đất đai bị ép buộc trở về địa phương, chúng tôi liên lạc với nhiều dân oan ở nhiều khu vực khác nhau, và được biết.

Bà Thêm: Nó lôi dân về, hai ba người nó kè một người, lôi lên xe hết trơn luôn. Chúng tôi cự dữ lắm, cương quyết không về, nhưng nó lôi khiêng lên xe một hơi một hết trơn.

Trà Mi: Thưa những chiếc xe đó chở bà con về thẳng tỉnh hay sao?

Bà Thêm: Dạ, nó chở thẳng về tỉnh, rồi đưa mình 20 ngàn đi xe về nhà. Nó xô đẩy có người dập đầu xuống đất như ông Ba ở Tiền Giang. Ông không chịu về, nó lôi, nó xô, ông bị đập đầu xuống đất, thấy đứt ruột luôn! Đằng này cũng nói dữ lắm, nói luật lệ nào mà lấy đất của dân, chủ tịch tỉnh bao che, không xử, giấy trung ương đưa về cũng không giải quyết, luật gì kỳ vậy, luật rừng, luật cướp giật không!

Trà Mi: Từ khi bà con về đến nhà thì không có ai bị mời làm việc hay bị gây khó dễ gì chứ ạ?

Bà Thêm: Dạ hổng có ai mời hết trơn đó, ngày mai này xuống tỉnh coi nó giải quyết coi sao. Ý của tôi là nếu như mai mà nó không giải quyết thì chắc phải quay trở lên liền.

Trà Mi: Nếu quay trở lại đó mà bị đàn áp, bị đuổi về nữa thì bà con làm thế nào?

Bà Thêm: Thì coi tình hình làm sao phải gặp được ông thủ tướng chứ mà nói về đây mà không giải quyết thì chết sống gì cũng phải trở lên đó. Nó tàn nhẫn lắm. Bà con đi mướn chỗ để tắm mỗi lần 3 ngàn đồng mà nó cũng lại cấm không cho người ta cho mướn.

Người ta lại bán bánh mì cho dân oan nó cũng lại đánh đập người ta, tàn nhẫn lắm, không cho ai mua bán gì lại đó hết trơn. Bữa trước có ông hoà thượng lại cho tiền. Đến tối đó nó tắt đèn tối hù hết. Chúng tôi phát loa lên la kêu cứu dữ lắm. Rồi đêm hôm sau nó đem lực lượng đến như vậy đó.

Vừa rồi là câu chuyện với bà Thêm, từ tỉnh Kiên Giang. Một dân oan khác tên Lành, cho biết thêm:

Bà Lành: Nó chở về tới tỉnh, nhưng không đưa về tới nhà, tới đó rồi đưa mỗi người 20 ngàn để tự túc đi xe về nhà.

Trà Mi: Từ tối hôm qua đến nay, bà con có được chính quyền mời lên làm việc không?

Bà Lành:Không có, nó hẹn ngày 20, xin nó giấy hẹn nó không cho, mà nó áp đảo, cưỡng chế, hành hung, làm dữ lắm. Ai không chịu thì nó lôi kéo, khiêng thảy lên xe. Nó muốn giải tán để không bị nhục nhã vì chỗ đó nhân dân qua lại đầy đủ. Nó sợ trong và ngoài nước thấy cảnh nó hà hiếp nhân dân mà nhân dân phải kéo đến cả ngàn người ở đây. Cho nên nó tập trung tất cả lực lượng, công an nào cũng có đầy đủ hết.

Trà Mi: Thưa bà con về đến nhà yên ổn, không xảy ra điều gì đáng tiếc, phải không ạ?

Bà Lành: Cũng bình yên. Có những người phản kháng thì nó lôi kéo, xô đẩy như con vật, đẩy lên xe. Nó nói về dưới đi rồi nó giải quyết. Đồng bào không ai đồng ý hết, xua đuổi không cho nó đến gần. Nó nói láo nhiều lần, bà con về tới không giải quyết được gì, chỉ nói láo không. Mà không biết ngày mai này nó nói như thế nào. Nếu nó giải quyết không xong thì mình lên trên đó để đòi hỏi đất của mình nữa, để cho ở trên thủ tướng thấy để trả cho mình.

Trong khi đó, những người cương quyết phản kháng, không chịu đi về, thì bị thương tích và thậm chí là bị trọng thương. Các gương mặt đại diện, tiên phong trong các đoàn khiếu kiện của các tỉnh, hoặc những người bị nghi ngờ là “xúi giục, cầm đầu bà con biểu tình” thì ngay khi về đến địa phương liền bị mời lên làm việc với cơ quan an ninh. Từ Long An, một dân oan tên Chính cho biết tình hình bà con ở đây:

Ông Chính: Tôi ở Long An, bà con xung quanh đã về nhà hết rồi.

Trà Mi: Không có tình trạng bị trọng thương hay đáng tiếc nào xảy ra chứ, thưa ông?

Ông Chính: Dạ không, ở Long An chúng tôi không có người bị trọng thương. Bên Tiền Giang thì có. Những người chống lại với công an, xô xát qua lại thì họ bị thương cũng 2,3 người. Những người chống lại công an thì đã bị bắt rồi. Những người khác họ cho về hết.

Trà Mi: Số bà con ở Long An sau khi về đến nơi rồi có được chính quyền hẹn lên giải quyết không?

Ông Chính:Họ cũng chẳng có giải quyết gì đâu, là vì đã nhiều lần quá rồi. Chúng tôi gặp họ chừng 20 lần như vậy mà không có lần nào họ giải quyết cho thoả đáng, họ nói dóc không hà. Chúng tôi thấy không có hy vọng gì đâu.

Trà Mi: Khiếu kiện lâu năm không được giải quyết, biểu tình thì bị đàn áp, bà con dân oan sắp tới đây sẽ làm thế nào?

Ông Chính: Bây giờ thì họ cũng liều mạng thôi. Vài bữa rồi họ kéo lên nữa.

Trà Mi: Kéo lên nữa không sợ bị đàn áp, bị quy tội và gặp khó khăn với chính quyền hay sao?

Ông Chính: Hôm qua họ đòi nhảy lao xuống xe cho xe cán chết cho rồi, vì bây giờ cùng đường rồi. Phần nhiều là không còn phương tiện để sống nữa, nhà cửa không có. Họ cứ tiếp tục kéo lên nữa, không sợ đâu là vì họ cũng liều chết rồi, chẳng còn tương lai gì nữa thì chết cho rồi chứ sống làm gì? Thành ra họ cũng chẳng sợ tụi nó.

Tình trạng của bà con ở Tiền Giang ra sao? Ông Phước, một dân oan trong đoàn, phát biểu:

Ông Phước: Ba người ở Gò Công Đông, Gò Công Tây, hồi hôm nó đưa về dưới, sáng bắt đầu kêu lên làm việc, làm việc xong thả về, rồi đến chiều mời lên nhốt luôn rồi. Họ là những người cầm loa phóng thanh, hô đả đảo hồi hôm đó, bắt mấy người đó đó.

Trà Mi: Trước tình cảnh như vậy, trong những ngày sắp tới, bà con sẽ tiếp tục đấu tranh tới cùng hay sẽ bị cuộc?

Ông Phước: Thì cũng phải làm nữa chứ. Tôi mấy chục năm nay rồi, giờ tôi phải theo chứ.

Chúng tôi có dịp hỏi thăm chính một trong những người đã gặp rắc rối với chính quyền địa phương ngay sáng hôm sau cuộc đàn áp là ông Bảy. Từ Tiền Giang, ông cho biết:

Ông Bảy: Bữa nay công an đã mời tôi suốt ngày nay. Nguyên nhân là khiếu tố khiếu nại dành lại dân chủ nhân quyền, do tôi là đại diện bà con hai tỉnh, hai huyện. Họ nói tôi là cấu kết với nước ngoài, làm mất mỹ quan ở quốc hội. Ngày mai họ sẽ mời tôi đến huyện để xử lý.

Trà Mi: Hôm nay, ông đã làm việc với cơ quan nào, và trong bao lâu?

Ông Bảy: Làm việc với Ủy ban nhân dân xã trên 4 tiếng đồng hồ. Họ nói tôi xách động biểu tình.

Trà Mi: Thưa ý kiến của ông ra sao?

Ông Bảy: Mình là người đi khiếu kiện dành lại nhân quyền, sự tự do. Chúng tôi 7, 8 năm nay mất đất đai, không được hưởng tự do, nhân quyền. Chính quyền cướp đất, cướp tài sản của nhân dân chúng tôi. Chúng tôi sống lầm than, điêu đứng. Con cháu phải bỏ học lê thê. Đến bây giờ chúng vẫn còn trù dập.
Mình làm chuyện nghĩa, dành lại những gì nhân dân đã mất mát. Dân chủ nhân quyền không có làm sao sống? Không thể sống nỗi. Tôi bây giờ khó khăn về kinh tế, đơn thân độc mã, không có thế lực, không có gì trong tay cả, thì chỉ xuôi tay thôi, do số phận, do trời đất định.

Trong số bà con dân oan bị cưỡng chế lên xe, áp giải về địa phương cũng có một số ít trốn lại được do đã tìm cách rời khỏi địa điểm biểu tình trước khi cuộc đàn áp xảy ra, như trường hợp của bà Siêu, dân oan ở Bến Tre:

Bà Siêu: Tôi thì tính không về vì tôi không tin tửơng ở tỉnh Bến Tre, mất lòng tin rất nhiều lần, giờ chúng tôi không tin lời nó nói nên cũng chẳng cần gặp nó để làm gì.

Ôm nỗi oan ức bị tước đoạt tài sản đất đai mấy chục năm trời, bị mất lòng tin trước sự thờ ơ của chính quyền, sự bất công của luật pháp, cũng như những người khác, bà Siêu khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh đòi công lý và lẽ phải, cho dù cái giá phải trả có như thế nào:

Mình cũng phải tìm cách đòi hỏi tiếp, đòi cho bằng được công lý của mình, chứ mình cũng đâu có bỏ cuộc.

Vừa rồi là câu chuyện giữa Trà Mi với những người tham gia biểu tình từ nhiều tỉnh, nói về tình hình của bà con dân oan sau khi bị giải tán bằng vũ lực trước cửa trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn và bị cưỡng chế áp giải về tận địa phương.

MP3 - 997.5 kb
Trà Mi (RFA)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?