Công An CSVN Tiếp Tục Đàn Áp Những Nhà Hoạt Động Dân Chủ Ở Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công an CSVN lại ra tay đàn áp thô bạo những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Hà Nội vì đã hưởng ứng thư mời hợp tác của Văn phòng Luật sư Pháp quyền – Sài Gòn.

Theo tin Nhóm phóng viên đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền ở Hà Nội, vào sáng ngày 19-11-2008, một toán an ninh mật vụ, cảnh sát thuộc sở công an CSVN Hà Nội đã bất ngờ đột nhập xông vào tư gia nhà báo Nguyễn Khắc Toàn để lục soát và bắt giữ 3 người, gồm cả chủ nhà và 2 nhà tranh đấu khác là cựu trung tá Trần Anh Kim cùng ông Vi Đức Hồi, cựu giám đốc trường đảng CSVN huyện Hữu Lũng.

Nguồn tin cho biết sự việc, vào ngày 15-11-2008 ba nhân vật bất đồng chính kiến gồm các ông Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội, Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn, và Trần Anh Kim ở Thái Bình đã cùng nhau soạn thảo, ký tên vào một bức thư chung hưởng ứng “Thư mời hợp tác bào chữa cho các nạn nhân tham gia Phong trào dân chủ Việt Nam bị bắt giam” do việc họ đã tiến hành treo các biểu ngữ tại một số địa phương miền Bắc. Bức thư trên đã được công bố rộng rãi trên mạng lưới internet toàn cầu vào ngày 16-11-2008 về việc họ tình nguyện làm bào chữa viên nhân dân theo đúng quy định của luật pháp trong nước hiện hành.

JPEG - 20.5 kb

Trước đó mấy ngày, do việc nghe trộm qua điện thoại trao đổi giữa các nhà tranh đấu này nên bộ máy công an CSVN trong nước đã biết được sáng ngày 19-11 luật sư Lê Trần Luật, trưởng văn phòng luật sư Pháp Quyền có trụ sở đóng tại quận Gò Vấp, Sài Gòn, bay ra Hà Nội gặp gỡ trực tiếp các nhà tranh đấu có tên trong văn thư hưởng ứng trên. Trước đó vào các ngày 17 và 18-11-2008 có thêm 2 nhà tranh đấu đồng ý tham gia đoàn “bào chữa viên nhân dân” để bênh vực trước toà án chế độ cho số anh chị em đã bị bắt giam chờ ra toà. Đó là các ông Vi Đức Hồi ở Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4, tên Phạm Mỹ Phố, hiện cư trú tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vốn là bạn chiến đấu và là đồng hương của ông Trần Anh Kim.

JPEG - 6.1 kb

Sáng ngày 19-11, các nhà tranh đấu Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi đã vào được nhà ông Nguyễn Khắc Toàn từ hơn 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 sáng để chờ đợi luật sư Lê Trần Luật vừa từ Sài Gòn bay ra sẽ tới đây để bàn bạc các công việc chi tiết cho việc hợp tác bào chữa sắp đến. Trong khi mọi người đang uống nước, trao đổi và thăm hỏi sức khoẻ của nhau thì bất ngờ có gần chục an ninh mật vụ của công an bảo vệ chính trị CSVN thuộc phường Tràng Tiền, của công an quận Hoàn Kiếm và của sở công an TP Hà Nội đã tự tiện mở khoá đột nhập vào nhà riêng của gia đình ông Nguyễn Khắc Toàn. Toán an ninh chính trị nói trên phong cách rất bặm trợn xông thẳng lên phòng khách của gia đình và phòng làm việc của ông Nguyễn Khắc Toàn đòi kiểm tra hành chính, vì họ nói “có tin do quần chúng báo gia đình anh chứa chấp người lạ…”. Trước hành vi thô bạo không lịch sự và kém văn hoá như vậy, nên ông Nguyễn Khắc Toàn và người nhà ra sức ngăn cản không cho họ xông vào nơi cư trú của gia đình bất hợp pháp. Do lực lượng công an, mật vụ quá đông đảo và trắng trợn nên họ cố tình gạt tay, gạt người ông Nguyễn Khắc Toàn làm suýt té ngã từ độ cao xuống phía dưới rất nguy hiểm cho tính mạng. Cuối cùng họ đã ép buộc cả hai vị khách đến từ Thái Bình và Lạng Sơn phải đi xuống lầu. Riêng ông Vi Đức Hồi bị mấy nhân viên an ninh xông vào lôi đi túi bụi, trong khi ông Trần Anh Kim chất vấn họ vì sao công an bắt giữ trái pháp luật anh em chúng tôi? Phía công an đã áp giải cả 3 nhà tranh đấu phải ra trụ sở công an phường Tràng Tiền để thẩm vấn cuộc gặp gỡ tại Hà Nội thật hết sức vô lý và phi pháp. Sau khi áp giải các ông Kim và Hồi ra đồn công an để tra vấn rôì họ còn chỉ đạo trung uý Bùi Đình Toàn phải xông thẳng lên nhà để kiểm tra xem còn ai ẩn nấp không mới thôi.

Đến 11 giờ, Ls Lê Trần Luật biết tin các nhà tranh đấu tham gia làm bào chữa viên nhân dân nói trên đã bị bắt giữ tại đồn công an nên phải bỏ dở cuộc làm việc với các linh mục tại Giáo Xứ Thái Hà để đến đồn công an nói trên thăm gặp động viên anh em. Tại đây mọi người đã gặp nhau được ít phút lần đầu tiên với luật sư trẻ chuyên bênh vực cho nhân quyền và công lý rất nổi tiếng từ Sài Gòn ra trước sự giám sát chặt chẽ của hàng chục công an, mật vụ.

JPEG - 42.3 kb

Đến khoảng 11 giờ 30, công an yêu cầu Ls Lê Trần Luật xuống tầng 1 thẩm vấn và lập biên bản làm việc, nhưng bị anh từ chối bất hợp tác. Sau đó họ buộc phải để Ls Luật ra đi đến dự cuộc gặp với viên chức chính trị toà đại sứ quán Hoa Kỳ trên đường Nguyễn Chí Thanh trong một tiệm ăn + cafe gần toà đại sứ Hoa Kỳ trên đường Láng Hạ. Tại đây đã diễn ra cuộc gặp giữa Ls. Lê Trần Luật với đại diện sứ quán Hoa Kỳ là ông Christian Marchant, ngoài ra còn có Ls Lê Quốc Quân, cựu nhà báo CS Nguyễn Vũ Bình. Trong cuộc gặp, Ls Luật đã thông báo cho viên chức ngoại giao phụ trách chính trị, dân chủ và nhân quyền của toà đại sứ cũng như tất cả mọi người nêu trên về thông tin công an Hà Nội đã đàn áp ngăn chặn các nhà tranh đấu gặp gỡ họp bàn các thủ tục làm bào chữa viên nhân dân cho các anh chị em dân chủ đang bị hoạn nạn. Khi được nghe Ls Luật nói cụ thể diễn biến xảy ra tại đồn công an Tràng Tiền mà anh trực tiếp chứng kiến, ông Christian Marchant nhún vai ngao ngán tỏ ý rất buồn lòng về tình trạng sự thật nhân quyền tồi tệ, cũng như hệ thống luật pháp rừng rú tại Việt Nam hiện nay.

Trong đồn công an CSVN Tràng Tiền có hơn 12 công an các cấp của Hà Nội đã thẩm vấn, tra hỏi các nhà tranh đấu gay gắt lý do tại sao tụ họp và vì sao lại bàn bạc muốn làm bào chữa viên nhân dân trước các phiên toà chính trị sắp tới. Trước sự sách nhiễu đó, các nhà tranh đấu nêu rõ họ chỉ làm theo đúng luật pháp quy định về quyền tự do dân chủ của các công dân Việt Nam mà thôi. Ngoài ra họ còn cho biết, một số Ls trong nước có tên là Thắng Cảnh khi được ướm hỏi giá tiền đứng ra bào chữa cho số anh chị em dân chủ thì vị này đã đòi lên tới 10 triệu đồng VN một đầu người khi họ bị đem ra xét xử, còn các Ls khác ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cho chị người tình của dân oan Nguyễn Kim Nhàn biết giá phải trả là 20 triệu đồng VN một “bị cáo”… Do giá thuê Ls bào chữa quá đắt đỏ so với mức sống nghèo khổ của người dân trong nước như vậy và nhất là hoàn cảnh nghèo túng khó khăn của tất cả nạn nhân đang trong cảnh tù đầy hiện nay. Nên số anh em đấu tranh dân chủ có lương tâm như vậy không đành lòng nhìn thấy anh em dân chủ bị nạn khi bị ra toà án chế độ độc tài trong nước không có người bào chữa. Vì vậy họ quyết định cùng bàn thảo và tình nguyện đứng ra bênh vực miễn phí toàn bộ cho các nạn nhân nói trên.

Phía công an thẩm vấn có trung tá công an CSVN Bạch Hưng Tân thuộc phòng điều tra xét hỏi PA-24, thượng tá CSVN Hà Mạnh Hoà, trung uý cảnh sát khu vực Bùi Đình Toàn và rất nhiều mật vụ của phòng PA -38 khác nữa…. Riêng Bạch Hưng Tân đe doạ ông Nguyễn Khắc Toàn rằng: “Có thể sẽ lập hồ sơ truy tố vụ việc các anh dám đứng ra làm bào chữa viên nhân dân để chống lại đảng và nhà nước. Đây là hành động thái quá mà công an không thể chấp nhận được cần phải bị xử lý nghiêm …!”

Tất cả các nhà tranh đấu bị bắt giữ đã tranh cãi vừa ôn tồn, vừa thẳng thắn đầy lý lẽ thuyết phục với các sĩ quan an ninh tra vấn họ. Anh em dân chủ bản lĩnh rất vững vàng và nói rõ chính cơ quan an ninh của công an Hà Nội mới là những người vi phạm luật pháp rất nghiêm trọng. Còn về phía anh em dân chủ họ chỉ chiếu theo các điều trong hiến pháp và các bộ luật hình sự, tố tụng hình sự của chính nhà nước CHXHCN VN để thực hiện các quyền công dân của mình và tuyệt đối không có gì sai trái so với hệ thống luật của nhà nước XHCN Việt Nam độc tài này.

Suốt buổi thẩm vấn mấy giờ liền họ chỉ cho các nhà tranh đấu uống nước suông còn cơm trưa thì họ bỏ đói, mặc dù bị mấy anh em dân chủ lên tiếng phản đối quyết liệt. Một số công an còn đòi khám tìm tài liệu dân chủ và USB trong người hai ông Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi nhưng bị họ đấu tranh phản kháng dữ dội nên công an thôi không dám tiến hành nữa.

Đến 15 giờ công an đã tạm thả 2 ông Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi ra khỏi đồn công an Tràng Tiền trước để đi ăn tạm cơm trưa rồi sau đó họ lên xe đò trở về quê. Còn riêng ông Nguyễn Khắc Toàn thì đến 16 giờ cùng ngày họ tạm áp giải về nhà, đồng thời công an Hà Nội tái lập chốt canh gác luôn trước nhà để ngăn chặn Ls Lê Trần Luật và các nhà tranh đấu kia tái nhóm gặp lại nhau bàn bạc việc làm đơn xin thành lập đoàn bào chữa viên nhân dân theo chính quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là lần thứ 11 tư gia của nhà báo tranh đấu dân chủ Nguyễn Khắc Toàn bị thiết lập chốt canh gác trong vòng gần 3 năm qua kể từ khi ông được tạm thả khỏi trại tù vào đầu năm 2006.

Tin cho biết, đến buổi chiều tối cùng ngày, an ninh CSVN đã cắt hoàn toàn số điện thoại vẫn thường dùng của Ls Lê Trần Luật từ bao lâu nay, mặc dù đây là số điện thoại thuê bao của anh với ngành bưu điện Tp – Sài Gòn có hợp đồng đàng hoàng. Việc này là nhằm trả đũa do anh đang hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và hiến pháp để tiếp sức cho công cuộc đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ và công lý tại Việt Nam khá can đảm và nguy hiểm.

Theo ông Nguyễn Khắc Toàn qua cuộc điện đàm cho Ls Lê Trần Luật lúc mới được thả để thông tin mọi tình hình đã xảy ra, thì: “Như vậy thái độ của đảng, nhà nước CSVN là quyết tâm chỉ đạo công an ngăn cản, sách nhiễu rất mạnh mẽ, rất quyết liệt việc các anh em dân chủ dám dấn thân góp phần baỏ vệ công lý, bảo vệ lẽ phải khi nhận lời hợp tác trước Thư kêu gọi của Văn phòng luật sư Pháp quyền mà em đang đứng đầu…”.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Toàn cũng cho biết, tất cả anh em đấu tranh có tấm lòng bảo vệ anh chị em dân chủ đang trong lao tù chế độ độc đoán trong nước đã có tên tham gia trong nhóm “bào chữa viên nhân dân”. Là song song với việc viết các bài bào chữa để gửi tới các cơ quan tham gia tố tụng những vụ án này là đồng thời sẽ công bố rộng rãi trên mạng internet toàn cầu các quan điểm bào chữa của mình để tạo dư luận chung gây áp lực với đảng và nhà nước nhằm bênh vực cho các nạn nhân đang bị trù dập, đàn áp nặng nề.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.