Cộng Sản Việt Nam Vận Động Chính Quyền Nam Dương và Mã Lai Phá Đổ Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam Tại Galang và Bidong

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 35.9 kb
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam tại Bidong, Mã Lai. (Ảnh: Văn Khố Thuyền Nhân)

Đối với người Việt Nam nói riêng và đối với thế giới nói chung các địa danh mang tên Galang, Bidong đã trở thành một di tích lịch sử như 23 địa danh khác tại vùng Đông Nam Á, đã đón bước chân tìm tự do của hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Theo số liệu của chính quyền Nam Dương thì từ năm 1975 cho đến năm 1991 đã có non 250 ngàn thuyền nhân Việt Nam và Campuchia tá túc trên hòn đảo Galang, thuộc bang Batam trước khi được đi định cư tại các nước Pháp, Úc, Mỹ, Gia Nã Đại… Trong khi đó, Bidong là một hòn đảo thuộc bang Terengganua của Mã Lai cũng đã đón tiếp khoảng 200 ngàn thuyền nhân Việt Nam ghé qua từ năm 1975 cho đến năm 1990. Theo số liệu của chính quyền Mã Lai thì có 4.535 em bé chào đời trên đảo và có 433 người đã vĩnh viễn nằm lại ở đây. Sau khi đã định cư nước thứ ba, hàng năm vẫn có nhiều thuyền nhân quay trở lại hai nơi này để thăm viếng cũng như thắp hương cho những người thân đã quá cố.

Đánh dấu 30 năm ngày Sài Gòn sụp đổ, vào trung tuần tháng 3 năm 2005, do sự vận động của Văn Khố Thuyền Nhân và các đoàn thể tại Úc Châu đã thực hiện một chuyến thăm viếng hai trại tỵ nạn Bidong và Galang, đồng thời khánh thành hai tượng đài, để tri ân chính phủ và nhân dân Mã Lai và Nam Dương, đồng thời ghi lại một dấu ấn của lịch sử.

JPEG - 27.6 kb
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam tại Galang, Nam Dương. (Ảnh: Văn Khố Thuyền Nhân)

Lễ khánh thành tượng đài thuyền nhân tại Galang, Nam Dương, diễn ra vào ngày 24 tháng 3 năm 2005, với sự chứng kiến của ông Sofian De Jail, Tổng giám đốc Nha truyền thông của Bộ ngoại giao Nam Dương và đại diện cao cấp của chính quyền tiểu bang Batam cùng trên 100 cựu thuyền nhân Việt Nam từ các quốc gia Úc, Pháp, Mỹ, Gia Nã Đại tham dự. Trong khi đó, tại Mã Lai, thủ hiến Dato Seri Idris Jushoh của bang Terengganua, từ tháng 9 năm 2004, đã ban hành sắc lệnh biến đảo Bidong thành một di sản văn hóa lịch sử và khai thác du lịch, nên Bidong nghiễm nhiên trở thành một khu di tích đáng chú ý. Vì thế mà sau khi viếng thăm Galang, phái đoàn hơn 100 cựu thuyền nhân Việt Nam đã ghé đến đảo Bidong, được chính quyền bang Terrengaganu tiếp đón một cách trọng thể. Ông Dan Mohamad Awang, chủ tịch ủy ban phát triển công nghiệp và du lịch của bang này đã chứng kiến buổi lễ dựng tượng đài tưởng niệm thuyền nhân trên đảo Bidong.

JPEG - 23.6 kb
Dòng chữ ghi trên Tượng Đài Thuyền Nhân. (Ảnh: Văn Khố Thuyền Nhân)

Cả hai nơi Bidong và Galang, tượng đài tưởng niệm thuyền nhân đã có hai tấm bia khắc trên đá hoa cương với hàng chữ viết bằng Anh ngữ: “Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được hưởng yên bình vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng. Các cộng đồng người Việt hải ngoại, 2005”; tấm bia tưởng niệm thứ hai khắc hàng chữ cám ơn chính phủ Mã Lai, Nam Dương và hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đã giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam. Việc thực hiện hai tấm bia này hoàn toàn mang tính lịch sử, nhắc nhở thế hệ mai sau về một thảm kịch của dân tộc Việt Nam vào những năm trong hai thập niên 70 và 80, dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, Cộng sản Việt Nam đã dùng quan hệ ngoại giao yêu cầu hai chính quyền Nam Dương và Mã Lai phá sập hai tượng đài tưởng niệm thuyền nhân này vì họ cho là có nội dung ’không tốt’. Ngày 15 tháng 6, chính quyền Nam Dương đã ra lệnh đục bỏ đi tấm bia tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân thiệt mạng trên đường tìm tự do tại Galang, đồng thời chính quyền Mã Lai cũng có dự tính tương tự là sẽ đục bỏ tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong. Nghe tin này, Cộng đồng người Việt trên toàn thế giới đã xúc động cực mạnh. Đây là hành động không thể chấp nhận được. Bởi vì dù Nam Dương và Mã Lai có bang giao với Cộng sản Việt Nam, nhưng việc ra lệnh phá đổ một di tích mang tính lịch sử – do áp lực của một chính quyến thất nhân tâm đưa đến thảm kịch thuyền nhân – là hành động vội vã, thiếu văn hóa. Không chỉ có người Việt tỵ nạn phẫn nộ mà chắc chắn cả thế giới sẽ đứng về phía người Việt Nam để áp lực chính quyền Nam Dương và Mã Lai phải ngưng hành động thiếu văn hóa này, đồng thời chấp nhận vô điều kiện việc tu sửa tượrng đài thuyền nhân đang bị phá đổ. Chắc chắn là trong thời gian tới, Cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới sẽ có những cuộc vận động để tái lập lại hai tượng đài tưởng niệm tại hai địa danh đã đi vào lịch sử nhân loại về thảm kịch thuyền nhân: Galang và Bidong.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.