Công an dùng bạo lực đàn áp blogger Dã ngoại Nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản dịch của Defend the Defenders

CẢNH SÁT SỬ DỤNG VŨ LỰC CHỐNG LẠI CÁC BLOGGER DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN

Ngày 8/5/2013

Ngày 5.5 vừa qua, các blogger và công dân mạng tham gia cuộc “dã ngoại nhân quyền” ở các địa điểm công cộng tại một số thành phố của Việt Nam đã bị cảnh sát tấn công bằng vũ lực, nhiều người bị tạm giữ trong một thời gian ngắn.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) phát biểu: “Chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực có chủ ý của cảnh sát nhằm vào những người cung cấp thông tin và chúng tôi rất lấy làm lo ngại khi nhận thấy việc sử dụng vũ lực không thể chấp nhận như thế dường như là phản ứng tự động và có hệ thống của chính quyền trước bất kỳ hành vi sử dụng quyền tự do ngôn luận nào.”

“Chính quyền cần áp dụng các biện pháp kỷ luật làm gương đối với những sỹ quan cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ bạo lực này.”

Được tổ chức thông qua mạng Facebook, các cuộc dã ngoại dự kiến diễn ra tại Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang và một số thành phố khác. Tại Nha Trang, công an thành phố nhanh chóng phong toả lối vào địa điểm ấn định trong một công viên. Hàng rào dây thép gai được triển khai xung quanh công viên và cảnh sát dùng gậy và thanh thép đánh đập những người tham gia.

Cảnh sát hiện diện rất nhiều tại Hà Nội, song không ngăn cản những người tham gia tập hợp cạnh Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm thành phố.

Phạm Thanh Nghiên, một blogger đang phải chịu án quản chế ở Hải Phòng kể từ khi được phóng thích vào tháng 9.2012, sau bốn năm tù giam, đã tìm cách ủng hộ phong trào bằng việc tổ chức một cuộc dã ngoại trong vườn nhà với mẹ cô.

Tuy nhiên, khi cô bắt đầu đọc to bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cô và mẹ cô đã bị tấn công bởi những viên chức cảnh sát chịu trách nhiệm giám sát họ.

Tại Sài Gòn, các blogger Vũ Sỹ Hoàng (“Hành Nhân”) và Nguyễn Hoàng Vi đã kịp tổ chức một cuộc tập hợp trong công viên và phân phát các bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền bằng Tiếng Việt. Họ được phép trò chuyện trong các nhóm nhỏ trong khoảng một giờ trước khi bị các nhân viên mặc thường phục của thành phố xua đuổi với cái cớ là cần tưới nước cho cỏ.

Các nhân viên này đã sử dụng vũ lực khi các bloggger phản đối hành vi xua đuổi. Hoàng và Vi đã bị đánh đập tàn tệ và bị bắt giữ. Cảnh sát giữ Vi tại đồn cho đến 3 giờ chiều ngày 6/5 đồng thời tịch thu điện thoại smartphone và máy tính bảng của cô mà không hề lập biên bản thu giữ.

Các sỹ quan cảnh sát cũng đánh đập em gái của Vi là Nguyễn Thảo Chi và mẹ của họ là bà Nguyễn Thị Cúc, đánh gãy 3 răng cửa của Chi và làm cho bà Cúc bất tỉnh. Một viên cảnh sát lúc đó còn lấy điếu thuốc dí vào trán bà. Blogger Võ Quốc Anh cũng bị cảnh sát bắt, thẩm vấn và đánh đập.

Những blogger khác mà nhà của họ bị giám sát chặt chẽ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”) bị ngăn cản tham dự các cuộc tập hợp này. Internet và điện thoại của họ đã bị cắt từ trước.

Nguồn: Reporters Without Borders

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.