Cư dân mạng VN đang trở nên táo bạo hơn, bất chấp luật pháp cứng rắn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mong Palatino

Mặc dù có những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người dân Việt Nam thường xuyên vào mạng để bày tỏ quan điểm của họ về những vấn đề chính trị và xã hội.

Dân số Việt Nam là 93 triệu và số người sử dụng internet gần 40 triệu. Số người sử dụng Facebook là hơn 30 triệu, một sự nhảy vọt vượt bực kể từ năm 2012 lúc đó chỉ có 8,5 triệu. Hơn nữa, mạng xã hội được ưa chuộng này thỉnh thoảng lại bị chặn tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Một tường trình gần đây của Việt Tân, một đảng chính trị cổ võ dân chủ của người Việt trong và ngoài nước, cung cấp thêm chi tiết về vấn đề này. Mặc dù chính phủ đã thông qua nhiều đạo luật để kiểm soát việc sử dụng internet cũng như về nội dung, “truyền thông xã hội, trên thực tế, đang đóng vai trò của truyền thông độc lập với những quan hệ mật thiết chính trị – xã hội sâu rộng,” theo Việt Tân. Họ cũng quan sát thấy rằng “hệ thống mạng trực tuyến cung cấp một quảng trường công cộng, một xã hội dân sự ảo,” nhất là khi tự do hội họp bị tước đoạt trong nước.

Nhờ phương tiện truyền thông xã hội mà đã tạo cơ hội, thậm chí tạo xu hướng, đặt dấu hỏi vế tính chính đáng của Đảng Cộng Sản.

Khi Việt Nam đang tiến tới sự kết nối lớn hơn với khối quần chúng trên mạng ngày càng sẵn sàng thể hiện quyền kết nối, chính phủ khó mà thực hiện kiểm duyệt.

Việt Tân đã trình bày nghiên cứu của họ về tình hình truyền thông xã hội tại Việt Nam trong hội nghị về nhân quyền và kỹ thuật RightsCon tại Manila trong tháng trước.

Việt Tân cho biết là tìm trên YouTube cụm từ “công an đánh người” đã cho 148.000 kết quả. Nhiều người cũng đã chia sẻ những hình ảnh với khẩu hiệu “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”. Một trang blog mới “Chân Dung Quyền Lực” đã phơi bày những bí mật bẩn thỉu của một số quan chức cao cấp.

Một chiến dịch gần đây phản đối việc triệt hạ 6.700 cây xanh tại Hà Nội đã quy tụ được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, buộc nhà cầm quyền phải ngưng kế hoạch triệt hạ cây.

Lê Thu Hương, một Thỉnh Giảng Viên tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, cũng đã nhận thấy thái độ bất chấp ngày càng tăng trong một số cư dân mạng. Cô viết cho báo New Manila, một tờ báo mạng chuyên chú về Đông Nam Á.

Một chỉ dấu của sự thay đổi là người dân không sợ bị lộ danh tánh của mình khi đăng những biểu ngữ chống chế độ, tải hình ảnh và nêu danh tính trên mạng của họ.

JPEG - 86.5 kb
Một quán cà-phê internet ở Việt Nam (Ảnh: Kent Goldman, CC License)

Tuy Việt Nam vẫn chận nhiều trang web, bản tường trình ước lượng có khoảng 60 phần trăm người dùng Internet sử dụng VPN hoặc proxy để truy cập nội dung bị cấm cản. Việt Tân giải thích điều này như là bằng chứng rằng các cư dân mạng đã “chán ngán sự kiểm soát của nhà cầm quyền.”

Một số quan chức Việt Nam nhìn nhận sự khó khăn trong việc kiểm soát internet. Ngay cả thủ tướng chính phủ cũng lên tiếng vào cuối tháng Giêng cho là “không thể nào cấm hoặc ngăn chặn những người đăng tải thông tin trên Internet.”

Nhưng như thế không có nghĩa là những chính sách về internet đã được nới lỏng. Hàng ngày, những người Việt Nam sử dụng internet phải lèo lái qua những qui định hạn chế đối với diễn đàn truyền thông xã hội và những chính sách như Nghị Đinh 72, cấm tổng hợp và chia sẻ tin tức trên truyền thông xã hội. Một đạo luật khác thường được sử dụng để ngược đãi những tiếng nói trực tuyến là Điều 258 của Luật Hình Sự, trừng phạt tội ”lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Việc sử dụng những dư luận viên nhà nước để phá hoại công việc của các nhà hoạt động chứng minh rằng có nhiều cách khác để hạn chế tự do ngôn luận trong nước. Việt Tân cho Global Voice biết rằng hoạt động của các dư luận viên vẫn đang còn tiếp diễn:

Việc sử dụng các dư luận viên tiếp tục là một vấn đề. Ngoài ra, tài khoản Facebook của một số nhà hoạt động bị xâm nhập và mật mã bị đánh cắp. Có thể nhà nước không ngăn chặn nổi Facebook, nhưng họ chắc chắn sẽ nỗ lực làm giảm hiệu quả cũng như sự hấp dẫn của Facebook.

Việt Nam cũng vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giữ những bloggers nổi tiếng, một chiến thuật nhằm “đe dọa các nhóm khác trên mạng thảo luận những vấn đề chính trị nhạy cảm”. Việt Tân chỉ ra rằng đây vẫn là “thách thức lớn nhất đối với cộng đồng mạng tại Việt Nam”. Hiện tại vẫn còn 16 nhà báo và bloggers đang bị giam giữ.

Việt Tân nói thêm rằng ngoài việc vận động cho việc thả các cây bút bất đồng chính kiến, cộng đồng quốc tế có thể “lên tiếng phản đối các công ty phương Tây cung cấp công nghệ sàng lọc internet cho nhà nước Việt Nam và thúc giục các công ty công nghệ phương Tây không thông đồng với việc kiểm duyệt.”

Bất kể Đảng Cộng Sản thích hay không thích, tình hình truyền thông tại Việt Nam đang thay đổi. Hy vọng rằng những tiếng nói phê phán sẽ nở rộ trên cả vùng trời trên mạng và ngoài đời.

Nguồn: Global Voices

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.