Cứ làm như Rứa, như Rứa…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện mới vừa xảy ra. Và có nhiều xác suất còn tiếp tục xảy ra. Bi lẫn hài.

Nguyễn Tấn Dũng, trong bài diễn văn kỷ niệm 30 tháng 4, đã nhấn mạnh về “tội ác Mỹ-Nguỵ”, ngay trước khi Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ. Tức là phủ chúa nhất quyết không để cung vua ôm trọn cái vinh dự mở cổng TPP.

Nguyễn Phú Trọng, trong diễn từ bế mạc Hội nghị BCH TW đảng kỳ 11 khoá 11, đã dựng tường lửa trong bảng tiêu chuẩn tuyển chọn ứng viên mới vào BCH TW nhiệm kỳ tới, nhắm vào cá nhân và lâu la của Nguyễn Tấn Dũng.

Những bước chân âm thầm trong trận chiến quyền lực tiền Đại hội Toàn đảng khoá 12, lạ thay, lại là của Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức TW đảng.

Rứa đã lặng lẽ lên phương án sắp xếp nhân sự khắp nơi về dự Đại hội. Có nghĩa rằng số phiếu cơ cấu BCH TW không phải đợi đến đại hội 12 mới có kết quả. Kết quả đã manh nha có ngay từ lúc xếp người đi bỏ phiếu, và ngay từ lúc phe Tổ Chức đếm tiền.

Quyền lực mềm, với đầy đủ những đường cong mềm mại đến chết người (đồng chí), đang được hình thành, trong bóng đêm dày đặc của dòng chảy chính trị ma quỷ.

Nhưng dường như chưa đủ. Đường Kách Mệnh không thể thiếu bạo lực, bởi tự thân nó, Đường Kách Mệnh là Đường Cướp Quyền. Tất nhiên, nạn nhân chỉ có thể là nhân dân, như đã từng, qua các chặng 1945, 1953, 1955, 1967, 1968, 1975 và lê thê sau đó.

Mới đây thôi, chỉ trong vòng trên dưới một tuần, FBker Gió Lang Thang bị an ninh giả dạng côn đồ hành hung đổ máu. Rồi nhà nước bắt giam FBker Dũng Phi Hổ và sách nhiễu Câu lạc bộ học tiếng Anh Stand By You của thanh niên Phạm Minh Đáp, về tội phản đối chủ trương đốn cây xanh bán gỗ quý. Tiếp ngay đó là quyết định khai trừ của Hội nhà văn VN đối với những hội viên có tên trong danh sách Ban Vận Động Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập VN. Rồi tới việc bắt bớ FBker Thao Teresa & Nguyễn Văn Đề, hầu ngăn chận buổi trao đổi với phái đoàn Tom Malinowski. Bên cạnh đó là thủ đoạn ngăn chận quyền đi lại của các công dân Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Đan Quế, Hoàng Dũng… Lại phóng tay cấm xuất cảnh, câu lưu và tịch thu hộ chiếu của các công dân Lê Bá Huy Hào, Nguyễn Thị Nhung, Lê Anh Hùng & Maria Thuý Nguyễn. Và ngay hôm nay, FBker Tuyen Chí Nguyen bị an ninh giả dạng côn đồ chận đánh tét đầu ngay trên đường phố, giữa lòng Thủ Đô Vì Hoà Bình.

Và không ai chắc là những trò bạo hành dã man này sẽ dừng lại ở đây. Cũng không ai chắc là những trò bạo hành này đạt được mục tiêu gây thêm sự sợ hãi.

Nếu đã thế thì người ta có thể chốt lại rằng tất cả những động thái phi nhân này chủ yếu chỉ nhằm hai việc: 1) Bên ngoài là bịt miệng những người dám nói; và 2) Bên trong là đắp mô đoạn đường công du Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng.

Rõ như ban ngày, con đường tiếm công mở cổng TPP để nuôi độc tài đang loáng máu nhân dân. Liệu rằng cái giá TPP chỉ ngang bằng với “thiện chí” phóng thích tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần là đủ?

Bạn có cần nêu ra câu hỏi rằng ai tha hồ sử dụng tiền thuế của dân để vừa Tổ Chức Cơ Cấu nhân sự đại hội, vừa sắm thêm dùi cui để liên tục đập dân đổ máu?

Bạn có cần nêu thêm câu hỏi rằng ai ma mãnh chủ chốt chỉ đạo cho thuộc hạ “Cứ làm như Rứa, như Rứa!”?

Hẳn bạn chưa quên sự cố 12/5/1998, cách nay vừa tròn 17 năm: Bốn sinh viên bị bắn chết tại Đại học Trisakti tạo ra làn sóng phản đối quy mô lớn của nhân dân thủ đô Jakarta, Indonesia, khiến Tổng thống Suharto phải từ nhiệm?

Thế, có phải câu hỏi cần thiết lúc này là chúng ta cần nhanh chóng bày tỏ thái độ bất tuân dân sự để dẹp bỏ cả cung vua lẫn phủ chúa hầu chấm dứt quốc nạn phung phí tiền dân vào việc nuôi dưỡng độc tài độc đảng tiếp tục bạo hành ngay trên đầu người đóng thuế?

11/5/2015Tròn 70 năm ngày khai mạc Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương triển khai chủ đề “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Blogger Đinh Tấn Lực/

Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.