Cuộc Hội Luận giữa Bác Sĩ Nguyễn Trọng Việt và Ông Đỗ Hoàng Điềm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc hội luận
giữa bác sĩ Nguyễn Trọng Việt và ông Đỗ Hoàng Điềm,
về chủ trương và những phương hướng hoạt động
của đảng Việt Tân

(Chương trình phát thanh Chân Trời Mới ngày 02/01/2007
http://www.radiochantroimoi.com/aud…)

GIF - 10.3 kb

Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt (NTV): Xin chào anh Đỗ Hoàng Điềm. Trước tiên, xin anh cho biết quan điểm của đảng Việt Tân như thế nào trong việc đóng góp phần của mình vào nỗ lực chung đấu tranh chung của dân tộc?

JPEG - 23.8 kb

Đỗ Hoàng Điềm (ĐHĐ): Nếu chúng ta nhìn vào biến chuyển của công cuộc đấu tranh thì chúng ta thấy một số điều như sau: Sức mạnh quần chúng, sức mạnh của nhân dân chúng ta là yếu tố căn bản sẽ đem lại sự thay đổi cho đất nước. Chính sức mạnh quần chúng này sẽ là sức mạnh chấm dứt sự cai trị độc tài, xây dựng dân chủ và canh tân đất nước. Và quan điểm căn bản của Việt Tân ngày hôm nay là làm sao bằng mọi giá huy động được sức mạnh quần chúng. Muốn huy động được sức mạnh quần chúng đó, chúng ta phải nhìn thấy một số nguyên tắc căn bản cần phải tiến hành.

- Nguyên tắc căn bản đầu tiên là phương thức đấu tranh phải đối đầu và bất bạo động. Đấu tranh bất bạo động nói nôm na là kỹ thuật đấu tranh có khả năng đem công tác đấu tranh, nỗ lực đấu tranh vào tầm tay mỗi người dân. Nhìn lại quá khứ hay cả trong hiện tại, tất cả các phương thức đấu tranh mang hình thức bạo động, bạo lực đều là đã lỗi thời, không thể áp dụng được nữa trong hoàn cảnh ngày hôm nay. Vì thế chủ trương căn bản của Việt Tân (VT) dùng hình thức đấu tranh bất bạo động đó để huy động quần chúng nhân dân Việt Nam. Mỗi người một bàn tay góp phần vào công cuộc đấu tranh đó.

- Nguyên tắc căn bản thứ hai là đáp ứng đúng nguyện vọng của người dân Việt Nam là làm sao có được công bằng xã hội, làm sao có được một đời sống bảo đảm cho tương lai. Trước khi nói xa hơn về lãnh vực tự do hay dân chủ, chúng ta phải nhìn thấy nhu cầu của người dân, của đảng VT ngày hôm hay có nỗ lực làm sao tiến hành công tác đấu tranh, làm những công việc thực sự đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người dân là có đời sống công bằng, có cơm no áo ấm, tránh tình trạng bị hà hiếp, nhũng lạm, bất công trong xã hội. Tôi quan niệm Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (LMDCNQVN), các đảng phái, hay Khối 8406, hay các tập hợp dân chủ khác, … là cái đầu của một cơ thể. Cơ thể đó sẽ không đủ sức mạnh để quật ngã cường quyền, nếu không có tay chân trong con người đó. Tôi quan niệm, sức mạnh quần chúng là tay chân, là bộ phận ráp vào trong cái đầu, để làm sao có được toàn vẹn sức mạnh hầu lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam.

NTV: Xin nhờ Anh Điềm quảng diễn lại cho rõ hơn. Khi chúng ta nói “đối đầu bất bạo động”, cái ý nghĩa thật của nó là gì?

ĐHĐ: Khi chúng ta nói đến quan niệm “đấu tranh bất bạo động”, thường dễ gây ra hiểu lầm như thụ động, nhu nhược, yếu ớt. Nhưng thực sự phải nói, đấu tranh bất bạo động đòi hỏi một sự dấn thân rất can đảm của người làm đấu tranh bất bạo động. Can đảm nhưng ngược lại vừa tầm tay, dễ. Mới thoạt nghe thì như một sự nghịch lý, nhưng nếu chúng ta nhìn rõ thì thấy đây không phải là sự nghịch lý. Tại sao?

Nếu sử dụng bạo lực, không phải ai cũng dễ dàng cầm súng, dễ dàng dùng bạo lực. Ngược lại, đến ngày 1 và 15 tây mỗi tháng, ai cũng có thể biểu lộ thái độ của mình: Mặc áo trắng ra đường. Chuyện đó ai cũng có thể làm được, nếu thấy quyền lợi của mình bị vi phạm.. Hàng trăm, hàng ngàn đồng bào của chúng ta đã làm rồi. Là ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng khiếu kiện, kiện nhà nước phải công bằng xã hội. Đó là hình thức mà tôi cho là nhẹ nhất. Hoặc là, nếu quyền lợi của mình bị vi phạm thì đình công, không đi làm một ngày. Hành động đó là hành động đấu tranh bất bạo động, ai cũng có thể làm được. Nó không đòi hỏi sự nguy hiểm đến tính mạng của người đó. Ngược lại, nó đòi hỏi sự quyết tâm dám làm của người đó. Hình thức đấu tranh xa hơn nữa là biểu tình, tuyệt thực, tọa kháng. Hoặc xa hơn nữa là việc của những người đang đấu tranh ở trong nước. Mặc dù nhà nước cấm, nhưng họ cứ xuất bản những tờ báo độc lập, không cần nhà nước cho phép. Đó là hình thức đấu tranh bất bạo động. Đó là kỹ thuật đấu tranh bất bạo động. Chúng ta làm những việc nhà nước không cho, nhưng chúng ta vẫn làm. Hay là chúng ta làm những công việc trong phạm vi thẩm quyền cho phép, nhưng những việc đó áp lực lên nhà nước cộng sản phải đáp ứng đúng đòi hỏi, nguyện vọng của người dân. Tất cả những hình thức đấu tranh đó đều là hình thức đấu tranh bất bạo động. Vì vậy, tôi nói nó dễ dàng vì ai cũng có thể làm được. Không phải là chuyện gì là phức tạp mà chỉ có một số người nào đó được huấn luyện mới làm được. Đó là đặc điểm đầu tiên của đấu tranh bất bạo động.

Ngược lại, tôi có nói đòi hỏi sự can đảm, vì sao? Chúng ta không thể phủ nhận, chối bỏ một sự thật rất đau lòng là ngày hôm nay người dân đang phải đối đầu với một guồng máy bạo lực. Guồng máy bạo lực này sẵn sàng sử dụng công an, quân đội, dùng sức mạnh để tấn công những người tay không. Khi biểu tình, tuyệt thực mà bị đàn áp, họ phải có sự can đảm chấp nhận: “Nhà nước có thể đàn áp tôi nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc, tôi sẽ tiếp tục biểu tình. Nhà nước có thể giam tôi hôm nay, nhưng ngày mai, khi được thả, tôi sẽ tiếp tục biểu tình, sẽ tiếp tục tranh đấu tranh”. Việc này chúng ta đã nhìn thấy rồi. Những nhà dân chủ trong nước đã làm chuyện này rồi. Họ đang tiến hành đấu tranh bất bạo động. Những cái đó là những cái đòi hỏi sự can đảm.

Tóm gọn lại, phương thức này là phương thức tôi cho là hữu hiệu nhất ngày hôm nay để làm sao thách đố sức mạnh của công an. Tôi xin phép được chia sẻ một thí dụ trong lịch sử mà chúng ta đã nhìn thấy, tại vì phương thức đấu tranh bất bạo động đã từng được sử dụng rất nhiều lần và thành công, từ những biến cố ở Đông Âu. Tôi nghĩ, một trong những thí dụ có lẽ minh xác rõ nét nhất nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, đem lại sức mạnh vô song là trường hợp ông Ghandi, là người lãnh đạo dân tộc Ấn Độ đã dùng phương thức đấu tranh bất bạo động để giành lại độc lập. Nếu tôi nhớ không lầm, vào khoảng đầu năm 1930, trong cuộc biểu tình đầu tiên mà ông Ghandi lãnh đạo chống lại nhà cầm quyền Anh. Nếu tôi không lầm, đó là cuộc đấu tranh chống thuế muối. Trong cuộc biểu tình đó, ông ta qui tụ được chừng vài ngàn người tham dự. Khi đoàn biểu tình đi đến một chặng đường thì thấy cảnh sát Anh dàn ra trên mặt đường chặn đoàn biểu tình lại. Phản ứng đầu tiên của những người lần đầu tiên đi biểu tình là họ hoảng sợ bỏ chạy. Đụng độ cảnh sát Anh họ bỏ chạy hết, chỉ còn trơ lại ông Ghandi và độ vài mươi người thân cận đứng lại. Kết quả là ông Ghandi và những người thân cận đó bị cảnh sát Anh đánh đập và bắt bỏ tù. Nhưng sau khi thả tù ra, họ tiếp tục biểu tình. Lần biểu tình sau đó lên đến hơn 3000 người, rồi lên 30.000 người, cuối cùng trở thành 300.000. Và khi đoàn biểu tình lên đến 300.000 người thì cảnh sát Anh bó tay, bỏ cuộc. Chúng ta thấy sức mạnh quần chúng, sức mạnh đấu tranh bất bạo động ở chỗ đó. Và tôi nghĩ rằng, người Việt Nam chúng ta ngày hôm nay sẽ phải đi đến những cuộc biểu tình như thế. Lúc đó chúng ta sẽ thành công.

NTV: Với những chủ trương và quan niệm như vừa nêu, xin anh Điềm trình bày về những lãnh vực hoạt động của đảng Việt Tân đóng góp vào, tham dự vào, hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh hiện nay. Vì tôi tin rằng đảng VT cũng là một thành phần của dân tộc Việt Nam và cũng chia sẻ bao âu lo của dân tộc trong bao nhiêu năm qua và cũng sẽ tham dự vào tiến trình thay đổi lịch sử của dân tộc này.

ĐHĐ: Dạ vâng. Để chúng ta có một cái nhìn tương đối cụ thể, tôi xin tạm tổng hợp lại, có bốn loại công việc khác nhau trong bốn lãnh vực khác nhau.

1/ Lãnh vực đầu tiên mà tôi cho là vô cùng quan trọng, đó là thông tin. Sống trong một xã hội bị kiểm soát thông tin chặt chẽ, kềm kẹp như Việt Nam ngày hôm nay, lãnh vực thông tin vô cùng quan trọng vì nó đem sự thật đến với tất cả mọi người. Và nó đem sự thật đến ngay cả với những người đang phục vụ trong guồng máy đó, đánh thức lương tâm của họ, huy động quần chúng tham gia đấu tranh. Thông tin là một lãnh vực vô cùng quan trọng. Đây là lãnh vực mà đảng VT đã bỏ nhiều công sức hoạt động bền bỉ trong suốt bao nhiêu năm qua. Tháng 12 năm 1983, Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến đã được hình thành để làm công việc thông tin đó, đem tiếng nói, tin tức trung thực đến cho người dân, huy động người dân tham gia đấu tranh. Đài Phát Thanh Việt Nam Kháng Chiến của đảng VT đã hoạt động từ năm 1983 cho đến năm 1991, sau đó gặp một số trở ngại đã phải bị gián đoạn. Để tiếp tục nỗ lực về công tác truyền thông này, ngay sau đó, năm 1992, đảng VT đã thực hiện chương trình phát thanh Chân Trời Mới và đã phát thanh liên tục từ 1992 đến ngày hôm nay. Như Quí vị đã biết, Chân Trời Mới là chương trình phát thanh chính thức của đảng VT thực hiện, phục vụ cho nhu cầu phá vỡ bức màn che bưng bít thông tin tại Việt Nam.

Tóm gọn lại, nếu kể từ Đài Việt Nam Kháng Chiến đến Chân Trời Mới, thì thông tin là lãnh vực mà đảng VT đã theo đuổi từ năm 1983 cho đến bây giờ, tức là gần 24 năm rồi. Đó là lãnh vực đầu tiên rất quan trọng.

2/ Nỗ lực đấu tranh thứ hai là mặt vận động quốc tế.
Chúng ta tại hải ngoại có một đặc điểm, chúng ta có một cơ hội, phải nói là đồng bào và các lực lượng đấu tranh trong nước không có được là lãnh vực vận động áp lực quốc tế. Đây cũng là lãnh vực mà đảng VT cũng rất quan tâm đến rất nhiều và đã có những nỗ lực đóng góp trong suốt hơn 20 năm qua. Từ những cuộc vận động điều trần về nhân quyền ở Việt Nam tại quốc hội, bên Mỹ này thường gọi là lobby, là những chuyến đi lên quốc hội vận động hành lang, đi gặp từng dân biểu một, vận động cho những dự luật trong quá khứ, những dự luật về hợp tác kinh tế Jackson Vannick hay PNTR, những dự luật về nhân quyền cho Việt Nam.

NTV: Cũng trong lãnh vực thứ hai này, tôi xin phép để nhờ ông Đỗ Hoàng Điềm nói rõ hơn. Chúng ta đều biết, đây là cố gắng chung của tất cả mọi người trong cộng đồng hải ngoại trong việc vận động các chính phủ sở tại hỗ trợ cuộc đấu tranh của mình. Chúng ta cũng biết thêm, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, là một quốc gia lớn nhứt, mạnh nhứt thế giới thì không phải lúc nào quyền lợi của chính phủ Hoa Kỳ, hay là của người dân Hoa Kỳ, hay nói một cách khác là chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng song hành với quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Bài học năm 75 rất rõ, bài học của hội nghị Paris rất rõ, cũng như là những chính biến 1963 của đất nước ta cũng rất là rõ. Điều đó cho thấy là chúng ta sẽ phải tranh thủ chính quyền sở tại hỗ trợ cho chúng ta. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là không phải lúc nào cũng song hành. Có những lúc chính phủ Hoa Kỳ lấy những quyết định đi ngược lại với quyền lợi của dân tộc chúng ta thì quan điểm của đảng VT là như thế nào, trước hoàn cảnh này, khi mà chúng ta đi làm công cuộc vận động chính giới hay công tác ngoại vận?

ĐHĐ: Để trả lời câu hỏi này, tôi xin nhắc lại lời nói của vị chủ tịch sáng lập đảng VT. Chiến hữu Hoàng Cơ Minh là người chủ tịch đầu tiên, đã nói: “đảng VT không chủ trương chiến đấu một mình, nhưng chúng ta cũng không sợ hãi nếu phải đấu tranh một mình. Tức là chúng ta đấu tranh cho quyền lợi dân tộc”. Nếu chúng ta vận động được những quốc gia khác, những thế lực quốc tế cùng cộng tác với chúng ta thì đó là điều tốt. Nhưng giả sử tới một lúc nào đó quyền lợi của họ và chúng ta không còn tương đồng với nhau nữa thì chúng ta cũng không sợ hãi nếu phải đấu tranh một mình. Bởi vì chúng ta phảì đặt quyền lợi của dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Đó là chủ trương căn bản.

Đi vào thực tế, không có quốc gia nào giúp chúng ta vì thương dân tộc chúng ta cả. Cuối cùng thì họ cũng đặt quyền lợi quốc gia họ lên trên hết. Hoa Kỳ thế, Nhật, Pháp, … cũng thế. Tuy nhiên trong công tác vận động quốc tế, chúng ta cũng đừng quên ở những xứ tự do như Hoa Kỳ vẫn có những lực lượng, những thế lực quan tâm đến vấn đề nhân quyền thật sự. Chúng ta phải biết phát hiện những thế lực đó, phải biết cách làm việc, kết hợp với những thế lực đó, những lực lượng đó. Vì họ với ta có những điểm chung, có những mẫu số chung. Đó là những lực lượng mà chúng ta phải ưu tiên tranh thủ.

Thứ hai là những lực lượng, cho dù rằng họ không ưu tiên đặt vấn đề nhân quyền, dân chủ là mục tiêu chính của họ, nhưng trong đoạn đường nào đó, trong chặn đường nào đó nếu quyền lợi của họ và ta đi song hành với nhau thì chúng ta cũng cộng tác với họ, nhưng đến đoạn đường nào mà không song hành với nhau nữa thì chúng ta phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết và chúng ta phải ngưng cộng tác với những người như vậy. Trong vấn đề làm việc vận động quốc tế, luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Tuy nhiên như vừa thưa, chúng ta cũng không quá cực đoan mà không nhìn thấy được trong những tổ chức quốc tế vẫn có những người, vẫn có những thế lực, vẫn có những lực lượng họ thật sự quan tâm và khi chúng ta tiến hành công cuộc vận động, chúng ta cũng nhìn thấy những đối tượng đó để chúng ta xây dựng sự quan hệ với họ.

3/ Lãnh vực công tác thứ ba là lãnh vực mà đảng VT tham gia rất là nhiều trong suốt 2 thập niên qua: Lãnh vực vận động sức mạnh quần chúng.

Từ những năm đầu thập niên 80, khi đảng VT xuất hiện làm việc hoạt động, lúc mà chiến hữu Hoàng Cơ Minh còn sống, lúc đó đảng VT đã đưa ra quan điểm lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Cái châm ngôn lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản đó là cái châm ngôn, chủ trương được sử dụng ngay từ lúc đảng VT mới hình thành, tức là làm sao phải huy động được chính người dân Việt Nam, chính sức mạnh quần chúng Việt Nam đấu tranh. Trong tình hình mới đây nhất như chúng tôi vừa thưa, tất cả những hình thức quần chúng Việt Nam khiếu kiện, tất cả những hình thức đình công, tất cả những hình thức biểu tình, tất cả những nỗ lực đấu tranh đó đều là những nỗ lực đấu tranh mà đảng VT bỏ nhiều công sức quan tâm đến và tham gia hỗ trợ những nỗ lực của đồng bào ở trong nước rất là nhiều, đặc biệt là nỗ lực làm sao chúng ta có tập hợp quần chúng độc lập. Chúng ta biết là Việt Nam ngày hôm nay, khi Mặt Trận Tổ Quốc – cái ô dù của đảng cộng sản Việt Nam, dùng phương tiện Mặt Trận Tổ Quốc để khống chế những sinh hoạt của người dân Việt Nam thì Đảng VT cũng rất quan tâm đến chuyện làm sao hỗ trợ để có những hoạt động độc lập, có những tổ chức quần chúng Việt Nam độc lập ra khỏi sự kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc, của đảng cộng sản Việt Nam.

4/ Lãnh vực hoạt động thứ 4, là lãnh vực hỗ trợ cộng tác với các lực lượng dân chủ khác ở trong nước để đưa ra những đòi hỏi cụ thể về mặt nhân quyền, về mặt sinh hoạt dân chủ. Đây là lãnh vực mà đảng VT đã tham gia hỗ trợ, cộng tác với các lực lượng khác trong và ngoài nước trong suốt thời gian hơn mười mấy năm qua. Gần đây nhất là VT chính thức tham gia vào Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam như là một thành viên của tập hợp này.

Nói tóm lại công tác thì nhiều, nếu chúng ta nói một cách cụ thể thì có thể trình bày 4 lãnh vực quan trọng như vậy.

NTV: Trong thời gian trước mặt , đảng VT sẽ làm gì với cộng đồng, với các đoàn thể khác v.v…?

ĐHĐ: Thực sự hướng tương lai mà VT đang nhắm tới đã được thể hiện trong tất cả những công việc chúng tôi đã tiến hành trong thời gian qua, đặc biệt trong năm 2006. Thí dụ như trong đại hội thượng đỉnh APEC vừa xảy ra tại Việt Nam. Trong thời gian đó chúng tôi đã nỗ lực vận động áp lực quốc tế rất nhiều, từ những dư luận truyền thông ngoại quốc, vận động ký giả ngoại quốc về Việt Nam phỏng vấn những tiếng nói dân chủ, tổ chức những cuộc họp báo, hỗ trợ những cuộc họp báo để làm sao đem được những tiếng nói dân chủ ra đến dư luận quốc tế và đồng bào hải ngoại, hoặc là qua ngày Quốc Tế Nhân Quyền vừa qua chúng tôi cũng đã góp phần hỗ trợ cho những cuộc nói chuyện như vậy. Tóm gọn lại cho năm 2007 chúng tôi tiếp tục nhắm vào 3 hướng chính:

1/ Hướng thứ 1là hỗ trợ tối đa tất cả những hoạt động đòi tự do dân chủ trong nước của những tập hợp đang hiện hữu trong nước như là Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, như là khối 8406, hay tất cả những đảng phái khác đang cùng chúng tôi đấu tranh ở trong nước. Chúng tôi nguyện sẵn sàng đem hết khả năng, đem hết lòng thành của chúng tôi để làm sao cộng tác với các lực lượng này. Chỉ có sự chân thành cộng tác đó ta mới có sức mạnh tổng hợp để đẩy đảng cộng sản Việt Nam phải lùi bước.

2/ Hướng thứ 2 chúng tôi vừa đề cập và quan tâm đến là làm sao xây dựng sức mạnh quần chúng Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ những hoạt động đấu tranh trong nước từ những chuyện đình công, khiếu kiện, hoặc là những đòi hỏi, hoặc là những tập hợp quần chúng ngoài sự kiểm soát của đảng.

3/ Hướng thứ 3 là chúng tôi đặc biệt quan tâm tới là vận động áp lực quốc tế. Bởi vì như vừa thưa, đây là lãnh vực sở trường của chúng ta, những người đang sống ở hải ngoại. Chúng ta sẽ huy động tất cả những cơ sở đảng VT khắp nơi từ Âu Châu qua tới Úc Châu, qua tới Nhật, qua tới Bắc Mỹ để làm sao chúng ta tiến hành được vận động áp lực quốc tế này.

NTV: Đến đây qua tới một chi tiết có tính chất thời sự và cụ thể hơn. Thưa anh Đỗ Hoàng Điềm và thưa Quí thính giả, gần đây giáo sư Nguyễn Chính Kết là một người thuộc Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam trong ban điều hành đã ra được tới hải ngoại. Qua cuộc tiếp xúc gần đây, giáo sư Nguyễn Chính Kết đã cho thấy được trách nhiệm của ông trong việc làm thế nào để tạo sự cảm thông trong và ngoài nước, cũng như là đem được sự quan tâm của người trong nước chia sẻ với những quan tâm của người hải ngoại v.v… Phải nói rằng vai trò của giáo sư Nguyễn Chính Kết ngày hôm nay rất là quan trọng và sự có mặt của ông trong lúc dầu sôi lửa bỏng này cũng có một ý nghĩa rất là quan trọng. Thế thì đầu tiên, xin anh Đỗ Hoàng Điềm cho biết quan điểm của đảng VT cũng như sự cố gắng hỗ trợ và hợp tác như thế nào đối với giáo sư Nguyễn Chính Kết nói riêng, đặc biệt đối với LMDCNQVN nói chung?

ĐHĐ: Quả thật bác sĩ Nguyễn Trọng Việt vừa đề cập đến một sự kiện mà tôi cho rằng rất lý thú và rất quan trọng xảy ra vào thời điểm cuối năm, là sự hiện diện của giáo sư Nguyễn Chính Kết, một trong bốn người chính trong ban điều hành của LMDCNQVN trong nước, đang có mặt tại hải ngoại. Như đã thưa lúc nãy, đảng VT đã chính thức tham gia vào, là một thành viên của LMDCNQVN. Chúng tôi quan niệm rằng, chúng tôi đặt tất cả tiềm năng và tiềm lực của các cơ sở của đảng VT để hỗ trợ trong chuyến công tác này. Là thành viên đương nhiên chúng tôi có bổn phận, nghĩa vụ phải hỗ trợ mọi công tác Liên Minh. Chuyến công tác của giáo sư Nguyễn Chính Kết tại hải ngoại này là công tác của Liên Minh mà chúng tôi sẽ đặt hết những phương tiện chúng tôi có trong tầm tay để hỗ trợ sự thành công tối đa từ những nỗ lực vận động áp lực quốc tế đến vận động truyền thông v.v… Hay là nếu giáo sư có nhu cầu cần đi nhiều nơi tiếp xúc, nói chuyện với đồng bào chúng tôi sẽ cố gắng huy động lực của cơ sở VT ở khắp nơi để hỗ trợ cho chuyến đi này. Tóm lại, sự hiện diện này là sự kiện rất tốt, và chúng tôi sẽ hỗ trợ tối đa.

NTV: Trước khi chia tay thì xin mời anh Đỗ Hoàng Điềm với tư cách là chủ tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng có đôi lời đầu năm gởi đến Quí thính giả cũng như là đồng hương!

ĐHĐ: Kính thưa Quí thính giả trong suốt cuộc nói chuyện từ nãy tới giờ, chắc hẳn Quí vị cũng như chúng tôi đều nhìn thấy năm 2006 quả là đã đánh dấu một năm cực kỳ quan trọng trong tiến trình đấu tranh giành tự do dân chủ cho Việt Nam . Và tất cả những biến chuyển lớn đó đã làm nền hứa hẹn cho những biến động lớn hơn nữa cho 2007. Thưa Quí vị thính giả, chúng ta có hơn 3 triệu người sinh sống ở hải ngoại. Chúng ta là một phần của dân tộc Việt Nam. Những chuyển động của 2007 này chắc chắn chúng ta phải đóng góp một phần vào trong những chuyển động đó để cùng với đồng bào trong nước chúng ta chấm dứt tình trạng độc tài một cách nhanh chóng và làm sao chuẩn bị điều kiện xây dựng, canh tân lại đất nước Việt Nam. Trong tinh thần đó, chúng tôi xin kính chúc Quí thính giả một năm tràn đầy sức khỏe, an khang, đặc biệt là nhiều nghị lực để cùng với 83 triệu đồng bào chúng ta ở trong nước sớm chấm dứt tình trạng độc tài, xây dựng dân chủ để canh tân Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.