Cuối đường của cuộc cải cách ở Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

RadioCTM chuyển ngữ từ bài:The End of Reform in Chinacủa Youwei trên trang mạng Foreign Affairs

Độc Tài Thích Nghi Bị Bế Tắc

Kể từ khi khởi đầu cuộc cải cách thời hậu Mao Trạch Đông vào thập niên 1970, chế độ cộng sản tại Trung Quốc đã liên tục thách đố những tiên đoán về sự sụp đổ của chế độ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chìa khoá của sự thành công của chế độ là điều có thể gọi là “độc tài thích nghi” – dùng các cải cách về chính sách để thay thế cho việc thay đổi rốt ráo về cơ cấu. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa cải cách nông nghiệp và cởi trói doanh nghiệp. Dưới thời Giang Trạch Dân là chính thức coi trọng nền kinh tế thị trường, cải tổ các xí nghiệp nhà nước, và gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải tổ an sinh xã hội. Nhiều người vẫn còn chờ đợi một đợt cải cách rộng lớn nữa khi ông Tập Cận Bình cầm quyền – tuy nhiên có thể họ sẽ thất vọng.

Nhu cầu tiếp tục cải tổ vẫn còn vì tham nhũng vẫn lan tràn, bất công vẫn gia tăng, phát triển chậm chạp, và những vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, kỷ nguyên độc tài thích nghi đã đi đến cuối đường của nó, vì không còn bao nhiêu tiềm năng thay đổi trong khuôn khổ của chế độ độc tài hiện nay ở Trung Quốc. Một sự quân bình trong sự trì trệ đang tự hình thành và củng cố, và khó có thể phá vỡ được nếu không có một đột phá kinh tế, xã hội hay quốc tế.

JPEG - 38.9 kb
Nổi giận bên Tàu: Một cuộc đình công tại Bắc Kinh, tháng Giêng năm 2013

PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC LÀ NGOẠI LỆ?

Một lý do của tình trạng mất sinh khí là hầu hết những cải tổ dễ dàng đều đã được áp dụng. Chắp vá nông nghiệp, khuyến khích kinh doanh, nâng đỡ thương mại, vặn vẹo an sinh xã hội – tất cả đã tạo nên những lợi lộc và một tầng lớp người mới có đặc quyền đặc lợi được hưởng những lợi lộc đó, mà không phải đầu tư tốn kém nhiều. Những điều chưa làm thì khó mà thay đổi, như hủy bỏ độc quyền nhà nước trong những lãnh vực kinh tế trọng yếu, tư hữu hoá đất đai, trao quyền về các vấn đề thuế khoá cho Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (quốc hội), và thiết lập một hệ thống toà án độc lập. Cải tổ theo hướng này có thể bắt đầu đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là điều mà chế độ không sẵn sàng chấp nhận.

Một lý do khác khiến mất sinh khí là sự hình thành của một khối chống cải tổ ngày một mạnh mẽ hơn. Ít ai muốn đảo ngược những cải tổ đã được thực hiện, vì những cải tổ này đã gia tăng phần chia lợi lộc của họ đáng kể. Tuy nhiên, rất nhiều người trong giới thư lại và tầng lớp chóp bu cai trị nói chung sẽ hài lòng với việc duy trì hiện trạng, vì cải cách nửa vời là người bạn thân thiết nhất của chủ nghĩa tư bản thân tộc.

JPEG - 34.4 kb
Một cuộc xuống đường phản đối nhà cầm quyền xây nhà máy hóa dầu tỉnh Zhejiang, tháng 10 năm 2012

Nhưng xã hội bên ngoài thì sao? Lý thuyết về hiện đại hoá tiên đoán là phát triển kinh tế làm gia tăng quyền lực của xã hội, và cuối cùng dẫn đến chuyển hoá chính trị. Với lợi tức bình quân đầu người khoảng $7.000, liệu Trung Quốc có phải tuân theo lôgíc này hay không? Nhiều người nghĩ là không, bởi vì Trung Quốc là một ngoại lệ. Họ cho rằng, sự chính danh của chế độ chính trị ở Trung Quốc nhờ vào những mặt hàng mà nhà nước cung cấp hơn là những quyền mà nhà nuớc phải bảo vệ. Giới doanh nhân được mời hợp tác (với nhà nước), sinh viên thì bị phân tâm bởi chủ nghĩa ái quốc, nông dân và công nhân thì chỉ quan tâm tới sự công bằng về vật chất. Tuy nhiên, có nhiều phần là, ngoại lệ ở Trung Quốc không phải là xã hội hay văn hoá mà là nhà nước.

Ở Trung Quốc, cũng như ở mọi nơi khác, phát triển kinh tế đã dẫn đến tranh cãi: nông dân đòi giảm thuế, công nhân muốn gia tăng bảo vệ lao động, sinh viên học sinh thành lập những nhóm hoạt động, doanh nhân đang bắt đầu tổ chức từ thiện, các cơ quan truyền thông bắt đầu bới móc, và luật sư thì bảo vệ nhân quyền. Những hành động mang tính tập thể tăng vọt, và trên cả nước bây giờ có hơn một triệu những tổ chức quần chúng phi chính phủ. Internet là một thách thức lớn đối với chế độ vì nó nối kết người dân thường với nhau và với giới trí thức.

Tuy nhiên, để những việc theo đuổi những mục tiêu thực tế chín mùi trở thành những đòi hỏi chính trị cần phải có kỹ năng tổ chức và nêu lên rõ ràng tư tưởng. Điều đó đòi hỏi phải có ít nhất một không gian chính trị để phát triển, mà không gian đó thì lại hầu như hoàn toàn không hiện hữu ở Trung Quốc. Nếu có điều gì đó mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã học được từ phong trào dân chủ năm 1989 và kinh nghiệm Sô Viết, thì đó là: “một tia lửa có thể làm cháy cả một cánh đồng cỏ” như tục ngữ Trung Quốc đã nói. Với nguồn tài nguyên khổng lồ, chế độ dần dần phát triển được mộ bộ máy “duy trì ổn định” có mặt khắp nơi, tinh vi, và cực kỳ hiệu quả, và họ đã thành công trong việc ngăn chặn nửa thứ hai của logíc của lý thuyết hiện đại hoá xảy ra. Hệ thống bảo đảm an ninh nội địa này đã được thiết kế để dập tắt mọi dấu hiệu đối kháng, thật hay giả, ngay từ trong trứng nước. Phòng ngừa quan trọng hơn đàn áp – vì thực tế là việc đàn áp mạnh bạo các cuộc phản đối là một chỉ dấu của thất bại. Sức mạnh của nhà nước Trung Quốc không phản ảnh qua những chiếc răng bén nhọn mà là qua những ngón tay (tóm bắt) tay nhanh nhẹn của nó.

Lời ăn tiếng nói bị kiểm duyệt, trên báo chí và trên internet, để ngăn chặn việc phổ biến mọi điều được coi là “gây vấn đề”. Mọi hành động được theo dõi sát. Ngay cả những hành động có vẻ không chính trị cũng có thể bị coi là nguy hiểm; vào năm 2014, Xu Zhiyong, một nhà hoạt động trong lãnh vực luật pháp, dẫn đầu một chiến dịch quảng bá cho quan niệm đồng đều cơ hội giáo dục cho con cái của những di dân sống ở vùng quê, đã bị kết án 4 năm tù về tội “phá rồi trật tự công cộng”. Việc quần chúng tụ tập bị giới hạn, và ngay cả việc tu họp riêng tư cũng có thể có vấn đề. Vào tháng 5, 2015, nhiều trí thức và luật sư đã bị bắt giam sau khi tham dự một lễ tưởng niệm phong trào năm 1989 đuợc tổ chức ở tư gia. Ngay cả việc ký các kháng thư cũng bị trừng phạt.

JPEG - 25.7 kb
Cảnh sát bán quân sự tại quảng trường Thiên An Môn, tháng 11 năm 2012

Điều quan trọng không kém là phát động quần chúng – sự hướng dẫn quần chúng một cách chính thức của nhà nước – về nhu cầu khẩn thiết của việc duy trì ổn định. Một mạng lưới quản trị an ninh đã được thiết lập trên toàn quốc, bao gồm guồng máy an ninh rộng lớn và mạng lưới an ninh bên ngoài như các lực lượng tuần tra, các nhân viên hỗ trợ giao thông, hướng dẫn quần chúng. Hàng trăm ngàn những “nhân viên an ninh thiện nguyện” hay “mật báo viên” được tuyển mộ từ giới lái taxi, những người làm vệ sinh, nhân viên các bãi giữ xe, và những người bán hàng rong, để báo cáo người và việc khả nghi. Báo cáo của một khu phố ở Bắc Kinh khoe rằng 2.400 chủ hộ có thể ghi nhận những đều bất thường đến từng phút, mỗi bản báo cáo có giá ấn định là 2 nhân dân tệ (khoảng 30 xu Mỹ). Hệ thống này theo dõi tội phạm và những đe dọa khủng bố cùng những người “gây rối chính trị”, mà những người bất đồng chính kiến chắc chắn là mục tiêu chính yếu.

Ở Trung Quốc bây giờ, “đại ca” (các cặp mắt rình rập) có mặt ở khắp nơi. Mạng lưới an ninh nội địa như một mạng nhện vừa mạnh mẽ vừa trung kiên và có mặt ở khắp mọi nơi, mà lại vô hình dạng như nước vậy. Những người đủ thông minh để hoàn toàn tránh xa chính trị sẽ không cảm nhận ra nó. Thế nhưng, nếu vượt khỏi “lằn ranh” là thế giới của bóng đen đó vào cuộc cấp kỳ. Việc giới hữu trách quá tay được coi là một “đức tính” chứ không phải là điều xấu. “Dùng dao mổ trâu để giết gà”, như dân gian vẫn nói, hoàn toàn được chấp nhận. Phòng ngừa rắc rối vẫn tốt hơn để bị tụt khỏi tầm tay.

Hệ thống này duy trì ổn định rất hiệu quả. Nhưng nó đã làm giảm bất cứ cơ hội trưởng thành nào trên đường phát triển của xã hội dân sự ở Trung Quốc. Vì vậy, bất chấp tình trạng bất mãn lan tràn khắp nơi, cán quân quyền lực giữa nhà nước và người dân vẫn nghiêng hẳn về phiá nhà nước. Những phong trào xã hội, cũng như cây cỏ, cần có không gian để phát triển. Và, khi không gian đó không hiện hữu, thì cả phong trào và cây cỏ đều tàn lụi.

NGƯỜI KHỔNG LỒ BỊ CHÔN VÙI

Thiếu sự hỗ trợ từ trên xuống hay từ dưới lên, việc cải cách ở Trung Quốc hiện nay đang bị đình đọng, và thậm chí còn có thể đi giật lùi. Lãnh đạo hiện nay vẫn làm ra vẻ muốn cải tổ, và họ cũng đã thực sự tiến hành một số sáng kiến cải tổ. Tuy nhiên, những cải tổ đó, như một câu nói của người, “Sấm rền, mưa nhỏ”.

Sự kiện đáng kể nhất là chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Trong hơn 2 năm qua, 74 cán bộ cấp tỉnh và mấy trăm ngàn cán bộ cấp thấp hơn bị truy tố. Chiến dịch này quả là rất mạnh bạo. Trong thời gian 3 thập niên trước khi ông Tập lên nắm quyền, chỉ có 3 cán bộ cấp quốc gia bị mất chức vì tham nhũng; không đầy 3 năm dưới thời ông Tập, 5 cán bộ cấp quốc gia đã bị như vậy. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng không thể được coi là một kế hoạch cải tổ. Thay vì khuyến khích một nền truyền thông tự do hơn, các toà án độc lập hơn, và những nhóm quan sát trình bày và kiểm soát tham nhũng, thì chiến dịch lại bị chỉ đạo và kiểm soát từ thượng tầng và mang đặc tính che giấu, tàn nhẫn, và tính toán chính trị. Yu KQiyi, một kỹ sư làm việc tại một xí nghiệp nhà nước bị cáo buộc tham nhũng, đã chết vì bị tra tấn khi lấy cung vào năm 2013. Zhou Wenbin, một cựu viện trưởng Đại Học Nanchang University, cũng đã khai là bị tra tấn vào đầu năm 2015. Việc này gợi nhớ lại chiến dịch “thanh trừng” thời Mao Trạch Đông (dù không dữ dội bằng) hay ngay cả những hình phạt kỷ luật vào thời cung đình Trung Hoa. Những chiến dịch này có khuynh hướng tập trung quyền lực thay vì ngược lại, và củng cố tính chính danh của một số lãnh đạo với sự trả giá của bộ máy hành chánh.

Những cải tổ nhỏ cũng được tiến hành ở một số nơi khác, nhưng không có cái nào có khả năng tạo ra thay đổi. Đại Hội Đảng lần thứ 18 cuối năm 2012 chú trọng vào cải tổ tư pháp, nhưng cho đến nay, không có gì xảy ra ngoài việc tái cơ cấu hành chánh. Một nghị quyết của Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2014 hứa hẹn củng cố “việc thiết lập các phiên xử và công tố công bằng, độc lập”, tuy nhiên, nó đã đặt ra nguyên tắc đầu tiên của việc cải tổ luật pháp là khẳng định “sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc”. Cán bộ đảng thường gật đầu với tầm quan trọng của “thảo luận dân chủ” (*). Vào đầu năm nay, đảng đã công bố một kế hoạch nhằm “củng cố nền dân chủ thảo luận xã hội”, nhưng không rõ việc thảo luận có ý nghiã thực sự gì không nếu không có phương tiện trừng phạt sự thờ ơ vô trách nhiệm của các cơ cấu.

Việc cải tổ luật lệ áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ cũng đã được nhắc đi nhắc lại. Tuy nhiên, tiến bộ trong lãnh vực này vừa chậm và không minh bạch như đã được minh chứng qua việc bắt buộc các dự án Thư viện nông thôn Liren phải giải thể, dự án này tập trung vào việc học tập ngoại khóa ở nông thôn Trung Quốc. nhằm vào việc giáo dục phụ trội ở những vùng hẻo lánh ở Trung Quốc. Cũng đã có một số cải cách thực sự trong lãnh vực kinh tế như việc giảm thiểu những cản trở trong việc cấp phép kinh doanh, tạo thêm cạnh tranh trong lãnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những nỗ lực này rất yếu ớt và phần lớn không đá động gì tới sự độc quyền của nhà nước trong nhiều lãnh vực. Về chính sách xã hội thì, việc nới lỏng chính sách một con trên toàn quốc là một tiến bộ, tuy vậy không đủ để tạo ra sự khác biệt nào.

Lý do chính của tình trạng thụ động là sự bế tắc ý thức hệ. Cái được gọi là nguyên lý kinh tế thị trường xã hội chủ nghiã đã dẫn dắt Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, cho phép vừa tiếp tục vừa cải cách. Nó luôn chứa đựng mâu thuẫn nội tại, bởi vì hệ thống pháp luật vô tư mà kinh tế thị trường đòi hỏi có thể sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với lãnh đạo đảng, tức những trọng tài cuối cùng trong lãnh vực công. Trong những năm gần đây, câu hỏi đã lại được nêu lên khẩn cấp hơn trước. Điều gì quan trọng hơn? Nhu cầu của kinh tế thị trường hay là nhu cầu của Đảng Cộng Sản?

Trên thực tế, nhu cầu của Đảng quan trọng hơn. Tuy nhiên, chế độ chưa phát triển được một hướng đi ý thức hệ hiện đại và hợp lý để biện hộ cho sự việc đó. Chủ nghiã Mác thì rõ ràng là không đủ. Chế độ ngày càng quay trở về với Khổng Giáo, vốn đặt nặng vào nhà nước “nhân trị” trong tôn ti trật tự. Tuy vậy, hai lý thuyết không dễ dàng song hành vì Đảng vẫn tiếp tục dựa vào chủ nghiã Mác Lê mà trọng tâm là sự công bằng, đi ngược lại với Khổng Giáo, nhấn mạnh về tôn ti trật tự.

Ông Tập thường nhắc đến cái gọi là những giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghiã, nay được trưng bày ở khắp nơi ở Trung Quốc, bao gồm “sự phồn thịnh, dân chủ, phép lịch sự, sự hoà hợp, tự do, bình đẳng, công lý, luật pháp, lòng ái quốc, sự dâng hiến, sự liêm khiết, sự thân thiện”. Danh sách trông giống như một cái gì chắp vá có mục đích chứ không phải một tầm nhìn thống nhất, phản ảnh một tâm trạng lo lắng hơn là tự tin, vì: một thói quen mà không có nền tảng tư tưởng thì yếu ớt và không lâu bền.

JPEG - 26 kb
Một người biểu tình bị bắt tại tỉnh Zhejiang, tháng 12 năm 2012

BỐN VIỄN CẢNH

Trung Quốc đối diện với 4 viễn cảnh. Trong viễn cảnh thứ nhất, mà Đảng ưa thích, Trung Quốc sẽ trở thành một “Singapore on steroids” (tức như Singapore phồng lớn nhờ chích thuốc kích thích), như chuyên gia về Trung Quốc là Elizabeth Economy đã viết. Nếu chiến dịch chống tham nhũng rốt ráo và bền vững thì một đảng mới có thể sẽ nẩy sinh để cai trị Trung Quốc một cách nhân đức và hiệu quả. Việc cải tổ chính sách sẽ tiếp tục, tiềm năng kinh tế của quốc gia sẽ được cất cánh, và thành quả sản xuất và tiến bộ sẽ giúp gia tăng sự chính danh và quyền lực của Đảng.

Tuy nhiên, viễn cảnh đó khó xẩy ra vì nhiều lý do. Trước tiên, Singapore rất ít độc tài so với Trung Quốc; Singapore có thể chế đa đảng và tự do chính trị hơn nhiều. Tuy cạnh tranh chính trị không hoàn toàn bình đẳng nhưng các đảng đối lập Singapore đã chiếm được 40% phiếu của dân chúng trong cuộc bầu cử năm 2011. Muốn bắt chước Singapore thì Trung Quốc phải mở cửa cho cạnh tranh chính trị một cách đáng kể, và có thể bước vào một con dốc dẫn tuột đến dân chủ đa nguyên toàn diện – một kết quả mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc không muốn mạo hiểm. Hơn nữa, Singapore rất nhỏ bé, phí tổn để kiểm soát nền hành chánh tương đối nhỏ. Trung Quốc thì khổng lồ, và Đảng sẽ thấy ngày càng khó khăn để kiểm soát bộ máy chính quyền rộng lớn, nhiều tầng từ trên xuống dưới.

Viễn cảnh thứ nhì có nhiều xác suất xảy ra hơn, ít ra là trong ngắn hạn, là một sự tiếp nối của hiện trạng. Dù nó có vấn đề, mô hình hiện tại của chế độ “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” chưa cạn kiệt. Từ nhân khẩu học đến đô thị hóa đến toàn cầu hóa với cách mạng trong công nghệ thông tin, các yếu tố cấu trúc đó đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn còn hiện hữu và sẽ tiếp tục hoạt động cho một vài năm tới, và chế độ có thể tiếp tục được hưởng lợi từ họ.

Nhưng hiện trạng sẽ không là mãi mãi: Một chế độ dựa trên sự chính danh cần tăng trưởng kinh tế để tiếp tục duy trì chính quyền. Với đà phát triển đã chậm lại, nỗi sợ hãi về sự “hạ cánh nặng nề” đang gia tăng. Bong bóng địa ốc, sản xuất quá tải, bất ổn tài chánh, mức cầu nội địa yếu, và bất công ngày càng gia tăng, tất cả cho thấy tình trạng (kinh tế) dễ bị tổn thương nghiêm trọng. Bong bóng địa ốc bể, chẳng hạn, có thể tạo thành vấn đề cho toàn thể nền kinh tế và lan tới lãnh vực chính trị. Cũng tươg tự như vậy khi các chính quyền địa phương mất đi một nguồn tài chánh quan trọng mà họ dựa vào để hỗ trợ các dịch vụ công cộng và an ninh nội địa.

Điều đó có thể dẫn đến viễn cảnh thứ ba: là dân chủ hoá qua một cuộc khủng hoảng. Một kết cục như vậy sẽ không phải là điều tốt đẹp. Với nền kinh tế quốc gia đã bị tổn thương và nhu cầu chính trị tăng vọt, những xung khắc sẽ tăng cường độ chứ không giảm đi, và nhiều trái bom nổ chậm do chính chế độ tạo ra (một cuộc khủng hoảng về nhân số, sự tàn phá môi trường, căng thẳng giữa các sắc tộc) có thể bùng nổ làm cho mọi việc xấu hơn. Hậu quả có thể là sự tái xuất hiện của một hình thức độc tài nào đó khi đất nước lùi lại từ cuộc khủng hoảng dân chủ.

Viễn cảnh thứ tư – dân chủ hoá từng đợt và có kiểm soát – là điều tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng tiếc rằng nó khó xảy ra. Trong viễn cảnh này, giới lãnh đạo tại Bắc Kinh tỉnh thức và tiến hành đặt nền móng cho một sự chuyển tiếp, với những cuộc bầu cử đa đảng được tổ chức như là bước cuối cùng trong tiến trình. Cho phép độc lập tư pháp từng bước, trao quyền cho quốc hội để giải quyết những vấn đề thuế khoá, khuyến khích phát triển xã hội dân chủ, và cho phép cạnh tranh trong nội bộ Đảng là những biện pháp có thể mở đường cho một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng sau đó. Đồng thời, song song với những cải tổ chính sách liên quan đến việc kiểm soát dân chúng, các sắc tộc thiểu số, và môi trường có thể giúp Trung Quốc tránh được chấn thương trong tương lai. Một sự cải tổ có chuẩn bị và đi từng giai đoạn như vậy có thể đòi hỏi một sự kết hợp của những chính trị gia ủng hộ việc cải tổ trong nội bộ lãnh đạo Đảng mà hiện giờ không có và khó có thể xảy ra sớm.

Đối với người ngoại cuộc thì những gì họ có thể làm rất giới hạn. Áp suất bên ngoài có xu hướng tạo ra tinh thần ái quốc tự vệ thay vì tinh thần khai phóng trong người dân. Đối với một quốc gia có diện tích rộng lớn và chiều dài lịch sử như Trung Quốc thì việc dân chủ hoá phải đến từ bên trong. Tuy nhiên, các cường quốc trên thế giới có xu hướng dân chủ tự do tạo ra một lực kéo ý thức hệ mạnh mẽ – và vì vậy, phương thức tốt nhất để Tây Phương giúp cho Trung Quốc chuyển hoá là, chính họ phải tiếp tục vững mạnh, tự do, dân chủ và thành công./.

– – –

(*) Định nghĩa “Dân chủ thảo luận Deliberative Democracy” trên Tạp Chí Cộng Sản (chú thích của người dịch)

Dân chủ thảo luận Deliberative Democracy: là một hình thức dân chủ dựa trên cơ chế quyết định đồng thuận và dân chủ đại diện. Trái với dân chủ bầu cử chú trọng vào việc bỏ phiếu như là thể chế trung tâm trong một nền dân chủ, dân chủ thảo luận nhấn mạnh cơ sở hay nguồn gốc của các quyết định chính trị là từ sự thảo luận và cân nhắc của toàn thể người dân. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=22262&print=true

Nguồn: Foreign Affairs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.