Cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Sơn: Tha thứ cho những kẻ trù dập tôi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Radio Chân Trời Mới – Bảo Trang phỏng vấn Paulus Lê Sơn

Sau đây là phần tâm tình của cựu tù nhân lương tâm Paulus Lê Sơn với phóng viên Bảo Trang.

Bảo Trang: Paulus Lê Sơn là một người con của Chúa, anh là một trong 17 thanh niên yêu nước bị nhà cầm quyền Hà Nội giam giữ tùy tiện vào năm 2011 và kết án về tội “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Vì những hoạt động bất bạo động của anh, những sinh hoạt cho công bằng xã hội, những bài viết cổ vũ cho quyền con người, những lần lên tiếng cho chủ quyền Việt Nam. Anh đã phải bước vào nhà tù nhỏ của đảng CS vào tháng 8 năm 2011.

Paulus Lê Sơn: Khi tôi mới bị bắt thì họ đưa tôi ngay đến trại tạm giam B.14 ở Hà Nội. Mới đầu tôi vào thì họ khám người tôi rồi họ bắt tôi cởi quần áo ra; thậm chí họ còn bắt tôi cởi cả quần đùi ra ngồi xuống để họ kiểm tra …., nói đúng ra là kiểm tra hậu môn của tôi. Quả thật cái đó làm tôi quá “sốc”, quá bất ngờ. Sau đó, họ đưa tôi vào một buồng giam khoảng 6 mét vuông (6m2) có 2 bục hai bên và một lối đi ở giữa. Trong cái buồng giam 6m2 này, chúng tôi ăn, chúng tôi ngủ, chúng tôi nghỉ, chúng tôi đi vệ sinh. Tất cả chỉ trong 6m2 này. Và họ giam 2 người. Không gian bị hạn chế đến nỗi nhiều khi những ngày trời đẹp có trăng, tôi muốn nhìn trăng lắm, mà tôi không nhìn thấy ánh trăng nên tôi phải múc một bát nước để ra phía xa để cho ánh trăng soi qua bát nước thì tôi mới nhìn được cái ánh trăng đó nó tròn như thế nào.

Tôi bị 4 năm tù và tôi đã bị chuyển tới 4 nhà tù. Bốn nhà tù là bốn sự khác biệt nhau. Trong B.14 vào ngày 1/2/2012, tôi đã bị một người tù ở cùng đánh vào mặt tôi, vào mắt tôi mà không có lý do gì cả. Họ bảo tôi là không được cầu nguyện. Trong khi đó tôi ngồi và tôi cầu nguyện bằng cách thức là tôi nhắm nghiền mắt lại, tôi suy niệm. Nhưng họ cấm tôi không được cầu nguyện. Thực ra người tù này đã ở với tôi khoảng độ hơn 3 tháng, tôi cũng không khẳng định được họ là ai, là như thế nào. Nhưng những diễn biến như họ ở với tôi, họ hỏi tôi rất nhiều vấn đề; hỏi tôi về án từ, hỏi tôi về các mối quan hệ xã hội. Tôi nói với họ rằng quả thực là những điều mà anh hỏi thì tôi không biết, ở ngoài tôi không có những điều đó, cho nên những điều anh hỏi thì tôi không biết trả lời sao cả. Thậm chí họ hỏi nhiều quá, đến lúc tôi phải hỏi rằng: “Có phải anh được công an cho ở cùng tôi để điều tra tôi, lấy thông tin tôi qua anh không?”. Thì anh ta nói rằng: “Ừ! Tao là công an đấy, tao là thế này thế kia đấy, thì làm sao nào?”. Lúc ấy thì anh ta sượng mặt tôi. Sau đó một ít lâu, tức là vào ngày 1/2/2012, thì anh ta đánh tôi.

Bảo Trang: Đây không phải là lần duy nhất Pualus Lê Sơn bị đánh, mà chắc hẳn là một hình thức đàn áp gián tiếp có hệ thống bởi các viên chức trại giam.

Paulus Lê Sơn: Khi tôi bị họ chuyển lên nhà tù Hỏa Lò, là ngày 6/7/2012, thì vào trong buồng tôi bị nhốt, gọi là nhốt ở “K nước ngoài” ở mặt phía sau. Những người tù ở đấy, người ta gọi là “thâm sơn cùng cốc”, tức không có ai biết đến. Trong buồng của tôi có 5 người; 5 người tù hình sự ngồi sẵn ở đấy. Đầu tiên tôi đến, họ bảo tôi phải ngồi xổm bằng một chân. Rồi họ lấy chân họ đạp vào mặt tôi. Họ bắt tôi nào là giặt quần áo cho họ, đấm bóp cho họ, rồi … . Tức là những việc gì trong buồng là tôi phải làm hết. Sau đó một thời gian khá dài tôi chịu đựng, bởi vì tôi nghĩ rằng tôi là người Công Giáo, tôi cũng không oán trách họ, tôi cũng không có cãi lại họ hay chửi lại họ, vì tôi nghĩ là đến Chúa còn phục vụ được, còn bị nhục hình được, còn bị người ta treo lên Thánh giá thì nói gì mình là con cái của Người. Và tôi phục vụ họ một cách thực sự, phục vụ họ như thế đối với tôi là hết sức bình thường. Nhưng có một điều tôi muốn nói ở đây rằng, những người đó, họ đã 4, 5 lần đi tù, mà tại sao ở trong tù họ vẫn được hút chích ma túy, tiêm chích ma túy heroin, chơi đá, chơi xì ke,… và họ rủ tôi chơi rất nhiều lần. Thậm chí họ ép tôi chơi, mà tôi không chơi, tôi không dùng. Thực sự rất là đau lòng, rất là ghê gớm. Những ngày trời hè nóng bức, họ cởi hết đồ ra, rồi thì họ nằm ngủ, rồi họ làm những cái trò mà khiến cho đầu óc của tôi cực kỳ khủng hoảng. Cực kỳ khủng hoảng, nhưng tôi vẫn cố gắng tôi chịu.

Sau này, tôi có tuyên bố với cán bộ trại giam ở Hỏa Lò rằng: “Nếu các ông không chuyển tôi đi, tôi sẽ tuyệt thực”. Mới đầu họ không chuyển tôi đi, thì tôi mới tuyên bố rằng: “Kể từ hôm nay tôi sẽ tuyệt thực, đề nghị các ông chuyển tôi đi buồng khác.” Tôi tuyệt thực buổi trưa, thì đến ngày mai họ giải quyết cho tôi đi buồng khác. Khoảng thời gian tôi chịu đựng là 5 tháng.

Những cái đó là tôi kể sơ qua thôi, chứ còn trong diễn biến những ngày tháng mà tôi ở trên Hỏa Lò thì quả thực đó là một sự khủng khiếp, một sự khủng khiếp nhất mà tinh thần và thể xác tôi phải chịu đựng.

Còn vào trong Nghi Kim thì họ đưa tôi vào một buồng giam. Một cái buồng giam khoảng độ 10m2 nhỏ. Buồng giam này giống như một cái “công ten nơ” (container), nó kín, nó không có điện, chỉ có một cái cửa, trên cái cửa đó có một cái lỗ gọi là lỗ thông gió. Cái lỗ đó, chiều rộng của nó khoảng độ 15cm, chiều dài của nó khoảng độ 30cm, chỉ có một cái lỗ đó thôi, mà không có điện! Và chúng tôi phải mò mẫm trong bóng tối mỗi khi đóng cửa lại. Sau một tháng họ chuyển tôi đi đến chỗ gọi là… ở “nhà chờ” để đến trại lớn. Một buồng 6m2 mà ở 6 người đến 7 người. Tức là chúng tôi nằm “úp thìa” lên nhau, nằm gối đầu lên nhà vệ sinh để mà ngủ. Khi tôi ở trong trại Nghi Kim thì tôi cũng phải tuyệt thực 3 ngày để đòi hỏi được quyền tự do tôn giáo, được quyền đọc sách Kinh Thánh và đọc sách Kinh. Mới đầu họ không cho tôi đưa bất kỳ một cái gì vào cả. Sau đó tôi yêu cầu rằng tôi là người Công Giáo, tôi cần phải có sách Kinh Thánh, sách Kinh để tôi cầu nguyện, đọc kinh hàng ngày. Thì có ông Đại úy Thái Hoàng nói chuyện với tôi rằng, trong tù không được phép. Tôi bảo: “Đã là quyền cơ bản, đã là quyền phụ cấp thì bất kể anh ở đâu, anh như thế nào, những quyền ấy đều phải thực thi và nhất là quyền tự do tôn giáo, quyền tâm linh”. Ông Đại Úy Thái Hoàng không cho tôi đưa (sách) vào. Và tôi tuyên bố với ông ấy rằng: “Nếu như Đại Úy không cho tôi đưa sách vào thì tôi sẽ tuyệt thực”. Thì ông ấy bảo “Ừ! Thì anh cứ tuyệt thực đi. Còn tôi không cho đưa vào đâu”. Tôi đã tuyệt thực. Ba ngày sau ông ấy gọi ra, ông xuê xoa, rồi ông ấy bảo: “Thôi bây giờ anh ăn uống trở lại đi rồi tôi sẽ đưa anh sách Kinh, sách Thánh vào cho anh đọc”. Tôi phải đấu tranh, tôi phải tuyệt thực thì mới được thực hành quyền tự do tôn giáo của tôi trong trại Nghi Kim.

Bảo Trang: Tại đây, cũng là lần đầu anh nghe hung tin mẹ anh đã qua đời 2 năm trước.

Paulus Lê Sơn: Tôi thực sự đau xót! Tôi không đứng vững được. Khi xử phiên tòa sơ thẩm tôi nhìn quanh xem mẹ tôi có đến không, thì không thấy mẹ tôi đâu. Tôi mới hỏi em con cậu tôi là: “Bác Tần có khoẻ không?”. Thì em con cậu giấu tôi và vẫn bảo là “Bác khoẻ”. Nhưng sau đó gần phiên tòa phúc thẩm thì tôi được thông báo như thế. Tôi vô cùng …. (nghẹn lời) tôi vô cùng bất ngờ, trước mặt luật sư, trước mặt công an ngồi giám sát chúng tôi, tôi như muốn ngã quỵ. Tôi không nghĩ được, tôi cũng không tin được vào những điều mà tôi được nghe báo.

Bảo Trang: Paulus Lê Sơn đã được thả ngày 3/8 vừa qua. Trong 4 năm tù giam, anh đã bị tước mất quyền làm người, quyền hành đạo và quyền làm bổn phận một người con trai. Nhưng anh nói anh không hề oán hận.

Paulus Lê Sơn: Tôi luôn luôn có tình yêu thương và dù tôi bị bách đến thế nào đi chăng nữa, thì ai đã bách hại tôi, đã trù dập tôi, đã đàn áp tôi thì tôi cũng gửi tới họ một điều là tôi tha thứ cho họ. Nhưng kính xin họ hãy suy nghĩ và xin họ đừng làm như thế nữa, bởi vì chúng ta, tất cả đều là con người; chúng ta đều có phẩm giá như nhau, chúng ta không nên lạm quyền để chà đạp, trù dập, chèn ép kẻ khác. Vì như vậy, chính chúng ta đã không tôn trọng phẩm giá của chúng ta.

Và nếu như những người đã trù dập tôi, những người đã đánh đập tôi, những người đã đàn áp tôi. Nếu quý vị có được sự nhẫn nại, có được sự suy nghĩ sâu lắng, thì tôi nghĩ rằng cuộc sống của quý vị sẽ thanh thản hơn, cuộc sống của con cái quý vị sẽ thanh thản hơn. Tôi gửi tới những người đã đàn áp tôi, trù dập tôi những điều như thế và kính mong quý vị có được sức khoẻ, có được bình an. Tôi cám ơn.

Bảo Trang tường trình

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.