DB Úc phản đối CSVN giam cầm tuỳ tiện các nhà tranh đấu nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 2 Hoàng Văn Thụ
Hà Nội, Việt Nam

Kính gửi Thủ tướng Chính phủ,

Tôi viết thư này để phản đối mạnh mẽ về cách đối xử đối với một vài trường hợp các tù nhân lương tâm tại quốc gia của ông gần đây.

Tôi được biết sự ngược đãi đang xảy ra đối với bà Trần Thị Thúy, một nhà tranh đấu cho quyền lợi đất đai và là thành viên của Đảng Việt Tân. Kể từ khi phiên tòa xử kín vào ngày 30 tháng Năm 2011, có tin rằng bà đã bị cưỡng bức lao động mặc dù bị nhiều thương tích và bị từ chối điều trị. Cũng có tin rằng bà bị đối xứ dã man vì muốn buộc bà nhận tội.

Tôi vô cùng quan ngại và rất buồn khi được biết về việc tự thiêu vào ngày 30 Tháng Bảy của bà Đặng Thị Kim Liêng có liên quan qua đến việc giam giữ con gái của bà là Tạ Phong Tần. Bà Tạ Phong Tần được dự kiến bị đưa ra toà xét xử vào ngày 7 tháng Tám cùng với các thành viên đồng sáng lập “Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do” là Điếu Cày và Phan Thanh Hải. Bởi vì việc làm duy nhất của bà Tạ là viết blog, tôi kêu gọi bà được thả để bà có thể chịu tang mẹ mình.

Tôi cũng được biết rằng blogger Paulus Lê Sơn, bị bắt vào ngày 3 tháng Tám năm 2011 đã không được thông báo về cái chết của mẹ mình. Ông Lê là một nhà hoạt động xã hội và là một ký giả nổi bật của Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Ông Lê là một trong số 17 người Công giáo bị giam giữ trong năm qua. Tin tức về cái chết của mẹ ông là một nhân quyền cơ bản mà tất cả chúng ta đều phải được hưởng. Tôi rất buồn khi nghe ông đã không được thông báo và do đó không thể lo tang lễ cho mẹ mình.

Cuối cùng tôi cũng cảnh báo về việc giam giữ ông Nguyễn Quốc Quân, một nhà hoạt động dân chủ bền bỉ mang quốc tịch Hoa Kỳ và là thành viên của Việt Tân. Đây là lần giam giữ thứ nhì của ông Nguyễn tại Việt Nam, và ông bị bắt giữ khi đang nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi rất quan tâm khi được rằng vợ và các con của ông không được phép thăm viếng và dường như việc giam giữ ông thiếu căn cứ.

Tôi hiểu rằng đây chỉ là một vài trong số nhiều trường hợp của những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam cầm vì đã bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Tôi lên án những sự bắt giữ tùy tiện và trân trọng kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức và vô điều kiện phóng thích tất cả các nhà hoạt động đang bị giam cầm.

Việt Nam là một quốc gia ký kết Công Ước Quốc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), qua đó Việt Nam đã cam kết tôn trọng và phát huy các quyền dân sự và chính trị của mọi cá nhân và gia đình của họ.

Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ xa hơn nữa, và tôi tin rằng điều này sẽ chỉ đạt được nếu quyền tự do ngôn luận và niềm tin chính trị được phát huy và tôn trọng.

Cảm ơn sự quan tâm của ông về vấn đề này.

Trân trọng
Bernie Rippoll

PDF - 445.6 kb
MP Ripoll_Letter to PM Nguyen Tan Dung

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.