Dầu hỏa, Hoa hậu và Chủ nghĩa xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

15/11/2017

Venezuela: Từ thiên đường xuống địa ngục

Có vẻ như dù sở hữu trữ lượng dầu hỏa khổng lồ, miền đất có nhiều hoa hậu nhất thế giới và cũng là một trong các quốc gia hiếm hoi còn tồn tại thể chế chính trị Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng tất cả những “lợi thế quốc gia” đó đã không giúp ích gì cho những người Cộng sản cứu vãn được một Venezuela đang trên đường lao dốc xuống vực thẳm có tên là Vỡ Nợ.

Ngày 13 tháng 11, chính thức Standard&Poor tuyên bố Venezuela đã vỡ nợ khi không thanh toán được 200 triệu USD tiền lãi và 5 tỷ USD đến hạn phải trả trong số nợ 196 tỷ USD mà quốc gia Nam Mỹ phải trả các trái chủ và tổ chức tài chính quốc tế. Số ngoại tệ ít ỏi trong ngân hàng trung ương chỉ còn 9,6 tỷ USD và phải dùng cho những nhu cầu cấp bách hơn là trả nợ.

Sự kiện này sẽ làm tồi tệ thêm bức tranh khủng hoảng của đất nước từng rất giàu có, phóng khoáng và nhiều gái đẹp. Đến mức, đa phần người dân không có đủ lương thực, các dịch vụ y tế cơ bản, chưa nói đến các nhu cầu quan trọng khác như giáo dục, văn hóa.

Như vậy là sau 18 năm kể từ ngày Hugo Chavez nắm quyền – vị tổng thống đã đưa đất nước Nam Mỹ vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa vào năm 1999 – người dân Venezuela đã thực sự rơi vào một thảm họa nhân đạo khi phải bới rác để ăn, không có nước sạch và băng vệ sinh cá nhân.

JPEG - 52 kb
Người dân Venezuela đứng xếp hàng mua thức ăn. Ảnh: AP

Vào thời điểm của Hugo Chavez còn tại vị, giá dầu trên thế giới có lúc vượt ngưỡng 100 USD/thùng và những quốc gia nắm trong tay những mỏ tiền này chỉ việc hút lên tiêu xài rất thoải mái.

Chavez tuyên bố “quốc hữu hóa” các mỏ dầu đã được xây dựng bằng tiền của những “quốc gia đế quốc thù địch”, xóa bỏ tư hữu về đất đai, nhà xưởng và xây dựng các tập đoàn quốc doanh theo kiểu Liên Xô trước đây. Venezuela nhập khẩu dường như mọi thứ từ bàn chải đánh răng cho đến xe hơi đắt tiền.

Dường như mọi chuyện vẫn ổn cho đến khi giá dầu hỏa sụt thê thảm xuống dưới 40 USD/thùng không đủ chi phí để các công ty dầu khí quốc doanh hút dầu lên để bán. Thật không may, dầu mỏ lại là nguồn thu chính yếu của quốc gia này và các cơ cấu kinh tế khác đều không có hiệu quả để có thể mang lại nguồn ngoại tệ nào đáng kể.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, đường lối kinh tế tập trung đã phá nát hạ tầng nông nghiệp và khả năng tự cung cấp lương thực ở mức tối thiểu cho quốc gia.

Vào năm 2013, khi “người hùng Cộng sản” Chavez chết vì ung thư, vị tổng thống kế nghiệm, xuất thân từ một lái xe bus Nicolás Maduro tiếp tục “kiên định” con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong một bối cảnh ngân khố như “miếng da lừa” trong tiểu thuyết của De Balzac, mỗi ngày một teo tóp sau những dự án và tham vọng lớn lao. Điều gì đến cũng đã đến, khi “miếng da lừa” cuối cùng hết, Venezuela đã rơi thẳng từ thiên đàng “xã hội chủ nghĩa” xuống địa ngục mà không có tấm đệm nào phía dưới.

Những người anh em đồng sàng dị mộng

Vào năm mà Venezuela tuyên bố xây dựng một đất nước Chủ nghĩa Xã hội, những quốc gia Cộng sản (hoặc họ hàng của nó) như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn đã rất hân hoan khi đón chào “người anh em” mới bước vào “thế giới đại đồng”. Trong lúc cao hứng, người ta thấy những bài báo ca ngợi về mô hình XHCN là con đường phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới và khẳng định tình anh em cộng sản gắn bó, sẽ cùng nhau kiên định xây dựng những “thiên đường XHCN”.

JPEG - 43.6 kb
Ông Hugo Chavez. Ảnh: GlobalPost

Có vẻ như Hugo Chavez không hiểu rõ lắm về những danh từ “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” hay “kinh tế thị trường định hướng XHCN” ở Trung Quốc hay Việt Nam khác gì so với học thuyết nguyên bản của Mác Lê.

Trong khi Venezuela hồ hởi xây dựng mô hình kinh tế tập trung và quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài, tập trung mọi nguồn lực tài nguyên vào tay Nhà nước để áp dụng học thuyết kinh tế Mác Lê thì Trung Quốc và Việt Nam lại có những “biến dị” trước đó từ những năm 80s.

Sau những cuộc cách mạng “rung chuyển thế giới” để tập trung mọi quyền lực trong tay, những vô sản Bolshevik Châu Á này đã “thành công rực rỡ” trong việc “cộng sản” toàn bộ tài sản quốc dân vào làm của riêng cho các gia tộc Đỏ, những tập đoàn kinh tế gia đình hoặc thân hữu và xây dựng một nền kinh tế đa thành phần theo kiểu tư bản dã man như đã từng tồn tại ở các nước phương Tây cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng tinh vi và mị dân hơn rất nhiều.

Từ khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng chủ trương “mèo trắng, mèo đen miễn bắt được chuột”, chủ thuyết Cộng sản thời Mác Lê Mao dần dần đã bị bỏ vào sọt rác nhưng vẫn được “ướp formol bảo quản”. Rõ ràng là họ vẫn nhớ “giữ chùa thì được ăn oản” và những hình tượng “lãnh tụ vĩ đại”, “học thuyết nền tảng” của thể chế vẫn cần được lau chùi sạch sẽ và bảo vệ như “con ngươi trong mắt” của chế độ.

Thực tế là những “biến dị” của chủ nghĩa Cộng sản này có sức sống tốt hơn so với người anh em “thuần chủng XHCN” sinh sau đẻ muộn của nó là Venezuela rất nhiều. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có tầng lớp trung và thượng lưu giàu có rất đông đảo, nhưng phải đối mặt với những thách thức nghe rất buồn cười như không có không khí trong lành để thở và sự hạn chế về tự do ngôn luận, báo chí. Không sao, đa phần dân chúng vẫn thấy hạnh phúc, thỏa mãn và tự hào.

Mặc dù, có lúc, chính quyền có thể có những chiến dịch đàn áp nhân quyền, bắt giết và thu hoạch nội tạng của hàng trăm ngàn người như thời Giang Trạch Dân thì đó cũng chỉ là con số nhỏ trong hơn 1 tỷ dân ở đất nước này. Còn ở Việt Nam, tuy không có những thành tựu kinh tế nổi bật và chưa kịp trở thành những “ngôi sao khu vực” hay “con hổ Châu Á” như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore, Thailand nhưng người dân vẫn chưa phải bới rác để ăn, các ngày lễ có đầy đủ pháo hoa cho dân chúng ngắm và tất nhiên, có rất nhiều các cuộc thi hoa hậu.

JPEG - 35.8 kb
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Đà Nẵng hôm 8-11-2017.

Không biết trong những thời khắc khó khăn này của tổng thống Maduro, ông có nhận được những cái bắt tay ấm nồng bằng cả hai tay của người anh em Nguyễn Phú Trọng hay không?

Và 200.000 tấn gạo trong lúc này hẳn sẽ rất quí giá nếu như ông Quang tặng nó cho nhân dân Venezuela anh em thay vì chuyển nó sang Philippines.

Thật buồn cho ông là “đời không như mơ” và những người anh em Cộng sản “đồng sàng dị mộng” đã quay lưng với ông cùng nhiều ấm ức khi những dự án đầu tư dở dang hàng chục tỷ dollar đành tan theo bọt nước. Đáng lẽ ra, với cùng một lợi thế quốc gia là “Dầu hỏa, hoa hậu và XHCN”, ông Maduro phải học tập nhiều hơn về những kinh nghiệm của Việt Nam thế nào là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Xem ra, mọi chuyện có vẻ đã quá muộn màng với ông Maduro và cho XHCN ở đất nước Venezuela.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.