“Dân Chủ Độc Đảng”: Dân Chủ Kiểu Gì Đây?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 26 kb
Bà Tôn Nữ Thị Ninh tại San Diego

Chiều tối ngày 17/12/2004 tại thành phố San Diego, tiểu bang California, có lẽ là buổi công tác sau cùng tại Hoa Kỳ của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Ban Ngoại Giao thuộc Quốc Hội Cộng sản Việt Nam (CSVN), trước khi sang Âu Châu tiếp tục chuyến “lưu diễn chính trị” tại nước ngoài. Sau các buổi gặp gỡ nhỏ của bà Ninh, mà trung bình mỗi lần họp mặt có chừng từ 10 đến 30 người là tối đa, với các thành phần giáo chức, thương gia tại các thành phố, trường đại học như: Chicago, Iowa city, New York, Đại học Yale, thì hai buổi thuyết trình ở hai trường Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles (16/12/2004) và San Diego (17/12/2004) có thể nói là “đỉnh điểm” thất bại của bà và phái đoàn CSVN trong chuyến công tác này. Tại hai trường đại học này, cách Thủ phủ Little Sài Gòn không xa, bà Ninh đã không thể tránh khỏi những tâm lý “dè dặt” của thành phần nhân sự đứng ra tổ chức các buổi nói chuyện này cho bà vì họ dư biết về tâm lý cũng như những phản ứng trong nhiều năm qua của cộng đồng người Việt địa phương đối với những phái đoàn CSVN. Cũng tại hai nơi này, cộng đồng địa phương đã tổ chức biểu tình ngay trước phòng họp của bà Ninh, đặc

JPEG - 31.2 kb
Cộng đồng VN Nam California biểu tình trong khuôn viên trường đại học California tại San Diego

biệt là buổi biểu tình trong khuôn viên trường đại học California tại San Diego với hơn 100 đồng bào, rực lửa khí thế đấu tranh với đầy đủ cờ Vàng, cờ Mỹ, bảng biểu ngữ, tài liệu nhân quyền, loa phóng thanh v.v… Cùng lúc đó, một vài vị lớn tuổi và các bạn trẻ trong cộng đồng được đưa vào bên trong để chất vấn bà Ninh, đồng thời vạch trần những luận điệu tuyên truyền giả dối, những vi phạm nhân quyền đang xảy ra trên quê hương Việt Nam. Cử tọa bên trong phòng họp chừng 40 người thỉnh thoảng vỗ tay ca ngợi những câu hỏi hóc búa của các tham dự viên người Việt, đồng thời qua đó thấy được những phản ứng tự vệ, nhiều khi mất bình tĩnh khi trả lời “trật lất” của bà Ninh. Vốn được chính quyền CSVN xem như là “con gà gáy hay” của chính quyền và Ban Ngoại giao Quốc hội CSVN, bà Ninh đã làm cử tọa nhiều lần thất vọng, cười ồ lên khi trả lời những câu hỏi một cách nóng nẩy, theo kiểu ra mặt lên lớp hoặc phần lớn là tránh né và không trả lời thẳng mà cứ dùng những thí dụ, phương pháp so sánh chỗ này chỗ nọ, nước này nước nọ để bênh vực cho chế độ Hà Nội. Lố bịch nhất là khi bà Ninh làm cả cử tọa cười ầm lên khi tuyên bố Việt Nam sẽ đi theo con đường “Dân Chủ Độc-Đảng”, nguyên văn tiếng Anh bà nói là “One-Party Democracy”.

Thử nghĩ xem, “Một-Đảng” thì có khác gì “Độc-Đảng”, có khác gì “Độc Tài” như những nước độc tài độc đảng? Điều mâu thuẫn và gian dối ở đây là CSVN đang gán ghép chữ Dân-Chủ vào hai chữ Độc-Đảng để làm biến dạng định nghĩa và ý nghĩa thật sự, chân chính của một nền dân chủ đích thực. Từ sự vay mượn chính sách “kinh tế thị trường”, trong lý thuyết cũng như hành động, để xây dựng “chủ nghĩa xã hội”, ngày nay các quốc gia Cộng sản như Việt Nam đang mạo danh và ăn cắp quan niệm “dân chủ” để biện hộ, bảo vệ và lót đường cho các thể chế độc tài độc đảng.

Thật ra, chuyến đi của bà Ninh cũng nhắm vào hai mục tiêu quan trọng như sau:

- Thứ nhất, “Giải độc” với dư luận truyền thông Hoa Kỳ và ngoại quốc nói chung về những thông tin trong thời gian qua về tình trạng đàn áp tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam.

- Thứ hai, “Phun độc Cộng sản”, tuyên truyền cho cái gọi là quan niệm “Dân Chủ Độc Đảng” vào giới trí thức, truyền thông thiên tả, giới doanh nghiệp, giới thanh niên sinh viên, và nhất là giới trẻ người Mỹ gốc Việt tại các trường đại học ở Hoa Kỳ để tuyên truyền và khai thác “chất xám” và tài lực của các thành phần này.

Hai mục tiêu chính là vậy nhưng chuyến đi của bà Ninh cũng mang theo những công tác cụ thể như:

a) Phản ứng trước chính sách của Hoa Kỳ về việc công bố CSVN nằm trong một những nước cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern) về tình trạng đàn áp nhân quyền;

b) Tô hồng bộ mặt không mấy sáng sủa hiện nay của chính quyền CSVN trong các lãnh vực quan hệ quốc tế, môi trường đầu tư, kinh tế độc quyền, tham nhũng.v.v…; và

c) Triển khai Nghị quyết 36 của CSVN về chính sách nhà nước đối với Cộng đồng người Việt hải ngoại nhằm hóa giải phần nào những chống đối lâu nay từ hải ngoại, đồng thời chiêu dụ giới trẻ hải ngoại, du sinh trở về Việt Nam giúp nước.

Phải nói một cách thẳng thừng rằng CSVN đã hoàn toàn thất bại trong chính sách đối với Cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là mục tiêu muốn tạo sự hiện diện của “cờ đỏ sao vàng” trong Cộng đồng hoặc muốn làm thay đổi lập trường “chống Cộng” mạnh mẽ của Cộng đồng trong 30 năm qua. Người Việt hải ngoại có quyền tự hào về những thành quả chống Cộng miệt mài và đầy nhiệt huyết trong 3 thập niên qua.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.