Dân Oan Tiền Giang Và Nhiều Tỉnh Thành Biểu Tình Trước Quốc Hội 2 Sang Ngày Thứ 26

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 37.5 kb

- Đã có tổng cộng 19 tỉnh tham gia biểu tình, với nhân số ước lượng trên 1.500 người.
- Hòa thượng Thích Quảng Độ và Phái đoàn GHPGVNTN thăm viếng và cứu trợ 300 triệu đồng (tương đương 18.700 mỹ kim) cho bà con dân oan thuộc 19 tỉnh.
- Một phụ nữ bị hành hung khi treo biểu ngữ khiếu kiện.
- Một “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” phải đi cấp cứu sau khi chứng kiến cảnh hành hung.
- Một bà cụ bị té xỉu gẫy ba xương sườn phải đi giải phẫu.
- Chiếc xe gắn máy màu trắng mang biển số 52U4-6702 của nhân viên công an vẫn còn bị bà con dân oan “giam” tại chỗ.

Theo lời trình bày của một số dân oan tại khu vực Văn phòng Quốc hội II, hôm nay là ngày biểu tình khiếu kiện đông nhất từ trước đến nay, với nhân số ước lượng khoảng 1.500 người, đến từ 19 tỉnh/thành ở miền Nam và Trung Việt Nam. Vào khoảng 10 giờ sáng, Hoà thượng Thích Quảng Độ và phái đoàn GHPGVNTH thăm viếng và cứu trợ 300 triệu đồng (tiền Việt Nam) cho bà con dân oan thuộc 19 tỉnh. Tháp tùng HT. Quảng Độ có Hòa thượng Thích Giác Ngôn ở Cà Mau, Thích Huệ Minh ở Vàm Láng (Gò Công Đông) và ba vị sư khác. Tại đây, phái đoàn đã dùng loa phóng thanh cầm tay nói chuyện với bà con dân oan, với nội dung đại cương là:

- Yêu cầu chính phủ phải giải quyết cho đồng bào thoả đáng, đừng để cho đồng bào phải tiếp tục sống trong cực khổ.
- Khuyên nhủ đồng bào đừng vì quá bức xúc mà làm những chuyện quá khích. Trong thời gian gần 2 tiếng đồng hồ phái đoàn Phật giáo thăm viếng dân oan, lực lượng an ninh không có thái độ hoặc hành động cản trở nào và chỉ âm thầm quay phim hiện cảnh.

JPEG - 121.5 kb

Vào khoảng gần 8 giờ sáng ngày 17/07/2007, được tin là phái đoàn trung ương sẽ đến trụ sở Văn phòng Quốc Hội II, một người phụ nữ dân oan tên Nguyễn Kim Tuyết, 56 tuổi (quê ở KCN Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), đã dời một tấm biểu ngữ có nội dung “Hội chợ Tố cáo Khiếu nại của 18 tỉnh thành + 6 quận” đến treo ở phía cổng sau. Lúc đó, một số nhân viên bảo vệ đã xông ra yêu cầu tháo gỡ xuống, người phụ nữ này từ chối thi hành nên bị hành hung một cách thô bạo. Cảnh trạng này dẫn đến việc bà Trần thị Hưng (80 tuổi), một “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” của CSVN ở huyện Hóc Môn, Sài-gòn phải ngất xỉu vì quá xúc động, và sau đó được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện ngay.

Nạn nhân thứ ba là bà Võ thị Lâm (ở Cai Lậy) bị té vào đêm 16/7, khi lần mò tìm nơi đi tiểu ở phía trước trụ sở. Theo lời tường thuật, bà cụ này bị gẫy ba cây xương sườn và có lẽ bị chấn thương ở lá gan. Hiện nay bà cụ đang cần được giải phẫu, với chi phí được ước lượng khoảng 6 triệu đồng (tương đương với 400 mỹ kim) song chưa biết sẽ có được bảo trợ hay không?

JPEG - 79.5 kb

Mặt khác, cho đến hôm nay, các đoàn dân oan vẫn tiếp tục “giam” chiếc xe gắn máy của nhân viên công an đã hành hung một phóng viên vào ngày 14/7/2007, và không cho công an thu hồi xe cho đến khi danh tính người công an chủ xe và tình trạng sức khoẻ người phóng viên được công bố. Không khí biểu tình khiếu kiện ngày 17/7/2007 tại trụ sở Văn phòng Quốc Hội II trở nên sôi động hơn tuần trước, do số lượng bà con đã tăng cao nhanh chóng khi có sự tham gia của dân oan từ 19 tỉnh. Do số lượng bà con đang tăng cường nhanh chóng, nhu cầu tiếp trợ thực phẩm, thuốc men đang trở nên khẩn thiết hơn nữa. Đồng thời, việc yểm trợ truyền thông từ hải ngoại cũng đang đóng một vai trò quan trọng cho cuộc đấu tranh đòi công lý của hàng ngàn đồng bào bất hạnh ở trong nước.

JPEG - 79.5 kb

Được biết vào ngày Thứ Hai 16/7, hơn 100 đồng bào dân oan các tỉnh cùng nhau tuần hành sang Trụ sở Tiếp Dân (210 Võ Thị Sáu). Khi đi ngang tư dinh ông Nguyễn tấn Dũng, một thanh niên mặc đồ bảo vệ, từ bên kia đường đối diện, xông ra giựt cây cờ từ tay một người phụ nữ dân oan lớn tuổi thuộc đoàn Kiên Giang. Người phụ nữ dùng cán cờ đập người thanh niên, gây xô xát giữa hai người, khiến đồng bào dân oan cùng đoàn phải xông vào kéo người bảo vệ kia ra. Ngay sau đó, một sĩ quan công an sắc phục đã chạy đến can thiệp và đuổi người thanh niên đi. Đoàn biểu tình đã tuần hành qua tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, đài Truyền hình Thành phố và Trụ sở Tiếp Dân phía Nam. (Tường thuật bởi Dân Oan tại Saigon).

****

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 17.7.2007

PARIS, ngày 17.7.2007 (PTTPGQT) – Trong cuộc điện đàm chiều hôm nay, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cho ông Võ Văn Ái biết tin là đích thân Hòa thượng đã đến thăm tập thể Dân oan ở Saigon sáng nay. Chi tiết sự việc xẩy ra như sau:

Sáng nay, thứ ba ngày 17.5, Hòa thượng Thích Quảng Độ dẫn đầu Phái đoàn Viện Hóa Đạo đến thăm, ủy lạo và tiếp tế cho tập thể Dân oan khiếu kiện tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Saigon.

JPEG - 9 kb

Phái đoàn gồm có Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Thiện Lễ, Phó Đại diện Ban Đại diện tỉnh Tiền Giang, Đại đức Thích Huệ Minh, Đặc ủy Thanh niên Ban Đại diện tỉnh Tiền giang, Thượng tọa Thích Giác Ngôn thuộc hệ phái Khất sĩ và hai Đại đức Thích Viên Hỷ, Thích Đồng Minh.

Do tình cảnh của Dân Oan đi khiếu kiện quá bi đát mà Phái đoàn Phật giáo chứng kiến hôm đến thăm lần thứ nhất, 13.7, về phúc trình lên Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nên một mặt, Hòa thượng đánh điện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ yêu cầu trích qũy Giáo hội Hải ngoại hoặc mượn tiền đâu đó gửi gấp về cứu tế Dân Oan khiếu kiện, một mặt kín đáo tổ chức chuyến viếng thăm lần thứ hai vào sáng thứ ba này.

Để tránh sự dòm ngó bất ngờ gây khó khăn cho cuộc thăm viếng, Phái đoàn không đi tập trung. Vì vậy từ sáng sớm, Hòa thượng Viện trưởng cùng chư Tăng xuất phát từ những ngôi chùa khác nhau, đi riêng lẻ và cùng trực chỉ đến nơi hẹn là Văn phòng Quốc hội II. Người đến trước kẻ đến sau, nhưng phái đoàn đã đến nơi hẹn đầy đủ vào lúc 10 giờ sáng.

Được thông báo Hòa thượng Thích Quảng Độ đến thăm, đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung đông đảo hàng trăm người đón rước, đứng chật sân tiền đình Quốc hội. Phía bên kia đường Dân oan cũng ra khỏi các lều bạt hướng về phía chư Tăng đứng trên thềm Quốc hội. Chư Thượng tọa và Đại đức trong phái đoàn cùng các vị đại biểu các tỉnh đứng vây quanh bảo vệ Hòa thượng Viện trưởng. Qua loa phóng thanh cầm tay (megaphone) Hòa thượng dõng dạc thay mặt Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội ngỏ lời thân ái chào thăm đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung về từ 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigòn. Những trích đoạn quan trọng Hòa thượng phát biểu với đồng bào trong cuộc nói chuyện nửa giờ đồng hồ là :

JPEG - 11.4 kb

“Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện. Ngay ở thành phố Saigon này, ngôi chùa gọi là Việt Nam Quốc tự, gồm mười một hecta đất, họ đã lấy từ sau năm 75 rồi. Họ lấy hết, bây giờ chỉ còn ngôi tháp trên mảnh đất vài nghìn thước mà thôi. Họ xây lên đấy một rạp hát rất lớn, rồi hồ bơi, v.v… làm nơi du hí, người ta phóng uế khắp nơi trên ấy. Tôi thấy đây là sự tủi nhục cho văn hóa Việt Nam. Bởi dù sao nơi đó, trước đây Giáo hội chúng tôi thiết lập lên để thờ Phật. Bây giờ họ chiếm lấy, nếu để xây cất lên đấy một đại học, một thư viện, một viện nghiên cứu khoa học, hay làm gì đấy để phát triển đất nước, thì chúng tôi cũng vui lòng. Vì vừa lợi cho dân, vừa phát triển văn hóa hay tư tưởng. Nhưng mà đây họ không làm những việc ấy, họ biến nơi thờ Phật thiêng liêng, có tính chất văn hóa để biến ra nơi du hí, giải trí và là nơi cho người ta phóng uế. Đó là nỗi nhục riêng cho Giáo hội chúng tôi và chung cho cả phong hóa, văn minh của dân tộc.

“Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác. Cho nên Giáo hội chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ với đồng bào đi khiếu kiện ở đây. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chia sẻ nỗi thống khổ đó. Chúng tôi mong rằng tình trạng như thế này sẽ không còn tồn tại ở trên đất nước này.

“Để cho hiện trạng xẩy ra cho đồng bào ở đây hôm nay không còn diễn ra nữa, cho đồng bào cũng như cho chúng tôi. Nghĩa là đồng bào có nhà có cửa, có cơ nghiệp, mà nay phải dầm sương dải nắng như thế này, rồi đòi hỏi như thế này mà chẳng được giải quyết. Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị. Bởi vì độc quyền nó đưa đến bao nhiêu thối nát và bất công như thế này đây.

“Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ chỉ có một đảng thì không thể giải quyết được gì cho 80 triệu dân. Như thế đã là bất công rồi, 80 triệu dân mà sao chỉ có một đảng tạo ra bất công như thế này ? Do đó cho nên cần phải có những đảng phái khác nữa để đại diện đủ mọi khuynh hướng cho 80 triệu dân, thì mới giải quyết được.

“Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do. Quan trọng nhất là tự do ngôn luận để người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đối với những tổ chức cai trị mình. Chứ không như bây giờ họ độc quyền, rất là khó khăn.

“Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý”.

JPEG - 17.9 kb

Tất cả đồng bào vỗ tay tán thưởng và nồng nhiệt hoan nghênh lời phát biểu của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ. Có người đã sụt sùi khóc vì xúc động. Một phụ nữ là bà Hoa thay mặt tập thể Dân oan đi khiếu kiện đến bên cạnh Hòa thượng đáp lời hưởng ứng, cám ơn Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cám ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chư Thượng tọa, Đại đức trong phái đoàn đến ủy lạo đồng bào. Bà chấm dứt bằng câu: “Hòa thượng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là đại diện cao cả cho Giáo pháp của Đức Phật, một sự hiện diện quý giá hôm nay cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện trước Quốc hội vắng lặng như bãi tha ma này”.

…………
…………

Tiếp đó, Thượng tọa Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Minh Nguyệt thay mặt Giáo hội phát những phong bì tiền đến tất cả các vị đại biểu thuộc 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigon. Tổng cộng số tiền phân phát là ba trăm (300) triệu đồng Việt Nam. Đại biểu 19 tỉnh gồm có : Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận. Chín quận ở thành phố Saigon là : Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, và các Quận 4, 5, 6, 7, 9 và 12.

JPEG - 20 kb

Trong cuộc điện đàm, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ cho ông Võ Văn Ái biết rằng : “Tình hình Dân oan khiếu kiện còn rất căng thẳng chưa biết sẽ ra sao, vì đã lan khắp toàn quốc hàng chục năm rồi. Nếu Nhà nước Cộng sản không có biện pháp giải quyết nhanh chóng, thì Giáo hội phải ra tay cứu tế, và chắc sẽ đến lúc phải kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại hỗ trợ. Chứ trong nước ngoại trừ dân ở các thành phố lớn, đa số dân chúng ở các tỉnh nhỏ và thôn quê cũng nghèo thiếu lắm, khó có thể quyên góp. Mặt khác, còn phải giúp cho Dân oan ngoài Bắc nữa. Năm ngoái, Giáo hội đã chuyển tiền ra Hà Nội nhờ ngoài đó giúp đỡ ít nhiều, nhưng chưa thấm vào đâu. Công việc sẽ phải khẩn cấp và quy mô. Nhưng Giáo hội phải làm. Cho đến nay, chưa có tổ chức nào, đoàn thể nào, cá nhân nào vào tiếp tế như Giáo hội vừa làm hai lần vừa qua”.

Tuy nhiên Hòa thượng bảo phải chờ vài tuần lễ nữa xem tình hình động tỉnh ra sao rồi mới tính được.

*****


Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.