Dân oan Thủ Thiêm quyết đòi công lý đến cùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2016-11-02

Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Vì sao họ phải từ Sài Gòn ra Hà Nội biểu tình và kết quả của cuộc biểu tình ôn hòa này như thế nào?

Cưỡng chế không đúng pháp luật

Giống như bao đối tượng thuộc các dự án quy hoạch đô thị không được đền bù thỏa đáng khắp mọi tỉnh, thành ở Việt Nam, hàng ngàn hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm buộc phải nhận số tiền đền bù ít ỏi chỉ bằng 5% giá trị bất động sản thực tế theo Nghị định 22/1993-Luật Đất đai để di dời.

JPEG - 47.1 kb
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Citizen photo

Trong khi đó, 63 hộ dân tại 5 khu phố, trong phạm vi các phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh lại vẫn bị cưỡng chế dù nằm ngoài khu vực quy hoạch. Chị Phạm Thị Vinh, một cư dân ở đây, nói với Đài Á Châu Tự Do đã nhận được thông báo cưỡng chế đến lần thứ 5:

“Nhà tôi ở Khu phố 1, phường Bình An, không nằm trong ranh quy hoạch. Nhưng chính quyền Quận 2 không có phương án bồi thường cho dân, chỉ thông báo cưỡng chế, vì nằm ngoài ranh nên không có ngân sách bồi thường. Tôi phải đi đòi công lý, qua thành phố khiếu nại suốt năm dài, không làm ăn được gì. Cuối cùng họ cho xây dựng công trình.”

Kể từ khi Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg hồi đầu tháng 6 năm 1996 cho đến nay, đời sống của nhiều người dân ở Thủ Thiêm bỗng dưng trở nên khó khăn. Suốt 2 thập niên qua, họ không thể an tâm làm ăn sinh sống, họ không thể sửa sang, xây cất nhà cửa và họ phải sống trong điều kiện vô cùng tệ hại.

“Chuyện đương nhiên là không cho xây cất, sửa chữa gì hết. Nhưng điều quan trọng do dự án cứ tiến hành xây dựng khiến cho bị ngập nước, không có điện nước nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn trở ngại. Cứ đào hố đủ thứ nên khu vực hoàn toàn bị ngập lụt thường xuyên.”

“Đường cống thoát nước bít luôn. Bây giờ bế hết hết mấy đường cống luôn. Vì thế mà nước không thoát được. Chỉ khi nào trời khô ráo thì nước tự rút vào lòng đất chứ không thoát được”.

Chia sẻ với RFA, những người dân ở Thủ Thiêm này cho biết họ đi khiếu nại khắp các cơ quan công quyền trong 20 năm qua, nào là cấp phường, Quận 2, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng những tờ đơn của họ không bao giờ được giải quyết.

Vào ngày mùng 10 tháng 6 năm 2016, Báo VNEpress Online đăng tải thông tin Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, ông Nguyễn Thanh Phong có cuộc đối thoại với 63 hộ dân về các phản ảnh bất cập trong thu hồi và giải phóng mặt bằng, không đúng quy định pháp luật của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tại buổi đối thoại, Phó giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trương Trung Kiên lập luận bản đồ quy hoạch mà người dân trưng dẫn không đúng theo diện tích của dự án hiện tại. Và kết thúc buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có sự khác biệt giữa các hộ dân với cơ quan chức năng liên quan đến tài liệu và chứng cứ của dự án; đồng thời yêu cầu Ủy ban Nhân dân Quận 2 nhanh chóng giải quyết khiếu nại của các hộ dân Thủ Thiêm.

Tố cáo sai phạm, tham nhũng

Tuy nhiên, cuộc sống bất ổn định của họ vẫn cứ trôi qua trong tuyệt vọng khi tiến độ xây dựng dự án ngày càng gia tăng cũng như lệnh cưỡng chế ngày càng dồn dập. Và các hộ dân đi đến quyết định làm đơn tố cáo chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sai phạm, tham nhũng trong Dự án Khu đô thị mới Thủ thiêm hồi giữa tháng 9 năm 2016, dựa theo căn cứ các văn bản ban hành liên quan từ năm 1996 cho đến năm 2002, bao gồm: Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 18-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Quyết định số 13585/KTS-QH của Kiến Trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1997/QĐ-UBND và Quyết định số 65/2002/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

JPEG - 51.4 kb
Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội, vào hôm 28 tháng 10. Citizen photo

Vì chờ đợi từ phía chính quyền thành phố trong mỏi mòn, hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm ra Hà Nội những ngày cuối tháng 10 để khiếu kiện. Ông Cao Thăng Ca cho Ban Việt ngữ Đài RFA biết thông tin chi tiết diễn ra trong chuyến đi này:

“Sau khi dân oan Thủ Thiêm ra Văn phòng Tiếp công dân thì như thường lệ, người ta chuyên phủ đầu dân, người ta hù dọa thế này thế kia để dân nản lòng mà đi về.

Quyết đòi công lý đến cùng

Do sự bức xúc dâng đến đỉnh điểm nên nhóm dân oan Thủ Thiêm vào hôm 28 tháng 10 giăng biểu ngữ biểu tình trước các văn phòng Chính phủ, Quốc hội và Thủ tướng. Những dân oan Thủ Thiêm tham gia biểu tình ngày hôm đó kể lại họ được đưa lên xe và chở về Văn phòng Tiếp Công dân ở Số1-Ngô Thì Nhậm. Tại đây, Trong buổi làm việc với sự hiện diện của Ban Tiếp công dân Trung ương và Văn phòng Chính phủ cùng Tổ công tác Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản với 5 đại diện của 63 hộ dân Thủ Thiêm:

“Các hộ dân nhất định không chịu đối thoại. Lúc đó, Chính phủ lập biên bản để giao cho Chính phủ giải quyết. Hồ sơ này đã có biên bản và có thông báo rồi. Theo đó, việc khiếu nại của dân Thủ Thiêm sẽ được Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành để lập đoàn kiểm tra liên ngành cho việc kiểm tra đơn tố cáo của người dân.”

Thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận được đoàn người của hơn 60 hộ dân Thủ Thiêm đã trở về nhà với hy vọng những nỗi oan ức của họ được giải quyết nhanh chóng để họ có thể an cư lạc nghiệp cùng lời khẳng định “Người dân bây giờ, còn một số chúng tôi kiên trì quyết chiến tới cùng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho đến khi nào phải đòi, tìm được công lý thì mới thôi.”

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.