Dân rợn người mỗi khi nghe ’chủ trương lớn của đảng’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào sáng thứ năm, ngày 17 tháng 4 năm 2014, người ta có thể nghe tiếng thở phào nhẹ nhõm của hàng triệu người Việt cùng một lúc.

Họ vừa được tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố quyết định rút đăng cai Á vận Hội 18 (ASIAD18). Lý do, nếu dịch từ các câu hoa mỹ ra ngôn ngữ bình dân, là vì: (1) nhà nước không có kinh nghiệm tổ chức và (2) nhà nước đang không dư tiền.

Sự thừa nhận nhà nước không có kinh nghiệm tổ chức những lễ hội lớn là rất chính xác. Nhưng chính xác hơn nữa có lẽ phải nói là nhà nước có khá nhiều kinh nghiệm tổ chức thất bại các lễ hội lớn. Lý do lớn nhất đến từ việc không sao kiềm chế được nạn “rút ruột” ở mọi cấp, mọi mặt, mọi giai đoạn của mọi dự án, đặc biệt là mặt xây cất. Có lẽ kinh nghiệm lớn và gần nhất là đại lễ “Ngàn năm Thăng Long” với hàng mấy chục công trình xây dựng chưa khánh thành đã bắt đầu rạn nứt, sụt hố, xụp đổ. Với ASIAD18, nếu dân nước ngoài bị thương tích, đặc biệt là bị thương tật hay chết, vì các công trình xây dựng họ sẽ không im lặng chịu đựng như người dân Việt Nam đâu. Các khoản đền bồi theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là những món tiền khổng lồ và cực kỳ mất mặt. Gần đây, ngay cả đàn anh như nước Nga mà cũng không lo xuể các công trình xây dựng cho Thế Vận Hội Sochi và trở thành trò trêu chọc cho cả thế giới.

Kế đến, sự thừa nhận nhà nước không dư tiền để chi trả cũng rất thành thật. Con số ước tính của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa ra ban đầu là 150 triệu USD. Lập tức, mọi người “trong nghề” đều biết đây là con số quá nhỏ và được đưa ra chỉ để qua ngưỡng cửa được chấp thuận để ký kết, rồi sau đó sẽ “đội giá”, “nâng trần” một khi đã “lỡ ký kết với quốc tế”. Đây là một thủ thuật đã khá quen thuộc của mọi cơ quan, ban ngành. Sự nghi ngờ này đã thành sự thật khi chính Bộ VHTTDL phải thừa nhận trước Quốc Hội hôm 18/3/2014 rằng dự tính tổng kinh phí bất ngờ lên tới 300 triệu USD, tương đương 6 ngàn tỉ đồng, tức gấp đôi con số đã đệ trình. Nhưng ngay cả con số 300 triệu USD cũng chưa hẳn đã phản ảnh thực tế. Một số nhà phân tích ước tính các khoản gia tăng vì lạm phát, trắc trở thi công, vật liệu từ thị trường thế giới, … trong vòng 5 năm trước mặt sẽ lên tới khoảng 500 triệu USD. Đó là kinh nghiệm xây dựng tương tự ở các nước từng đăng cai trước đây.

Nhưng cứ tạm dùng con số 300 triệu USD mà Bộ VHTTDL thú nhận. Một đất nước nghèo như Việt Nam có thể làm được những gì với số tiền đó?

  • Nếu tính trung bình một căn hộ bình dân với mái tôn vách gỗ trị gía khoảng 10 triệu đồng (500 USD), thì ít ra có 600,000 gia đình nghèo có nơi trú ngụ.
  • Nếu tính trung bình phí tổn xây cất một cây cầu gạch đơn giản tại các vùng quê khoảng 100 triệu đồng (5,000 USD), thì ít ra cũng có được 60,000 cây cầu trên cả nước, để trẻ em đi học không phải đu giây cáp hay ngồi trong bao ny lông hay bơi qua sông mà vùng nào, năm nào cũng có các em chết đuối.
  • Nếu tính trung bình việc xây cất một ngôi trường nhỏ với 3 phòng học ở miền thôn quê tốn khoảng 20 triệu đồng (1,000 USD), thì sẽ có khoảng 300,000 ngôi trường trên toàn quốc.
  • Tương tự như vậy, chúng ta sẽ có 300,000 trạm y tế công cộng tại các vùng sâu vùng xa để giảm thiểu số tử vong và thương tật không đáng có. Rất nhiều loại bệnh nguy hiểm thời xưa như mắt kéo màng, lở tới xương, và nhiều loại dịch, nay đã có thuốc chữa và phòng với giá rẻ cho các nước chậm phát triển.
  • Và còn rất nhiều loại lợi ích cấp thiết khác có thể làm được cho mấy chục triệu bà con nghèo khổ trên cả nước.

Nhưng tất cả những ý tưởng nêu trên có gì đáng gọi là mới mẻ hay vĩ đại đâu! Người dân cả nước đều thấy thì tại sao đủ loại quan chức nhà nước, bên trong lẫn bên ngoài Bộ VHTTDL, cứ nằng nặc đòi vất mấy trăm triệu đô qua cửa sổ để đăng cai cho bằng được. Họ còn đưa ra những lý cớ khiến người nghe phải phì cười, mà tiêu biểu là các tuyên bố của ông Hoàng Vĩnh Giang, một quan chức chính trong nỗ lực đòi đăng cai này.

  • Ông Hoàng Vĩnh Giang nói đăng cai ASIAD 18 để có cơ hội tu sửa, nâng cấp các cơ sở thể thao tại Việt Nam. Nhưng hơn ai hết, ông dư biết sau SEA games 2003 và Đại Hội thể thao châu Á 2009 tại Hà Nội, cung điền kinh Hà Nội, với chi phí khoảng 500 tỷ đồng, trở thành bãi đậu xe, bãi cỏ hoang để thả ngựa. Các thiết bị như đài phun nước trước mặt tiền đã biến mất mà không ai biết tại sao. Và đó chỉ là một trong rất nhiều thí dụ.
  • Ông Giang còn hù dọa rằng việc rút lại rất khó và chỉ được phép rút vì 2 lý do: “nguy cơ chiến tranh và bị thiên tai rất nghiêm trọng thì mới có cớ để xin không đăng cai nữa”. Cũng hơn ai hết, ông Giang dư biết các tiền lệ xin rút lại hoặc bị rút lại của nhiều nước. Riêng tại Á Châu và gần nhất là Singapore.
  • Và ông kết luận: “Toàn châu Á chẳng có quốc gia nào tham gia đăng cai được ngoài Việt Nam ở thời điểm này.” Đây cũng là loại khẳng định theo kiểu xem toàn dân Việt Nam là đám mù chữ hoặc không biết Internet là gì.

Càng buồn cười, người ta càng phải tự hỏi tại sao các quan chức lại thiết tha với việc đăng cai ASIAD18 đến thế? Vì lòng yêu chuộng thể thao? Vì lo cho sức khỏe xuống dốc của thanh niên thanh nữ nước nhà? Vì muốn nâng cao uy tín đảng và lãnh đạo đảng qua hệ thống cai trị thành công tại Việt Nam? Vì muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào các công trình xây dựng và nền kinh tế Việt Nam? Vì muốn “chơi ngông” lấy tiếng?

Đối với công luận Việt Nam, câu trả lời lại khá đơn giản và hầu như được mọi người xem là đương nhiên: mọi dự án ở cấp trăm triệu USD trở lên đều là những mối kiếm ăn quá béo bở không thể bỏ qua cho cả dàn cán bộ cao cấp liên hệ, dài lên đến các thành viên Bộ Chính Trị. Chỉ cần bỏ túi vài phần trăm của con số đó đã là “quá đã”, huống chi chỉ số rút rụt trung bình của mọi công trình ở mức “còn lương tâm và đạo đức cách mạng” là 50%.

Tóm lại việc đã đăng cai ASIAD18 là quyết định của Bộ Chính Trị chứ không phải một cấp nào nhỏ hơn. Và khi lấy quyết định đó, họ dư biết khả năng tổ chức yếu kém của Việt Nam cũng như ngân khố trống rỗng hiện nay. Cả 2 yếu tố đó không phải là những đổi thay bất ngờ trong vài tháng qua.

Chính vì vậy mà khó chối cãi lý do duy nhất buộc lãnh đạo đảng phải rút lại việc đăng cai là vì làn sóng phê phán, phản đối quá mạnh từ quảng đại quần chúng và tập thể đảng viên. Đặc biệt lần này họ không dám dùng cách cũ nữa. Đó là bịt miệng phản biện bằng loại tuyên bố đầy hăm dọa “đây là chủ trương lớn của Đảng” – nghĩa là ai chống dự án này là chống đảng. Trong suốt mấy năm liền, các “chủ trương lớn của Đảng” đều đang liên tiếp xụp đổ: các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các công trình khổng lồ từ các đập thủy điện cứ rạn nứt bất cần có động đất hay không; đến nhà máy lọc dầu Dung Quất cứ rơi rụng từng mảng bất cần có dầu để lọc hay không; đến 2 khu khai thác Bô-xít tiếp tục sản xuất lỗ lã và chồng chất thêm bom bùn đỏ bất cần có hải cảng để chở sản phẩm đi hay không, v.v…

Thật tiếc, giá mà lãnh đạo đảng trong vụ Bô-xít cũng biết lắng nghe những phân tích đầy trách nhiệm của giới khoa học kỹ thuật Việt Nam, thay vì khẳng định “đây là chủ trương lớn của đảng” dựa theo các phân tích của các cố vấn Tàu – những người đang muốn kéo lên Nóc Nhà Đông Dương đóng quân

Nhưng có lẽ tiếc hơn hết, giá mà lãnh đạo đảng trong việc tu chính Hiến Pháp biết lắng nghe những phân tích và đề nghị cải tổ cơ bản của 72 trí thức Việt Nam, thay vì khẳng định “đây là quyết định của Bộ Chính Trị” dựa theo chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh – một chủ nghĩa đã được nhân loại chứng minh là thất bại và một tư tưởng vừa không mới vừa được sáng tác SAU KHI tác giả đã qua đời.

Và thế là các thất bại của hết “chủ trương lớn” này đến “chủ trương lớn” khác của Đảng với hàng triệu và hàng tỉ đô mỗi vụ cứ chồng tiếp mãi lên đầu, lên cổ, lên lưng của những thế hệ ngay lúc này đã phải đeo dây cáp, ngồi bao nylon lội sông đi học. Tất cả theo tinh thần của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Trần Đình Long. Đó là ai cho nợ ta cứ mượn, “Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta“ sẽ lo trả lại!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.