Diễn Văn Của Ông Đỗ Hoàng Điềm Trong Đại Lễ Tưởng Niệm 20 Năm Anh Hùng Đông Tiến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 177.6 kb

Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần,
Kính thưa quý vị đại diện cộng đồng và các đoàn thể,
Kính thưa toàn thể quý vị,

Ngày 30 tháng 04 năm 1975, toàn thể đất nước Việt Nam rơi vào sự thống trị bạo tàn của đảng cộng sản Việt Nam. Hàng triệu người dân Việt cũng như hàng trăm ngàn gia đình đã hứng chịu không biết bao nhiêu là mất mát, đỗ vỡ qua biến cố tang thương đó. Ngay cả ở miền Bắc, khi tiếp cận với thực trạng tại miền Nam, nhiều người đã tỉnh mộng và hiểu ra rằng mình đã bị đảng cộng sản lừa gạt từ bao năm qua. Ngoài ra, hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi trong cảnh tuyệt vọng cùng cực. Trong lịch sử cận đại của nước nhà, có lẽ chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại lâm vào cảnh khốn cùng như vậy không phải do ngoại xâm, mà chính từ tham vọng quyền lực của thành phần lãnh đạo đảng cộng sản.

Nhưng dù trong tình trạng tan nát và tuyệt vọng như vậy, dù tâm lý của đại đa số quần chúng lúc đó là hoang mang và buông xuôi, đã có những con người can đảm đứng lên tiếp tục đấu tranh để giải phóng đất nước khỏi ách độc tài. Ngay tại quê hương, rất nhiều người đã không bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu chống lại sự thống trị của bộ máy bạo lực cộng sản. Tại hải ngoại, khi vừa đặt chân đến bến tự do, rất nhiều người đã lập tức bắt tay vào việc gây dựng lực lượng để tìm cách giải thoát dân tộc và xây dựng dân chủ.

Trong khung cảnh đó, ngay từ năm 1976, Tướng Hoàng Cơ Minh đã cùng với một số chiến hữu nỗ lực tìm kiếm những người đồng chí hướng, kết tụ thành một lực lượng đấu tranh để mưu đồ việc giải phóng dân tộc. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ra đời vào năm 1980 là kết quả của việc kết hợp giữa các lực lượng đấu tranh ở trong và ngoài nước để thống nhất chỉ huy, thống nhất đường lối và chủ trương. Tướng Hoàng Cơ Minh được đề cử vào trách vụ Chủ tịch Mặt Trận lúc ông 45 tuổi. Hai năm sau, để xây dựng nội lực nuôi dưỡng công cuộc đấu tranh lâu dài, ông đã cùng với một số các chiến hữu sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vào tháng 9 năm 1982. Một lần nữa ông được đề cử làm Chủ tịch đảng để lãnh đạo Đảng Việt Tân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và canh tân đất nước.

Những nỗ lực hoạt động của ông cũng như của một số những phong trào đấu tranh khác vào thời điểm đó đã đóng góp vô cùng to lớn cho việc vực dậy tinh thần đấu tranh của người dân Việt Nam. Chính trong hoàn cảnh tưởng chừng như vô vọng mà vẫn có những con người dám đứng lên giương cao ngọn cờ chính nghĩa dân tộc, khiến mọi người như vượt thoát qua cơn khủng hoảng để mạnh dạn nhìn vào tương lai. Chính hiện tượng này đã tạo ra một chấn động tâm lý quan trọng, và góp phần rất lớn xây dựng nền tảng cho công cuộc đấu tranh trường kỳ vẫn còn tiếp diễn đến ngày hôm nay.

Giai đoạn 5 năm sau đó từ 1982 đến 1987 đánh dấu một thời kỳ vô cùng khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Khó khăn vì cả nền tảng của công cuộc đấu tranh đã phải xây dựng từ đầu trong hoàn cảnh thiếu thốn, hoàn toàn dựa vào sức của chính dân tộc Việt Nam làm căn bản. Phức tạp là với những sự nghi kỵ, tấn công và chụp mũ từ nhiều phía lại làm khó khăn thêm chồng chất. Và nguy hiểm vì môi trường hoạt động thường xuyên bị đe dọa bởi quân đội cộng sản chưa kể đến những rủi ro khác của rừng sâu, nước độc.

JPEG - 187.8 kb

Dầu khó khăn vô vàn nhưng Tướng Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu đã không sờn lòng, nỗ lực bắt tay với những lực lượng đang đấu tranh tại quốc nội, đồng thời đưa cán bộ Việt Tân về hoạt động trong nước để xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển nhân sự. Giai đoạn lịch sử này đã thường được gọi là giai đoạn Đông Tiến, đi về hướng đông, hướng mặt trời mọc để tìm về quê hương.

Tháng 7 năm 1987, lượng định rằng sự hiện diện tại quốc nội của ông và bộ phận lãnh đạo Việt Tân là điều cần thiết trước những biến chuyển của tình hình thế giới, Tướng Hoàng Cơ Minh đã cùng với một số cán bộ rời hậu cứ trên đất Lào để tiến về quê hương. Nhưng chuyến đi này lại là định mệnh. Ngày 28 tháng 8 năm 1987, sau hơn 45 ngày chiến đấu anh dũng trên đoạn đường Đông Tiến, Tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu thân cận nhất đã hy sinh cho đất nước, cho lý tưởng tự do khi chỉ còn cách quê hương Việt Nam có vài chục cây số.

Có ai biết được Tướng Hoàng Cơ Minh đã nghĩ gì khi ông tự kết liễu đời mình thay vì chấp nhận rơi vào tay kẻ thù. Đối với ông có lẽ thân làm tướng thì cái chết trên chiến trường, giữa ba quân là vinh dự sau cùng ông tự dành cho bản thân. Với cái chết oai hùng đó, Tướng Hoàng Cơ Minh đã trở thành vị tướng lãnh duy nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh trên chiến trường sau năm 1975. Và còn bao nhiêu chiến hữu khác của ông, kẻ tử trận, người tự sát trong đêm tối cùng vị Chủ Tịch của mình giữa tiếng súng vang dội.

Có ai biết được trên con đường Đông Tiến suốt thập niên 80, cho đến những cuộc ruồng bắt tại cao nguyên hay miền hậu giang của thập niên 90, bao nhiêu đảng viên Việt Tân đã âm thầm hy sinh cho tổ quốc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử 25 năm vừa qua, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã cống hiến cho Tổ quốc và Dân tộc hàng trăm đảng viên can đảm và kiên cường, sẵn sàng tranh đấu trong mọi hoàn cảnh với quyết tâm: Một là giải phóng tổ quốc Việt Nam, hai là được anh dũng hy sinh cho đại cuộc giải phóng tổ quốc. Họ là những dũng sĩ của thời cận đại đã cống hiến cuộc đời, hạnh phúc bản thân, và cuối cùng là xương máu cho dân tộc. Và ngày hôm nay ngay trong căn phòng này, cũng còn những người đã hơn một lần đối diện cái chết trên con đường Đông Tiến, cũng còn những người đã từng chịu đựng nhiều năm dài trong ngục tù cộng sản chỉ vì khát vọng tự do của dân tộc.

Đã có quá nhiều người ra đi. Đã có quá nhiều mất mát trong âm thầm.

Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau nhìn lại và ghi nhận sự hy sinh to lớn của những con người anh hùng đó. Hãy gạt qua một bên họ thuộc đảng này hay tổ chức nọ. Hãy nhìn họ như những người dân Việt Nam biết yêu thương dân tộc, sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh đổi lấy hạnh phúc cho toàn dân. Hãy nhìn vào sự hy sinh cao cả của họ để công nhận rằng họ là những người yêu thương tổ quốc Việt Nam vô bờ bến để chọn xả thân, đem cái chết của chính mình để trả nợ non sông. Hãy đặt họ vào vị trí xứng đáng trong dòng lịch sử dân tộc.

JPEG - 172 kb

Kính thưa quý vị,

Đã 20 năm trôi qua, ngày hôm nay công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do dân chủ thật sự vẫn còn đang tiếp diễn nhưng với sự tham gia của nhiều thế hệ đảng viên Việt Tân mới bên cạnh lớp người đi trước vẫn còn đang miệt mài với vận mạng của đất nước. Đối với chúng tôi, tấm gương anh hùng và lòng yêu thương dân tộc của cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu tiên phong đã góp phần tạo nên truyền thống và sức mạnh của Đảng Việt Tân. Đó là truyền thống luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết và kiên trì đấu tranh dù có khó khăn vô vàn. Và sức mạnh có được là của niềm tin, của kỷ luật tự giác, và của sự trong sáng trong tâm của mỗi người đảng viên.

Nhưng để cho Mặt Trận và đảng Việt Tân vượt qua tất cả những giai đoạn khó khăn, chúng tôi không thể không bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa đến các thân hữu và thân nhân của các Kháng Chiến Quân và đoàn viên Mặt Trận. Chính quý vị là những ân nhân của Kháng chiến Việt Nam. Chính vì sự yểm trợ miệt mài và cao quý trong suốt hai thập niên qua, quý vị đã giúp cho những chiến hữu tiên phong của chúng tôi can đảm bước đi trên con đường Đông Tiến và giúp cho các đảng viên Việt Tân an lòng, hướng về phía trước và kiên trì đấu tranh. Hôm nay, trong buổi lễ tưởng niệm này, chúng tôi, những người còn đang tiếp nối con đường đấu tranh của cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu tiên phong, xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng trước những đóng góp và yểm trợ cao quý của quý vị thân hữu khắp mọi nơi trên thế giới, của thân nhân các Kháng Chiến Quân và đoàn viên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.

Chúng tôi nguyện sẽ không bao giờ để cho những sự hy sinh to lớn đó bị uổng phí. Đảng Việt Tân sẽ luôn luôn là một tập hợp của những con người sẵn sàng sống trọn vẹn với hoài bão san bằng bất công và khổ đau trên quê hương Việt Nam. Hình ảnh của cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu đã nằm xuống sẽ không bao giờ phai nhạt với những lớp đảng viên Việt Tân tiếp nối, và mong rằng các thế hệ Việt Nam mai sau cũng sẽ không bao giờ quên những người hào kiệt đã quên mình chính vì tương lai của những lớp người đi sau.

Xin chân thành cảm tạ quý vị và xin kính chào quý vị.

JPEG - 113.3 kb

JPEG - 143.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.