Diễn biến tình hình Miến Điện và kinh nghiệm cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2007.10.04

JPEG - 5.2 kb

Tiếp tục cuộc Hội luận chính trị trong-ngoài nước về những cuộc xuống đường đòi dân chủ ở Miến Điện và liên hệ với thực tế ở Việt Nam, chủ đề thảo luận kỳ này là: vai trò của Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Khách từ Hà nội vẫn là bác sĩ Phạm Hồng Sơn, và từ tiểu bang California, Hoa Kỳ là ông Đỗ Hoàng Điềm. Xin đựơc nhắc lại rằng những ý kiến được phát biểu không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do. Bây giờ, mời anh Việt Hùng trong phần điều hợp.

– Tải xuống để nghe


Việt Hùng: Cũng là những hành động cứu trợ người dân oan mà tại sao trong thời gian qua báo chí tại Việt Nam đã có chiến dịch đả phá những việc làm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thưa ông Đỗ Hoàng Điềm, ông đánh giá vấn đề này ra sao?

JPEG - 12.2 kb

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ bản chất, chính sách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn muốn kiểm soát người dân về mặt tư tưởng.

Tất cả những sinh hoạt nào ảnh hưởng tới suy nghĩ của người dân như là Tôn giáo, báo chí truyền thông, văn nghệ, sách báo… trong bao nhiêu năm nay chính quyền vẫn triệt để kiểm soát những lãnh vực này, bởi vì họ quan niệm Tôn giáo, truyền thông hay sách báo, văn nghệ thì đều là phương tiện để duy trì sự độc quyền.

Trong lãnh vực Tôn giáo thì cũng thế thôi, họ áp dụng chính sách này trong nhiều chục năm nay rồi, đặc biệt trong trường hợp với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bởi vì Phật giáo là mot Tôn giáo lớn tại Việt Nam với số lượng tín đồ rất đông đảo thành ra chính quyền đã “đặc biệt quan tâm” đến Phật giáo, ngày nào còn những Giáo hội hoạt động độc lập không chịu sự kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam thì ngày đó họ còn coi những Giáo hội đó là đối tượng cần phải tiêu diệt.

Trường hợp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nằm trong diện mà nhà cầm quyền quan niệm đây là đối tượng độc lập không chấp nhận sự kiểm soát thành ra những nỗ lực tranh đấu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho quyền tự do Tôn giáo luôn luôn bị áp bức đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy nhiều Tôn giáo khác cũng đang phải chịu chung số phận giống như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Tôi nghĩ bản chất, chính sách của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn muốn kiểm soát người dân về mặt tư tưởng. Tất cả những sinh hoạt nào ảnh hưởng tới suy nghĩ của người dân như là Tôn giáo, báo chí truyền thông, văn nghệ, sách báo… trong bao nhiêu năm nay chính quyền vẫn triệt để kiểm soát những lãnh vực này, bởi vì họ quan niệm Tôn giáo, truyền thông hay sách báo, văn nghệ thì đều là phương tiện để duy trì sự độc quyền.

Việt Hùng: Từ Hà Nội, ông Phạm Hồng Sơn, cái nhìn của ông như thế nào?

JPEG - 7.8 kb

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Theo tôi thời gian vừa qua chính quyền đã tăng cường hệ thống truyền thông nhằm đả phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, điều đó thể hiện thời gian qua Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tạo được một uy tín nhất định trong dân chúng, nhất là đối với những người dân oan, những người đang chịu nỗi thống khổ. Điểm thứ hai bất kỳ một chế độ độc đoán độc tài nào thì họ luôn muốn giữ quyền độc đoán về chính trị đối với dân chúng, trong khi bất kỳ một tổ chức nào dành được uy tín đối với dân chúng thì chế độ độc đoán độc tài đó họ cho rằng đấy là một thách đố đối với quyền lực của họ, cho nên họ đã dùng hệ thống truyền thông của họ để làm sai lệch những thông tin về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để làm cho dân chúng bớt đi sự cảm tình vốn đã có đi. Bên cạnh đó thì nhà cầm quyền cũng muốn đưa ra một thông tin mang tính chất cảnh báo đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là có thể sẽ bị đàn áp…

Tựu trung lại những hành động của nhà cầm quyền xuất phát từ sự độc đoán trong hệ thống chính trị hiện nay, nhà cầm quyền không muốn có một tổ chức xã hội nào mang lại lợi ích, mang lại sự chăm lo cho lợi ích của dân chúng ngoài ý muốn của chính quyền hiện nay.

Việt Hùng: Qua sự trình bày của ông Phạm Hồng Sơn và ông Đỗ Hoàng Điềm người ta có cảm tưởng yếu tố vai trò của Tôn giáo khá quan trọng trong việc giúp người dân oan đi khiếu kiện. Phải chăng đó là điều mà nhà cầm quyền đang muốn kiểm soát những hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Qua điều trình bày của ông Phạm Hồng Sơn chúng ta thấy rõ ràng nhà cầm quyền đã áp dụng mọi biện pháp để kiểm soát để triệt tiêu những ảnh hưởng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Như lúc nãy chúng tôi đã thưa, hiện tượng triệt tiêu những ảnh hưởng này không chỉ nhắm vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà còn đối với một số tôn giáo khác như Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành, Cao Đài và ngay cả bên Thiên Chúa Giáo cũng chịu chung một số phận. Đây chỉ là sự thể hiện chính sách căn bản của nhà cầm quyền Việt Nam đã áp dụng và duy trì trong mấy chục năm qua.

Việt Hùng: Ông Phạm Hồng Sơn, ông có chia sẻ những quan điểm của ông Đỗ Hoàng Điềm…

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của ông Đỗ Hoàng Điềm, nói một cách ngắn gọn trong một chế độ độc tài toàn trị hệ thống chính trị thì họ luôn luôn muốn kiểm soát mọi ảnh hưởng đối với dân chúng và họ cho rằng cái đó là độc quyền của họ cho nên bất kỳ một đoàn thể, hay một cá nhân nào có ảnh hưởng nào đối với dân chúng về uy tín, trợ giúp xã hội hay về tư tưởng thì chắc chắn sẽ bị hệ thống chính trị đó cho rằng đối địch và chắc chắn sẽ bị nói xấu, đả kích hoặc là bị đàn áp và cái đó là quy luật chung của tất cả những chế độ độc tài.

Việt Hùng: Thưa ông Phạm Hồng Sơn, ông nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng dân chủ hóa đâu có nghĩa chỉ là đấu tranh chính trị và trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam vài trò của các nhà dân chủ trong-ngoài nước sẽ được hiểu như thế nào nếu các cuộc biểu tình của người dân oan vẫn tiếp tục bùng phát?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Đúng, dân chủ hóa không có nghĩ là chỉ đấu tranh chính trị. Dân chủ hóa không phải chỉ là đấu tranh chính trị của các tổ chức hội đoàn để mà tham gia vào quá trình lãnh đạo hay để tham gia vào quá trình giành lấy quyền lãnh đạo của đất nước, của cộng đồng… Dân chủ hóa là bao gồm tất cả quá trình trong xã hội là làm sao giành lại được quyền cơ bản nhất của con người như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền hội họp và quyền tự do lập hội…

Quá trình dân chủ hóa là một quá trình tổng hợp bao gồm những đòi hỏi làm sao tạo lập được một xã hội thừa nhận được những quyền cơ bản của con người để cuối cùng tạo dựng được một thể chế chính trị thừa nhận và đảm bảo quyền tự do của con người được thực thi một cách đầy đủ lâu dài và đúng như câu hỏi nói quá trình dân chủ hóa không chỉ là một quá trình đấu tranh chính trị thì đấy là câu hỏi đúng, nhưng ngoài ra còn có nhiều tiến trình khác không chỉ là đấu tranh chính trị, đúng thế!

Việt Hùng: Về phía ông Đỗ Hoàng Điềm cái nhìn của ông vê vai trò của các nhà dân chủ trong-ngoài nước có thể hiểu như thế nào trong khi vấn đề dân oan khiếu kiện vẫn tiếp tục âm ỉ trong lòng xã hội…

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Tôi muốn đưa ra một cái nhình thứ hai bổ túc với những điều mà bác sĩ Phạm Hồng Sơn vừa trình bày, theo tôi chúng ta cần phải nhìn rõ bản chất công cuộc đấu tranh của nhân dân ngày hôm nay là cái gì?

Theo chúng tôi cuộc đấu tranh ngày hôm nay là cuộc đấu tranh đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi điều kiện để cải tạo lại tất cả những điều xấu hiện đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và đều không thể chấp nhận được như hiện tượng tham nhũng, nhũng lạm, bất công dang xảy ra đày rãy trong xã hội hàng ngày mà ai cũng nhìn thấy, đấy là bản chất của công cuộc đấu tranh ngày hôm nay để làm sao mang lại sự công bằng, tự do.

Đối với chúng tôi đấu tranh chính trị chỉ là một phần, là phương tiện thì đúng hơn để làm sao đem lại sự công bằng xã hội, đem lại môi trường lành mạnh để tất cả mọi người dân có thể góp sức, chung vai để cải tạo lại những hiện trạng xấu đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nếu đi từ góc nhìn đó thì mặc nhiên vai trò của các nhà dân chủ là một thành phần của dân tộc thì tất cả phải có bổn phận cùng chung với dân tộc Việt Nam tranh đấu để đem lại sự công bằng đó. Hiện tượng dân oan và những người dân khiếu kiện nó chỉ là hiện tượng thể hiện bản chất của công cuộc đấu tranh.

Đúng, dân chủ hóa không có nghĩ là chỉ đấu tranh chính trị. Dân chủ hóa không phải chỉ là đấu tranh chính trị của các tổ chức hội đoàn để mà tham gia vào quá trình lãnh đạo hay để tham gia vào quá trình giành lấy quyền lãnh đạo của đất nước, của cộng đồng…

Việt Hùng: Thưa ông Đỗ Hoàng Điềm qua sự trình bày của ông người ta có cảm tưởng cảm tưởng các ông đấu tranh trong tinh thần bất bạo động?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Thưa phải.

Việt Hùng: Cách đây không lâu người ta còn nhớ, ông, cũng như ông Đỗ Thành Công (thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân) là hai trong số 4 vị khách mời của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Tòa Bạch Ốc thì báo chí tại Việt Nam từng lên tiếng nói đảng Việt Tân của các ông và đảng Dân Chủ Nhân Dân của ông Đỗ Thành Công thuộc “khủng bố” trong khi các ông thì các ông nói các ông đấu tranh ôn hòa bất bạo động, sự khác biệt là ở chỗ nào?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ là đối với chế độ Cộng sản Việt Nam thì họ không từ một phương cách thủ đoạn nào để bóp méo hay xuyên tạc những việc tranh đấu cho tự do dân chủ. Việc mà họ xuyên tạc chúng tôi là đảng Việt Tân hay là ông Đỗ Thành Công của Đảng Dân Chủ Nhân Dân như là tổ chức khủng bố đó chỉ là những thủ đoạn tuyên truyền nhằm tạo hình ảnh sai lạc về những tổ chức đang tranh đấu một cách rất ôn hòa và bất bạo động.

Tôi nghĩ là những thủ đọan này họ cũng đã áp dụng với nhiều nhà dân chủ khác ở trong nước, họ đã từng kết án bác sĩ Phạm Hồng Sơn tội làm gián điệp cho ngoại quốc, họ đã từng kết tội những nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước là tai sai của quốc tế, của ngoại bang… thì đối với tôi đây chỉ là thủ đoạn tuyên truyền bóp méo sự thật gán ghép cho những người đấu tranh cho dân chủ những hình ảnh xấu xa.

Tuy nhiên ngày hôm nay tôi nghĩ rằng nhữg thủ đọan này đã không đánh lừa được dư luận trong nước, cũng không đánh lừa được dư luận quốc tế được thể hiện qua việc chúng tôi cùng với ông Đỗ Thành Công đã gặp ông Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, là quốc gia đứng hàng đầu trên thế giới chống lại khủng bố, chính những điều đó đã thể hiện sự tuyên truyền của Hà Nội là không đúng sự thật.

Việt Hùng: Để đóng lại phần hai cuộc Hội luận chính trị trong–ngoài nước, về vấn đề này ông Phạm Hồng Sơn, ông có ý kiến gì?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Tôi có ý kiến và cũng chia sẻ với ông Đỗ Hoàng Điềm về việc chụp mũ cho những người đấu tranh dân chủ hiện nay là nằm trong sách lược chung, họ sẽ cáo buộc bất kỳ cá nhân hay tổ chức chính trị nào có chủ trương đấu tranh giành lấy quyền tự do cho dân tộc, nhưng mà đi ngược lại quyền độc tôn chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên không có gì ngạc nhiên khi nhà cầm quyền cáo buộc các ông Đỗ Hoàng Điềm và ông Đỗ Thành Công hay bất kỳ ai là khủng bố cũng như cáo buộc tôi hay bất kỳ ai là làm gián điệp.

Tại sao chính quyền CSVN vẫn dùng sách lược đó trong khi họ biết rằng những cáo buộc đó đối với công luận quốc tế và đối với nhiều người Việt Nam là đều không có hiệu quả. Nhưng vì hệ thống truyền thông hiện nay tại Việt nam đều nằm trong tay chính quyền kiểm soát cho nên những lời cáo buộc đó rất vô lý, bóp méo sự thật, nhưng hiện nay hệ thống truyền thông tại Việt Nam nằm trong tay chính quyền nên phải thừa nhận một thực tế nhữngg cáo buộc bóp méo sự thật đó phần nào vẫn có tác dụng đối với một bộ phận dân chúng Việt Nam.

Việt Hùng: Theo ông Phạm Hồng Sơn, dù có thế nào đi chăng nữa thì những lời cáo buộc các nhà dân chủ trong-ngoài nước vẫn ảnh hưởng tới không ít các giai tầng trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Liệu có thể nói nguyên nhân chính của những cuộc biểu tình khiếu kiện là do sự độc quyền về chính trị, lý do nào mà dư luận thời gian qua nói nhiều đến việc bỏ Điều 4 về quyền độc tôn của đảng CSVN. Quyền độc tôn này có thể hiểu như thế nào trong sự hội nhập của Việt Nam, đó sẽ là những vấn đề được đề cập trong một buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.