Dựng bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Thành phố Genève

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 26 kb
Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại thành phố Genève.

Ngày 9 tháng 2 năm 2006, một biến cố quan trọng đối với cộng đồng người Việt tại Geneve và cả nước Thụy Sĩ đã diễn ra. Đó là buổi lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam được đặt dưới sự chủ tọa của Bà Elizabeth Boehler, thị trưởng thành phố Grand-Saconnex, phó chủ tịch đảng Parti Radical tại Geneve.

Tấm bia được đặt trong khuôn viên của Campagne du Château Pictet, một công viên của thành phố Grand Saconnex, Genève. Được dựng lên trong một khung cảnh yên lành, cây cỏ xinh tươi của công viên êm đềm và yên bình này, cách toà lãnh sự Hà Nội khoảng 2 cây số và nằm giữa khu vực sinh hoạt của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, sự hiện hữu của tấm bia này đã đánh dấu sự quan tâm của thế giới trước những vi phạm nhân quyền của đảng và nhà nước CSVN.

Lễ khai mạc bắt đầu vào lúc 16 giờ.

Mở đầu chương trình, nhà báo Thierry Oppikofer, Chủ Tịch Comité Suisse Vietnam (COSUNAM – Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam) đã trình bày về ý nghĩa và thành quả của cuộc vận động Hội Đồng Thành Phố dựng bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Geneve, đặc biệt với sự hỗ trợ của ông Michel Rossetti (cựu thị trưởng Thành Phố Geneve) và ông Pierre Marti dân biểu thuộc đảng Parti Démocrate Chrétien, cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Geneve.

Tiếp theo, ông Trần hữu Kinh, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH, đã thay mặt cho cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ cảm tạ chính quyền Geneve đã từng hỗ trợ, giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam và lần này, việc dựng bia tưởng niệm chứng minh thêm một lần nữa lòng nhân đạo vô biên của người Thụy Sĩ, giúp cho cộng đồng người Việt có nơi để tưởng niệm những đồng bào đã chết trên con đường đi tìm tự do.

Đặc biệt trong dịp này, ông Đoàn Việt Trung, Tổng Thư ký cộng đồng người Việt Tự Do tại Liên Bang Úc đã gửi lời chúc mừng sự thành công này của đồng bào Thụy Sĩ. Ông Trung là người đã đứng ra mời gọi một số tổ chức để thành lập Tập Hợp Vì Tự Do, ngay sau khi các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Pulau Galang và Pulau Bidon bị phá bỏ dưới áp lực của đảng CSVN. Tập hợp này đang phát động cuộc Trưng cầu ý kiến để chọn Ngày Dân Việt Tỵ Nạn CS và kêu gọi đồng bào khắp nơi vận động dựng bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại các nước có đông người Việt tỵ nạn cư ngụ.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, thay mặt Nghị Hội Toàn Quốc từ Hoa Kỳ cũng gửi lời chúc mừng buổi lễ khánh thành đầy ý nghĩa : “Genève, thành phố đã chứng kiến bao nhiêu nỗ lực đem lại hòa bình cho Việt Nam bị phá hoại bởi người Cộng Sản từ 1954 trở đi, gây ra cuộc di tản chạy trốn CS lớn nhất trong lịch sử nước ta sau năm 1975, ngay cả so với cuộc di cư năm 1954-55. Để bia kỷ niệm Thuyền Nhân ở Genève, nơi đã chứng kiến Quốc Tế hai lần phải đến họp (1979 và 1986) để giải quyết vấn đề tỵ nạn ra đi bằng thuyền, là một chuyện không thể xứng đáng hơn được.”

JPEG - 8.3 kb
Bà Elizabeth Boehler, thị trưởng thành phố Grand-Saconnex.

Đáp lời, bà Elizabeth Boehler, thị trưởng thành phố Grand-Saconnex, đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước những sự hy sinh của thuyền nhân Việt Nam trên con đường tìm tự do và thành phố Geneve rất hãnh diện hôm nay được vinh dự đặt tấm bia tưởng niệm này, ghi lại kỷ niệm của một biến cố đau thương động lòng thế giới.

Bước sang phần nghi lễ chính thức của buổi lễ khánh thành, bà Boehler cùng ông Trần hữu Kinh đã kéo tấm màn phủ tấm bia. Và sau đó là phần nghi thức tôn giáo, làm lễ cầu siêu cho những người

JPEG - 11.5 kb
Kéo màn, khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân.

vượt biển tìm tự do nhưng chẳng may đã bị vùi thân trong biển cả, theo nghi thức Phật giáo dưới sự của chủ trì của Thượng Tọa Thích Quảng Hiền đến từ chùa Trí Thủ ở Bern, và Mục sư Nguyễn Công Huấn thuộc giáo hội Cơ Đốc đến từ Lausanne hướng dẫn. Vì lý do sức khỏe, LM Phạm Minh Văn không thể đến tham dự lễ cầu siêu nhưng đã gửi điện thư chúc mừng biến cố quan trọng này.

Chị Nguyễn thị Xuân Trang, thành viên COSUNAM và Nhóm trẻ Hướng Việt đã chia sẻ cùng quan khách những kỷ niệm chuyến vượt biên của mình, khi ấy cô mới lên 6 tuổi.

Tiếp theo là phần phát biểu của đại diện các đảng phái gồm có ông Pierre Marti dân biểu thuộc đảng Parti Démocrate Chrétien, cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Phố Geneve, từng giữ vai trò điều hợp các chương trình hoạt động tại Đông Nam Á trong thập niên 80, là người trách nhiệm đón nhận thuyền nhân Việt Nam vào thời điểm ấy. Ông kể lại rằng lúc đó thảm trạng thuyền nhân Việt Nam đã không thể làm cho người dân Thụy Sĩ làm ngơ và 3 trên 4 người thời đó đã sẵn sàng mở cửa đón nhận người tỵ nạn Việt Nam. Cuộc vượt biên của thuyền nhân Việt Nam là một hành động chính trị mà không ai có thể chối bỏ được, và thế giới sẵn sàng đón nhận những người này, những nạn nhân của một chế độ cộng sản.

Tiếp lời, ông Pierre Maudet, chủ tịch Parti Radical / thành phố Geneve, đã chia sẻ cảm tưởng của một chính trị gia thật trẻ. Ông năm nay mới 27 tuổi, và chân thành cám ơn Hội Đồng Thành Phố Grand Saconnex đã có những quyết định vô cùng chính đáng khi dựng bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam, giúp cho những người trẻ không quên một giai đoạn lịch sử mà thế giới không bao giờ quên.

JPEG - 9.5 kb
Ông Hoàng Cơ Định.

Và sau cùng, ban tổ chức đã giới thiệu ông Hoàng Cơ Định, Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đến từ Hoa Kỳ. Ông đã đại diện Tập hợp Vì Tự Do chia sẻ và vinh danh sự thành công của cuộc vận động này. Ông đã ngỏ lời tri ân đến chính quyền và các chính giới Thụy Sĩ đã dành cho người Việt tỵ nạn tại Thụy Sĩ nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung một vinh dự lớn lao khi chọn thành phố Geneve đầy ý nghĩa này để đặt bia tưởng niệm những thuyền nhân Việt Nam đã chết trên đường đi tìm tự do.

Buổi lễ chấm dứt vào lúc 18 giờ sau phần tiệc trà thân mật do Hội Đồng thành phố khoản đãi.

Ý nghĩa của bia tưởng niệm.

Để gợi nhớ lại hình ảnh của hai bia tưởng niệm đã bị phá bỏ ở Nam Dương và Thái Lan, tấm bia ở Geneve đã giữ lại hình thức của hai tấm bia này, được làm bằng đá cẩm thạch đen và những giòng chữ sau đây đã được khắc trên hai mặt bia đá, một bên tiếng Pháp và một bên tiếng Anh:

“En souvenir de l’exode des boat-people dans le monde
1975 – 2005
Les réfugiés vietnamiens remercient la Suisse et les pays d’accueil.
Nous sommes heureux de vivre dans cet espace de paix, de liberté et de démocratie.
Le Vietnam, pays de nos ancêtres, restera à jamais dans nos coeurs”.

“In memory of the exodus of the boat people through out the world
1975-2005
The Vietnamese refugees are grateful to Switzerland and to the host countries
We are happy to live in a space of peace, freedom and democracy
Vietnam, land of our ancestors, will forever be in our hearts.”

Xin tạm dịch như sau :

“Tưởng niệm cuộc ra đi của những thuyền nhân trên thế giới
1975 – 2005
Người Việt Tỵ Nạn chân thành cảm ơn Thụy Sĩ và các nước tiếp cư đã giúp cho chúng tôi được sống hạnh phúc trong hòa bình, tự do và dân chủ.
Chúng tôi sẽ mãi mãi không quên quê hương Việt Nam, mảnh đất ngàn đời của Tổ Tiên để lại.

JPEG - 10.6 kb
Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại thành phố Genève.

Tấm bia được đặt trên một khung sỏi hình chiếc ghe, những viên sỏi to tượng trưng cho sóng biển, tấm bia tượng trưng cho cánh buồm và cây tùng là cột buồm. Cây tùng cũng còn tượng trưng cho những người trẻ Việt Nam và Thụy Sĩ có gốc rễ ở nước này sẽ mãi mãi không quên những người đã chết vì lý tưởng tự do, và thảm trạng này chính là khởi điểm của sự hình thành của cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ, một cộng đồng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước này.

Ban tổ chức cho biết là sau khi khánh thành, tấm bia là một quà tặng của cộng đồng người Việt THụy Sĩ cho thành phố Geneve và sẽ do Hội Đồng thành phố bảo quản. Và kể từ nay, hàng năm, người Việt tại Thụy Sĩ sẽ về đây tổ chức ngày giỗ cho những người đã nằm xuống, những người đã hy sinh để đánh động vào lương tâm thế giới, để thế giới quan tâm đến việc cứu vớt thuyền nhân, giúp cho những người Việt tỵ nạn được tồn tại và từ đó thành lập những cộng đồng người Việt hải ngoại ở khắp nơi trên thế giới.

Ngày giỗ chung này sẽ được gọi là Ngày Dân Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, ngày mà mọi người đang cùng nhau tham gia cuộc trưng cầu dân ý để bầu chọn. Ngày đó chúng ta sẽ cùng nhau thắp nén hương cho những người đã chết trên biển cả, cùng nhau cám ơn cộng đồng thế giới đã giúp cho người Việt tỵ nạn có được một đời sống xứng đáng là con người…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.