Formosa: Vết chém thấu tim dân tộc Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Che chắn và trấn áp tiếng dân

Trong khi những xí nghiệp lỗi thời ô nhiễm cao như khoáng sản, luyện kim, điện than, hóa chất, bị kiểm soát chặt chẽ và tẩy chay khắp thế giới, Việt Nam lại hoan hỉ chào đón họ, cho họ chốn vạn đại dung thân 50 đến 70 năm. Khi tai họa đổ ra, dân chúng tố cáo các vi phạm của họ, chính quyền lại che chắn cho họ và trấn áp tiếng dân. Chính sách phát triển hiện nay là đầu tư và đầu tư bất chấp tác động nặng nề và lâu dài trên môi sinh con cháu phải gánh chịu.

JPEG - 82 kb
Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. AFP

Nhà máy luyện thép Hưng Nghiệp của công ty Formosa là một dự án đại quy mô trên thế giới, với công suất khởi đầu 7,5 triệu tấn/năm và số vốn 15 tỉ USD, tự nó xếp hàng thứ 18 nếu so sánh về khả năng sản xuất thép của các quốc gia trên thế giới. Khi xây dựng họ đã xả nước thải ô nhiễm ra biển Hà Tĩnh gây ra thảm trạng cá chết trải rộng 200 km duyên hải Trung Việt một năm trước đây. Công Ty Formosa đã nhận lỗi và thoả thuận với chính quyền Việt Nam bồi thường 500 triệu USD dù giới chuyên gia thẩm định thiệt hại có thể cao hơn cả trăm lần.

Cho đến nay, môi sinh biển vẫn chưa hồi phục, hải sản chưa an toàn và đơn tố cáo và khiếu nại của dân không được xét xử. Chính quyền gần đây đã nhìn nhận phải 50 năm hay lâu hơn biển mới hy vọng được phục hồi và đã kiểm tra Formosa buộc họ khắc phục mọi lỗi lầm trước khi cho hoạt động. Vừa qua chính quyền tuyên bố Formosa đã khắc phục 52 trong 53 vi phạm, dù chưa hoàn chỉnh vẫn cho phép Formosa đi vào hoạt động.

Lỗi thứ 53 là Formosa là một vi phạm cố ý có tính hình sự, vì đã âm thầm tráo đổi kỹ thuật của lò dập cốc (có mục đích dập lửa và làm nguội) thay vì dùng khí trơ khô lại đổi thành nước ướt để tăng lợi nhuận. Đó là một hành vi gian lận mờ ám vì ô nhiễm từ kỹ thuật ướt xả ra cao hơn kỹ thuật khô hai đến ba lần và sản lượng thép làm ra được lại kém đi mất 20%. Ô nhiễm giúp Formosa tăng lợi nhuận nhưng dân cư phải trả giá bằng sức khoẻ, giảm tuổi thọ và sống trong môi sinh suy thoái không thể vãn hồi.

Không ý thức trách nhiệm

Sau thảm trạng môi sinh biển năm ngoái, dân cư mong đợi chính quyền và Formosa rà soát lại toàn bộ quy trình và thiết kế nhà máy để bảo đảm không cho ô nhiễm nhà máy khuếch tán ra ngoài mất kiểm soát trong mọi tình huống. Nhưng cả Formosa và chính quyền đã không có khả năng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm để tiên liệu và đối phó với nhà máy đầy ô nhiễm bất kham này. Chỉ một ngày sau khi long trọng cho nhà máy bắt đầu hoạt động đã xảy ra một vụ cháy và tiếng nổ vang xa ba km vẫn còn nghe thấy.

JPEG - 78.4 kb
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ ở lò cao số 1 của Công ty Formosa. Courtesy NLĐ

Việc không dừng ở đó, vì chính quyền điều tra và kết luận rằng thiết bị lọc bụi tại lò vôi bị vỡ gây ra, và nổ lò vôi là bình thường. Giải thích này hoàn toàn phi cơ sở khoa học và mang dấp dáng một màn the che chắn thiếu trình độ.

Hình trên cho là nơi gây nổ cháy nhưng không có một chút vết tích khói bụi cháy bám vào. Vôi không phải là chất cháy được, bụi vôi không có trong danh sách bụi có khả năng cháy. Hình ảnh bụi khói bốc lên nghi ngút trong ánh lửa bao cả nhà máy là chứng cớ phản ứng cháy của nhiên liệu có nhiệt lượng cao. Như thế, lò vôi không chỉ chứa vôi phải chứa nhiên liệu; nhiên liệu trộn vào có thể chỉ vì tắc trách của nhân công, hay do hệ thống lọc bụi vôi hút cả bụi than nơi khác trộn lẫn vào, do thiết kế hay nhà thầu thực hiện sai lầm.

Giả thuyết nổ cháy do vôi là phản khoa học phải bác bỏ, giả thuyết do bụi than có khả năng tin cậy cao nhất vì quy trình lò luyện cốc cần cả vôi và than tại nhà máy. Thực vậy, than đá là chất dễ bắt cháy, bụi than nhỏ sẽ có nhiều diện tích mặt tiếp xúc với oxy nên bụi than có nguy cơ nổ cháy rất cao. Nếu bụi than bị hút chung vào hệ thống lọc bụi vôi khi nồng độ than đủ 60g/m3 và chạm phải nguồn lửa (Ignition sources) chạm mặt có nhiệt độ ở 540 C là đủ điều kiện để nổ.

Giả thuyết tin cậy thứ hai là khi hệ thống cung cấp điện trong nhà máy không được thiết kế bằng những thiết bị an toàn chế tạo chỉ để dùng trong khu vực có nguy cơ nổ cháy (classified electrical devices), những nơi có bụi than hay khí đốt cháy (flammable gas) nếu dùng thiết bị điện loại thường sẽ “spark” phát lửa và gây ra cháy nổ.

Những vấn đề môi sinh từ Formosa có thể khắc phục không? Không vì vài lý do sau:

1. Không thể khắc phục vì đầu tư vào dự án này không còn hiệu quả kinh tế. Hiện nay thị trường thép thế giới chỉ tiêu thụ được nửa công suất các nhà máy thép đang hoạt động. Không chủ đầu tư nào lại bỏ thêm hàng trăm triệu vốn bảo vệ môi sinh để phải gánh lỗ hơn lên.

2. Không thể khắc phục vì trình độ văn hoá chuyên môn và kinh nghiệm của Formosa và chính quyền không đủ khả năng để tiên liệu và giải quyết tận gốc các sự cố kỹ thuật phức tạp.

3. Không thể khắc phục vì hệ thống tư pháp không độc lập nên không áp chế được chính quyền và xí nghiệp. Chính vì thế thương lượng với chính quyền là đáp án nhanh chóng, dễ dàng và ít tốn kém nhất cho xí nghiệp như món tiền 500 triệu năm ngoái.

4. Không thể khắc phục khi Việt Nam vẫn tin vào 16 chữ vàng.

Khách không bỏ rác nhà mình nếu mình không mời họ mang vào, cả nước đều biết rõ nếu khắc phục được bốn nguyên nhân trên, đất nước sẽ được trở về lộ trình bền vững, chính quyền sẽ được lòng 90 triệu dân và đầu tư bền sạch sẽ đổ vào.

Phạm Phan Long
Viet Ecology Foundation

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.