Formosa thừa nhận gây ra vụ cá chết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn 2 tháng im lặng, ngày 18 tháng 6 vừa qua, Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã gửi lá thư đến Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN chính thức thừa nhận là đã gây ra thảm kịch cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, bắt đầu từ Vũng Áng, Hà Tĩnh kéo dài đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế vào tháng 4 vừa qua.

Trong lá thư gửi cho Nguyễn Xuân Phúc, công ty Formosa Hà Tĩnh viết như sau:

Sự việc này là một sự cố ngoài ý muốn, nguyên do chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là có một số ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền Trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết.

Mặc dù Công ty Formosa Hà Tĩnh thừa nhận việc gây ra cá chết nhưng lại đổ cho sự cố “mất điện” là điều không thể chấp nhận được.

Với một đại công ty có vốn đầu tư 10 tỷ Mỹ Kim mà không có hệ thống kiểm soát nước thải khi bị mất điện, gây ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay là sự vô trách nhiệm, không thể tiếp tục hoạt động. Đây là sự ngụy biện để trốn trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Chỉ còn vài giờ nữa nhà cầm quyền CSVN sẽ tổ chức cuộc họp báo công bố về nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ cá chết. Theo lá thư đề ngày 18 tháng 6, Công ty Formosa đã thừa nhận mà đến nay, CSVN mới tổ chức họp báo cho thấy là Hà Nội tiếp tục bao che Formosa và coi thường dư luận.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng của Vịnh Xanh 58 bị lật úp khi được phát hiện hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Thảm kịch Vịnh Hạ Long: Những câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm và năng lực quản trị

Đây không đơn thuần là một tai nạn, mà là đỉnh điểm của một chuỗi những sai sót và yếu kém mang tính hệ thống.

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm. Chưa có ai từ chức. Đó là điều chúng ta có thể ghi nhận từ cách chính quyền trung ương và tỉnh Quảng Ninh phản ứng với vụ tai nạn chìm tàu du lịch Vịnh Xanh trên Vịnh Hạ Long hôm 19 tháng 7, 2025.

15 thẩm phán của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) trong buổi công bố ý kiến về nghĩa vụ khí hậu của các nước. La Haye, Hà Lan, 23/07/2025. Ảnh: AP - Peter Dejong

Tòa án Công lý Quốc tế: Những nước vi phạm nghĩa vụ khí hậu sẽ phải bồi thường

Ngày 23/07/2025, Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ), trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra một ý kiến tư vấn mang tính chất lịch sử về khí hậu: Những nước nào vi phạm nghĩa vụ về khí hậu sẽ bị coi là thực hiện một hành vi “phi pháp” và có thể sẽ phải bồi thường các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ý kiến tư vấn, được nhất trí thông qua, vượt quá mong đợi của các nhà hoạt động và được nhiều nước hoan nghênh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Khoảng tối trong chính trị Trung Quốc

Chuyên gia Julienne của Pháp cảnh báo rằng mức độ không minh bạch của hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay là đặc biệt nghiêm trọng và ngày càng khó dự đoán kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012. Ông nhấn mạnh: “Việc phân tích hay dự báo tương lai chính trị Trung Quốc chưa bao giờ bất định và rủi ro như hiện nay.”