Giáng Sinh buồn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáng sinh lần thứ 2017 sắp tới. Tuy không phải là đất nước phổ biến quốc đạo là Công giáo hay Tin Lành, nhưng với lịch sử hơn 400 năm hiện diện ở mảnh đất hình chữ S, những nét văn hóa tín ngưỡng của Thiên Chúa giáo đã có ảnh hưởng rất rõ nét ở Việt Nam và lễ Giáng sinh cũng là một trong những ngày lễ lớn trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt bao gồm cả những người CS vô thần.

Ngày Chúa Giáng sinh, hẳn là thời khắc hy vọng về An Lạc và Hạnh Phước cho mọi người. Cuộc sống thì vốn dĩ bộn bề với mưu sinh nhưng người ta vẫn tạm quên đi những nhọc nhằn trước mắt để hy vọng về những điều tốt đẹp hơn. Tuy vậy, không hẳn ai cũng có những niềm vui đó trong thời khắc Giáng sinh.

Đêm Giáng sinh thường cũng là đêm lạnh nhất trong năm. Cái lạnh giá không phải là bạn tốt của những kiếp người tha phương cầu thực vẫn còn lăn lộn ở khắp hang cùng ngõ hẻm ở cái “xứ thiên đường CS” nhầy nhụa này. Và nó cũng không phải là thời khắc vui vẻ gì cho bao nhiêu đứa trẻ không có cha mẹ an ủi chăm sóc.

Tôi nhớ đến con gái nhỏ bé của tôi, đến những đứa trẻ như bé Nấm, thằng Gấu con của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay bé Phú, bé Tài con của Trần Thị Nga. Những đứa trẻ côi cút phải đón những lễ Giáng sinh buồn, không cha, không mẹ. Tôi không dám đặt mình so sánh với hai người phụ nữ tuyệt vời đó mà chỉ đơn giản cũng có cùng những nét tương đồng về hoàn cảnh riêng tư và công việc mà mình theo đuổi.

Ngày 22 tháng 12 này, phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga sẽ diễn ra như một sự nhạo báng Công lý và Lương tâm. Người phụ nữ có hai con nhỏ ấy bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế chỉ vì tội yêu nước, phản đối ô nhiễm môi trường ở Formosa và lên án xâm phạm nhân quyền của thể chế Cộng sản.

Người phụ nữ can trường đó luôn có ánh nhìn thẳng, sáng rực mà những kẻ kết án cô phải cúi đầu bối rối và hổ thẹn. Thật khôi hài, Hà Nội chọn ngày xét xử một người yêu nước vào đúng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Có lẽ, đã từ lâu, người yêu nước là kẻ thù của giai cấp Chuyên chính Vô số sản.

Cũng cần nhắc lại rằng, trước khi bỏ tù Trần Thị Nga, họ đã đánh gãy chân và đổ mắm tôm vào người cô ấy cũng như tất cả thủ đoạn đe dọa, khủng bố đốn mạt nhất. Thật “vinh quang” thay cho một thể chế “do dân và vì dân”.

Nghệ sĩ Tuấn Khanh đã có một bài viết với những lời nhận xét đầy ý nghĩa, xuất phát từ sự rung động nhân tâm và khai minh:

“Có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho các bạn. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.”

JPEG - 115.1 kb
Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý Hoà Bình và cầu nguyện cho chị Trần Thị Nga tại nhà thờ Thái Hà hôm 17 tháng Mười Hai vừa qua. Ảnh: SBTN

Lời nguyện cầu cho mai sau

Tôi không phải là người theo Đạo, dù rằng tôi luôn kính ngưỡng Đấng Thiên Chúa. Có nhiều lúc tôi nghĩ rằng Đấng tối cao đã quên lãng mảnh đất này cùng bầy con chiên của Ngài đang ngụp lặn trong bể khổ và bị bầy quỉ Đỏ xé xác trên những bàn tiệc máu.

Tôi khâm phục tinh thần của người Công giáo khi họ đối mặt trước những kiếp nạn mà họ tin rằng đó là lúc vinh dự “vác thập tự” cùng Đấng Thiên Chúa. Vâng, những người phụ nữ này đang thực sự làm điều đó vì Phước Hạnh của dân tộc này. Họ yêu thương và đau xót mảnh đất quê hương mình bị tàn phá, họ thương xót cho giống nòi bị đầu độc, những kiếp người bị đày đọa và họ đấu tranh vì điều đó.

Những người đã và đang theo đuổi con đường tranh đấu để được sống với đầy đủ quyền Con người cho tất cả chúng ta, không phải để làm anh hùng hay vĩ nhân mà chỉ vì Tình yêu và khát vọng được là một Con Người. Có lẽ điều đó quá khó hiểu với những kẻ nắm trong tay quyền lực của một thể chế được đẻ ra từ sự Tị hiềm, Thù hận, Chia rẽ.

Những kẻ chỉ biết “còn Đảng, còn mình” nhân danh Pháp luật để đàn áp và bỏ tù những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền có thể vênh váo “tao là luật, luật là tao” ngày hôm nay nhưng tận sâu thẳm trong chúng run sợ và lo lắng. Chính quyền có thể sinh ra từ họng súng như Mao nói, nhưng không kẻ nào có thể ngồi lâu trên ngai vàng quyền lực được làm từ lưỡi lê sắt máu Nhân dân.

Chân lý có thể ngủ quên ở đâu đó nhưng Chân lý không bao giờ đến từ bạo lực. Những kẻ đắc thời “một tay che trời” ngày hôm qua như Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng… tiền muôn bạc vạn, khi phe đảng không còn thì rúm ró, thê thảm. Chúng đối nghịch hoàn toàn với những Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Công Định… khi họ bình thản nhìn thẳng vào những kẻ đang đày đọa họ. Đó là sức mạnh của Chân Lý, của Niềm tin và sự tôn nghiêm của Con Người mà không tiền bạc, danh vọng nào có thể đem lại.

Không một triều đại nào có thể muôn năm trước lịch sử. Không một bạo chúa nào có thể yên lành khi Sự thực bị phơi bày và Công lý được vinh danh. Không một tượng đài nào đứng vững trước thời gian ngoài tượng đài trong tim của Nhân dân và Dân tộc.

Tất cả sự lừa bịp, dối trá để khải thần những ma quỉ giống như việc tẩm ướp focmon cho một cái xác mục ruỗng từ lâu, dù có được sơn son thếp vàng thì vẫn bốc mùi tanh hôi và đầy độc tố.

Năm 2017 cũng sắp trôi qua với bao nhiêu sóng gió thời cuộc. Cuộc sống người dân ở đất nước này thì ngày một khó khăn hơn vì cái bao tử, trí não và lá phổi bị bào mòn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nhưng có cái bị bào mòn đáng sợ hơn nhiều. Đó là tình yêu và niềm tin giữa con người và con người, giữa con người với xã hội và thể chế đến mức kiệt cùng.

Người Việt đang dần bước đến ngày Phán quyết cho những mù quáng, vô cảm, thù hận, dối trá lọc lừa nhau. Thể chế Cộng sản phi nhân này cũng đến ngày suy tàn vì những mầm ác được sinh sôi nảy nở quá nhiều đến mức xã hội không thể tự điều chỉnh vì đã hoàn toàn không còn Niềm tin vào Đạo lý và Công lý đã trở thành trò hề từ lâu. Sự Sinh – Hóa của một cá thể, một cộng đồng, một dân tộc hay quốc gia đều có căn nguyên lâu dài.

Tôi không phải là người theo Đạo, nhưng tôi tín thác vào Chúa vì Tình yêu của Ngài dành cho Nhân loại và Con Người, cũng như sự hy sinh và khổ hình Ngài lựa chọn để giáo hóa và dẫn dắt những con chiên tiếp nối con đường Nhân ái Yêu thương.

Lễ Giáng sinh này, tôi sẽ đến nhà thờ để nghe Thánh ca, để ước nguyện phước lành cho cô con gái nhỏ bé mà tôi không được gặp suốt 5 năm qua, cho những người thân yêu và những người bạn vẫn còn giữ trong mình ngọn lửa đấu tranh đang thắp lên ánh sáng khai minh cho dân tộc này.

Tôi cầu xin Thiên Chúa ban cho tôi và những người bạn của mình sức mạnh, sự can đảm để chiến thắng bản thân và đi đến cùng trong cuộc chiến sinh tử này.

Tôi cầu xin mẹ Maria đem Yêu thương và Nhân ái để xóa đi Tị hiềm, Thù hận. Một cuộc sinh đẻ đau đớn cho đất nước là điều cần thiết và đó là lúc hồi sinh cho dân tộc Việt “con rồng cháu tiên”.

Đất nước 4000 năm này không thể bị lụi tàn và bị diệt vong bởi một chủ thuyết hay những kẻ vong nô, đớn hèn, tàn bạo. Hãy cùng nhau thắp nến nguyện cầu cho những người bạn tôi như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài…. và để ánh sáng đó xua tan bóng tối. Hôm nay là một ngọn nến, ngày mai sẽ là ngọn núi lửa Pompeii.

Tân Phong
21.12.2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.