Giới Cựu Chiến Binh khởi động kiến nghị hủy bỏ Công Hàm Phạm Văn Đồng 14.09.1958

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

KIẾN NGHỊ HỦY BỎ
CÔNG HÀM 14 THÁNG 9 NĂM 1958 CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Kính gửi: Ông Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Triết Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Thưa các ông,

Từ nhiều năm nay, Chính phủ ta đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy phía chính quyền Trung Quốc đã không những không tôn trọng điều khẳng định của Chính phủ ta mà còn liên tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của ta:

Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 5 năm 1988, Trung Quốc đã xâm chiếm nhiều đảo ở Trường Sa.

Tháng 11 năm 2007, Trung Quốc đã cho thiết lập huyện Tam Sa để trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc hai quần đảo này còn trong vòng tranh chấp giữa ta và chính quyền Trung Quốc.

Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc đã cảnh báo và yêu cầu tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ rút khỏi hợp đồng khai thác mỏ dầu với chính phủ ta. Trước đó, vào tháng 6 năm 2007, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã phản đối và yêu cầu ngưng hợp đồng giữa Chính phủ ta với tập đoàn dầu khí BP của Anh nhằm nghiên cứu dầu khí gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến cho tập đoàn BP đã phải tạm ngưng kế hoạch xúc tiến.

Mới đây, trong khi chuẩn bị Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà cầm quyền Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Giữa tháng 8 năm 2008, hải quân Trung Quốc trang bị dàn hỏa tiễn tối tân xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Việt Nam.

Những hành động nói trên cho thấy là nhà cầm quyền Trung Quốc coi thường công luận và tiếp tục xâm phạm hải đảo của Việt Nam, trong khi Chính phủ ta chỉ lên tiếng phản đối một cách quá dè dặt. Một trong những văn bản bị Trung Quốc lợi dụng để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 xác nhận rằng: “Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc”.

(Bản Tuyên bố của Trung Quốc khẳng định hải phận 12 hải lý của họ, trong đó bao gồm chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

(Bản dịch tiếng Việt)

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Sau này, chính phủ ta có giải thích về lý do ra đời của Công hàm vào năm 1958 là hoàn toàn mang tính ngoại giao không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không đếm xỉa gì đến giải thích này.

Nhiều thế hệ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ giang sơn tổ quốc. Chúng ta trong thế hệ này không những tiếp tục bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của cha ông để lại mà còn phải can đảm sửa sai những lầm lẫn của quá khứ để không tiếp tục trao gánh nặng lại cho thế hệ tương lai. Những sai lầm của ta xuất phát từ niềm tin trong sáng vào họ khi cùng họ đấu tranh cho một ý thức hệ mà ta tưởng là lý tưởng. Nay chính họ đã phản bội lại tất cả và ngày càng biểu lộ dã tâm xâm lăng đất nước ta, bởi vậy, ta không thể không có thái độ dứt khóat và hành động mạnh mẽ để đáp trả đích đáng dã tâm của đối phương.

Ngày 14 tháng 9 năm nay là vừa tròn nửa thế kỷ đã trôi qua đối với bản công hàm do cá nhân thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký mà không thông qua Quốc hội, không trưng cầu ý kiến toàn dân. Bởi vậy, nhân dịp này chúng tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước ta chính thức tuyên bố hủy bỏ Công hàm mà cá nhân thủ tường Phạm văn Đồng đã ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cá nhân thủ tướng Chu Ân Lai.

Chúng tôi hoàn toàn tin rằng đây là sở nguyện của toàn dân Việt Nam và làm được như vậy mới có thể chuộc lỗi cùng Tổ quốc và Nhân dân, từ đó sẽ cứu vãn được lòng tin.

Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2008

Những người ký tên kiến nghị :

(Đến ngày 4/9/2008)

Cựu chiến binh ( theo thứ tự tên gọi)

1. Phan Anh – thương binh, giáo viên trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông

2. Phạm Quế Dương – đại tá QĐND VN, 37 Lý Nam Đế, Hà Nội

3. Lê Điệp – CCB, 17 Hàng Quạt, Hà Nội

4. Lê hữu Điệp – CCB, 40, phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Ha Nội

5. Lý Anh Kim – CCB, 87, Phường Phúc Xá, Ba Đình, Ha Nội

6. Trần Anh Kim – Trung tá QĐNDVN, biên tập viên tập san Tổ Quốc

7. Nguyễn Trọng Lâm – CCB, 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

8. Nguyễn văn Miến – đại tá QĐNDVN, 30 đường Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

9. Nguyễn Kim Nhàn – CCB, số nhà 1413, khu 34, thành phố Bắc Giang

10. Nguyễn Thanh Nhàn- thương binh chống Mỹ, gv trường PTTH Quang Trung, tp Hà Đông

11. Phạm văn Phiếu – cụu quyết tử quân Trung đoàn Thủ đô, 8/28 Hương viên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

12. Trịnh Khả Phức – Cựu chiến binh chống Pháp – số 6, nhà P9, khu lắp ghép Trương Định, Hanoi

13. Vũ Cao Quận – CCB, Hải Phòng, biên tập viên tập san Tổ Quốc

14. Lê Anh Sơn – CCB, 17 Nguyễn Du, Hà Nội

15. Đỗ Việt Sơn – lão thành cách mạng, 4/21. Nguyễn Cao, Hà Nội

16. Trần Đức Thạch – CCB, Hội viên Hội Văn Nghệ Nghệ An

17. Nguyễn Thế – CCB, Thanh Xuân, Hà Nội

18. Đỗ văn Thỉnh – CCB, Văn Phú, Phú La, Hà Đông

19. Chu văn Thưởng – CCB, 18 Ngõ Quỳnh, Bạch Mai, Hà Nội

20. Cao Bá Trữ – thiếu tá QĐNDVN, Đống Đa, Hà Nội

Nhân Dân Việt Nam (theo thứ tự tên gọi)

1. Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn, Thành phố Đà Lạt

2. Kim Văn Duy – sinh viên ĐH Kiến Trúc, tp HCM

3. Ninh Thị Định – 3/20/215 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.

4. Nguyễn Thanh Giang – tiến sỹ Địa Vật lý, số 6, tập thể Địa Vật lý Máu bay, Hà Nội

5. Vi Đức Hồi – Cựu hiệu trưởng Trường Đảng Hữu Lũng, Lạng Sơn khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn.

6. Vũ Hùng – cựu giáo viên vật lý trường PTCS Bích Hòa, Hà Tây

7. Vũ Mạnh Hùng – Cán bộ quản lý khu nội trú Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội

8. Trần Lâm – luật sư, Thành phố Hải Phòng

9. Mai Thái Lĩnh – cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt, Lâm Đồng

10. Nguyễn Thượng Long – nhà giáo, Văn La, Văn Khê, Hà Đông

11. Nguyễn thị Lợi – ( thân mẫu cô Phạm Thanh Nghiên)

12. Nguyễn Tiến Nam, tổ 24, phường Yến Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

13. Võ văn Nghệ – 277A, đường Nguyễn Trãi, phường Tây Sơn, tp Thanh Hóa

14. Nguyễn Xuân Nghĩa – nhà văn, số nhà 828, đường Trường Chinh, Kiến An, Hải Phòng

15. Phạm Thanh Nghiên, số nhà 17, Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, HP

16. Hà Sỹ Phu – tiến sỹ sinh vật học, 4E Bùi thị Xuân, thành phố Đà Lạt

17. Lê Minh Phúc – Cựu Tổng giám đốc Liên hiệp Địa Vật lý Máy bay Việt Nam

18. Phạm Thị Phượng – Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng.

19. Bùi Minh Quốc – nhà văn, 3 Nguyễn Thượng Hiền, Đà Lạt

20. Ngô Quỳnh – Hiệp Hòa, Bắc Giang

21. Nguyễn văn Tính (tức Hoàng Hải Minh) Quán Chữ, Hải Phòng, mobile 0984 414479

22. Lưu thị Thu – 282, Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng

23. Trần Khải Thanh Thủy – nhà văn, biên tập viên tập san Tổ Quốc

24. Vũ như Ý – nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giao thông vận tải, phường Vĩnh Tuy, Hà Nội

25. Phạm Thanh Yến, lô A1, Thái Phiên, Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.