Gs. Weiner: Cập nhật tình hình 16 thanh niên yêu nước – Yêu cầu LHQ viếng thăm TNLT Đặng Xuân Diệu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

GIÁO SƯ ALLEN WEINER CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT STANDFORD THÔNG TIN CẬP NHẬT ĐẾN LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM TIẾP TỤC VI PHẠM NHÂN QUYỀN

STANFORD, California, ngày 21 tháng 10 năm 2014 — Giáo sư Allen Weiner, giám đốc Chương Trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu tại trường Đại Học Luật Stanford, ngày hôm nay đã gởi thông tin cập nhật liên quan đến kiến nghị đã được trình lên Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) tại Geneva tháng Bảy năm 2012 đặt vấn đề về việc bắt giữ phi pháp và tiếp tục giam cầm mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị tại Việt Nam.

Bản cập nhật nêu việc nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã liên tục thất bại trong việc tuân theo phán quyết của UNWGAD tháng Tám năm 2013, rằng việc tước đoạt quyền tự do của những nhà hoạt động nêu trên là làm trái với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam chiếu theo Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.Ủy Ban đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả tức khắc những người bị giam giữ và bồi thường thỏa đáng cho họ.

Bản cập nhật nhấn mạnh rằng mặc dầu tính chất rõ ràng của phán quyết tháng Tám năm 2013 của UNWGAD, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục vi phạm những nghĩa vụ pháp lý rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Mười một trong số nhà hoạt động tiếp tục bị chính phủ Việt Nam giam giữ tùy tiện, vi phạm những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.

Ngoài ra, mặc dù năm trong số những nhà hoạt động đã mãn hạn tù, họ vẫn còn phải chịu những hạn chế phi pháp về quyền tự do do việc nhà cầm quyền thi hành những biện pháp “quản lý hành chánh”, một cách hạn chế tự do đi lại, làm trở ngại trầm trọng đến sinh kế của họ và đồng thời vi phạm những nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.

Ngoài ra, bản cập nhật liệt kê những đối xử đầy ác tâm của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người liên quan trong phán quyết của UNWGAD. Bản cập nhật nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt đến cách đối xử tàn nhẫn, mất phẩm giá con người đối với ông Fanxicô Đặng Xuân Diệu, một blogger đồng thời là thành viên của tổ chức ủng hộ dân chủ Việt Tân.

Những vi phạm nhân quyền

Theo lời một cựu tù nhân, ông Diệu đã bị biệt giam và bị đánh đập vì vẫn duy trì mình vô tội và từ chối mặc quần áo tù. Quản lý nhà tù đã liên tục không cung cấp thức ăn và nước sạch và bắt ông Diệu phải sống trong phòng giam chật hẹp và thiếu cả những phương tiện vệ sinh cơ bản.

Sự ngược đãi ông Diệu là một vi phạm rõ rệt Điều 19(1) của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, theo đó: “Tất cả những người bị tước mất quyền tự do phải được đối xử một cách nhân đạo và nhân phẩm phải được tôn trọng.” Sự ngược đãi này đồng thời cũng đi ngược lại với Điều 5 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, theo đó: “Không ai có thể bị tra tấn hoặc bị đối xử, trừng phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo, làm hạ phẩm giá.”

Hành vi này cũng hoàn toàn trái ngược với các tuyên bố của nhà cầm quyền Việt Nam khi ký Công Uớc Liên Hiệp Quốc Về Chống Tra Tấn Và Những Đối Xử, Trừng Phạt Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Hoặc Làm Giảm Nhân Phẩm vào ngày 7 tháng 11 năm 2013. Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, khi ký vào Công Ước đã khẳng định rằng, Việt Nam [một lần nữa] “tái xác nhận quyết tâm vững chắc ngăn ngừa tất cả những hành động tra tấn, tàn nhẫn, vô nhân đạo, hoặc làm giảm nhân phẩm và bảo vệ, cổ vũ tốt hơn những nhân quyền cơ bản.”

Vì những ngược đãi tiếp tục đối với những người tham gia vào những hoạt động xã hội và chính trị ôn hòa tại Việt Nam và việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ những người đó một cách phi pháp, bản cập nhật yêu cầu UNWGAD có hành động khẩn cấp thay mặt cho ông Fanxicô Đặng Xuân Diệu và những người kiến nghị, điển hình là yêu cầu một chuyến viếng thăm Việt Nam, gồm cả việc đi thăm ông Diệu tại nhà tù; đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam điều tra về tình trạng và cách đối xử hiện nay đối với ông Diệu; lập lại Phán Quyết trước của Ủy Ban và tái yêu cầu thả tất cả mười sáu nhà hoạt động xã hội và chính trị bao gồm trong Phán Quyết tháng Tám năm 2013.

Vi phạm luật pháp quốc tế

Theo ông Allen Weiner, giảng viên cao cấp của Trường Luật Stanford, cũng là luật sư của những người đệ đơn: “Dựa trên quan điểm của Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, không thể có câu hỏi chính đáng nào về việc Việt Nam giam giữ những nhà hoạt động xã hội và chính trị là đúng với lập pháp quốc tế hay không. Đó không thể là gì khác ngoài sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với những người muốn thực thi những quyền dân sự và chính trị, được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế.”

“Việc nhà cầm quyền Việt Nam từ chối thả những người đệ đơn, bất kể phán quyết rõ ràng của Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, phản ảnh sự coi thường trầm trọng luật pháp quốc tế và nêu lên những câu hỏi quan trọng về vai trò mà Việt Nam muốn có trong cộng đồng quốc tế”, ông Weiner nhấn mạnh. “Trên hết, đó là một sự bất công nặng nề đối với các nhà hoạt động, chỉ muốn tham gia vào những sinh hoạt xã hội và chính trị mà chúng ta cho là những điều hiển nhiên trong một xã hội tự do.”

Trong phán quyết tháng Tám năm 2013, UNWGAD có trách nhiệm cứu xét những trường hợp bắt giữ tùy tiện, đã nêu rõ rằng việc có quan điểm và bày tỏ quan điểm, kể cả những quan điểm không phù hợp với chính sách của nhà nước, được bảo vệ bởi Điều 19 của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Ủy Ban nhấn mạnh rằng những điều khoản của luật pháp Việt Nam được sử dụng để buộc tội những người đệ đơn, là “mơ hồ và quá chung chung”. Ủy Ban nhận định rằng việc tước đoạt quyền tự do của những người đệ đơn, cũng như những sai sót trong thủ tục tại các phiên xử, là trái với nhiều điều khoản của Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị và Bản Tuyên Nhôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Những người đệ đơn kể tên như sau: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Ánh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, và Nguyễn Đình Cương.

[Đọc bản Phán quyết của Ủy Ban Diều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc trong bản Kiến nghị nguyên thủy.]

Về ông Allen Weiner

Allen S. Weiner là giảng sư cao cấp, giám đốc Chương Trình về Luật Quốc Tế và Đối Chiếu Luật tại trường Đại Học Luật Stanford, đồng-giám đốc Trung Tâm Stanford về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế tại Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn về nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết tranh chấp quốc tế, và luật hình sự quốc tế (gồm cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông chủ yếu về luật quốc tế và đối sách với những đe dọa an ninh hiện đại của khủng bố quốc tế, việc gia tăng những vũ khí giết người hàng loạt, và những trường hợp tội ác chống nhân loại lan rộng. Ông cũng nghiên cứu quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong bối cảnh những xung đột vũ trang không đối xứng giữa Hoa Ký và những nhóm phi chính phủ và đối phó với khủng bố.

Nguồn: Stanford Law School

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?