HS-BG-TS: Mang Bàn Thờ vào Thái Độ và Hành Động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Sử Là Tranh Đấu Sử – phần lớn công sức ngàn năm của cha ông ta là các nỗ lực đánh đuổi quân ngoại xâm phương Bắc và chuẩn bị cho đợt xâm lăng kế tiếp. Nhưng trong giòng sử oai hùng đó, khái niệm “anh hùng dân tộc” của chúng ta còn nhiều điểm mù mờ – mỗi người quan niệm mỗi khác – đôi khi vô tình làm phai nhạt đi một số nét cốt lõi cần trân trọng.

Thật vậy, khi nói đến anh hùng dân tộc, đa số chúng ta lập tức nghĩ đến những vị tướng chỉ huy tuyệt vời như Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ,… Hình ảnh của các vị anh hùng dân tộc ấy đã ghi đậm bằng ánh mắt uy nghi, râu tóc bạc phơ, oai phong lẫm liệt hoặc được thêm thắt thành những huyền thoại như Thánh Gióng được người dân dùng các lễ nghi trang trọng tôn vinh thờ cúng khiến vô tình nâng các ngài lên cao đến độ tưởng chừng như không liên hệ gì với những “người dân nhỏ bé” như chúng ta. Vì thế, chúng ta không rút ra được những bài học lịch sử hữu ích từ tổ tiên. Xin liệt kê vài điểm “mù mờ” tác động đến mỗi cá nhân nhỏ bé mà tôi từng ngộ nhận:

Thứ nhất, anh hùng dân tộc KHÔNG là một người mà chỉ mang tính đại diện. Đại diện cho các thế hệ “quan/quân/đồng đội” trong đoàn binh của các ngài thời đó. Trong hàng vạn người đã hy sinh để bảo vệ đất nước, chắc hẳn tinh thần hiến dâng trong những trái tim nóng bỏng lòng yêu nước này có lẽ không hề ít hơn các chủ tướng của mình. Những binh sĩ trong mọi thời kỳ lịch sử đó, kéo dài đến những chiến sĩ tại Hoàng Sa, Biên Giới, Trường Sa (HS-BG-TS) trong thời đại chúng ta, có là những Anh Hùng Dân Tộc không?

Thứ hai, anh hùng dân tộc KHÔNG nhất thiết tuổi phải cao với dạn dày kinh nghiệm sống. Nếu tìm hiểu sâu vào chi tiết, chúng ta mới giật mình không chỉ về anh hùng Trần Quốc Toản mới 16 tuổi, mà ngay cả Đức Trần Hưng Đạo cùng hầu hết các tướng của ngài như Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu lúc xả thân chỉ huy cứu nước đều ở độ tuổi dưới 30. Sang đến đời nhà Lê, anh hùng nông dân Lê Lợi và các tướng của ông cũng vậy. Dài đến thời Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và các tướng của ông cũng thế. Và gần chúng ta nhất, trong suốt thời kỳ bị thực dân đô hộ, anh hùng Nguyễn Thái Học nhận lãnh vai trò đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng ở tuổi 25; Cao Thắng đi đúc súng cho Cụ Đề Thám lúc vừa tròn 25 tuổi; v.v…

Thứ ba, anh hùng dân tộc KHÔNG từ trên Trời rơi xuống hoặc bất ngờ xuất hiện và lớn lên một mình. Tư chất và tài năng tiềm ẩn của các vị ấy là điều không ai phủ nhận, nhưng các ưu điểm ấy chỉ được phát hiện và phát triển xuyên qua quá trình gần gũi các gương sáng, học hỏi và trưởng thành với những đồng đội khác. Đẹp như ý tưởng “có những loài cây sống gần nhau thân mới thẳng” trong bài “Một Đời Người – Một Rừng Cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn.

Tóm lại, hầu hết các anh hùng dân tộc vào thời đại ấy, các ngài chỉ ở độ tuổi của chúng ta hoặc trẻ hơn. Và hiển nhiên, trình độ được giáo dục, huấn luyện vào thời đó khó có thể chuyên sâu và đa dạng như chúng ta ngày nay. Vậy, sự khác biệt, nếu có, giữa các vị anh hùng dân tộc – dù là chủ tướng hay binh sĩ – so với chúng ta là gì?

– Đây không phải là những con người “bất chợt nổi hứng yêu nước”. Các vị này đều là những người có truyền thống yêu nước từ ngày lọt lòng, từ trong gia đình chan hòa ra cùng cả nước. Cuộc sống của họ luôn đi liền với vận mạng của nước non, đặc biệt trong những năm tháng đen tối sống dưới gông cùm ngoại bang.

– Đây là những con người biết rất rõ các hiểm nguy cho chính mình và gia đình mình khi nhìn giặc kéo đến biên ải đông như kiến, mạnh như nước vỡ bờ. Nhưng lòng lo lắng về sự diệt vong của dân tộc – tiếng Việt không còn, đất Việt bị xóa tên vĩnh viễn – đã đốt cháy mọi sợ hãi. Nên dù biết yếu hơn giặc, cha ông ta đã lừng lững đứng lên.

– Đây là những con người dám đặt sự sinh tồn của dân tộc lên trên tất cả, lên trên các mối thù cá nhân, lên trên các quan hệ gia tộc (nếu người thân của mình phản bội đất nước), và đặc biệt lên trên các món quà dụ dỗ của kẻ thù phương Bắc.

Nhưng tất cả các đặc tính nêu trên, nghĩ cho cùng, có ngoài tầm tay với của chúng ta không? Cốt lõi bên trong mọi đặc tính đó đều là lòng yêu nước thiết tha và ý thức “trách nhiệm con dân” mãnh liệt. Nói cách khác, các Anh hùng Dân tộc thật ra chỉ đơn giản SỐNG ĐÚNG VỚI DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT CON DÂN VIỆT.

Hiện nay, sở dĩ chúng ta cảm thấy các ngài quá cao, quá ngoài tầm với, thật ra chỉ vì cả dân tộc ta đang sống trong một môi trường mà lòng yêu nước không những không được khuyến khích, mà còn bị coi là “tội phạm”, là “có vấn đề”, là “dại dột nghe theo phản động”,… Để rồi, chỉ còn loại “yêu nước hình thức” mà nhà cầm quyền tùy nghi tắt/mở theo nhu cầu từng lúc của lãnh đạo đảng.

Trong hoàn cảnh đó, ta chỉ có 2 chọn lựa. Một là tiếp tục để các Anh hùng Dân tộc xa vời trên bàn thờ, trong lúc tiếp tục phó mặc cho những người đã bóp chết lòng yêu nước, nay đang bán từng phần xương máu của các ngài. Hai là nhất quyết làm sống lại lòng yêu nước ngút ngàn của cha ông, đưa các Anh hùng Dân tộc xuống khỏi bàn thờ, đưa tấm gương của các ngài vào thái độ và hành động của từng người chúng ta.

Nếu bạn chọn con đường trường tồn cho dân tộc, xin hãy bắt đầu sống mạnh mẽ với chọn lựa đó trong ngày tưởng niệm HS-BG-TS, 14 tháng 3, sắp đến.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”