Hà Nội – Nỗi đau đi cùng năm tháng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quan chức Hà Nội thời nay với tầm văn hóa thấp kém khi coi những kẻ dùng sức mạnh cơ bắp xô đẩy phụ nữ, đạp lên đầu trẻ con để cướp chút lợi lộc cho riêng mình là “cướp có văn hóa”. Quan chức Hà Nội thời nay với nền tảng lễ nghĩa thảm hại khi coi việc đốn chặt hàng ngàn cây xanh của người dân Hà Nội, của người dân cả nước là việc của riêng họ, “không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân”.

Một đường phố lớn của Hà Nội thẳng tắp, thênh thang bỗng bị nắn lệch, bẻ cong để tránh cho những khối nhà ngất ngưởng của đám quan chức với tầm văn hóa và lễ nghĩa đó không phải giải tỏa rồi cái văn hóa và lễ nghĩa đó lại leo lẻo: Con đường cong mềm mại.

Đám dư luận viên là con đẻ của quyền uy chính trị: tuyên giáo thành ủy và là công cụ của sức mạnh bạo lực nhà nước: công an thành phố. Dựa hơi quyền uy chính trị và ỷ thế bạo lực nhà nước, một dúm hơn chục dư luận viên mới dám hung hăng thách thức nhân dân, thách thức dư luận, lồng lộn, điên cuồng như đám côn đồ xông vào phá buổi lễ trang nghiêm tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma của hàng trăm người dân Hà Nội trước sự làm ngơ của dày đặc công an, mật vụ chìm nổi. Khi đám dư luận viên như côn đồ bị nhân dân tại chỗ và dư luận xã hội cả nước vạch mặt, lên án thì những quan chức dùng tiền thuế của dân nuôi dưỡng và sử dụng đám dư luận viên như côn đồ lại một lần nữa bộc lộ cái tầm văn hóa thấp kém và cái nền lễ nghĩa thiếu hụt của mình, chối bỏ trách nhiệm. Nơi nuôi dưỡng đám dư luận viên thì chối bai bải: Dư luận viên Hà Nội không hề xuống đường! Nơi sử dụng dư luận viên thì thí bỏ tàn nhẫn: Những dư luận viên đó là tự phát!

Hưởng lương bổng dân ban, nắm quyền lực dân trao, quan chức chỉ là công bộc của dân, chỉ là kẻ làm thuê cho dân nhưng quan chức Hà Nội thời nay coi cướp là văn hóa, coi dân, những người chủ đích thực của mình như không có. Với tầm văn hóa và nền tảng đạo lí lễ nghĩa đó họ đã làm quá nhiều việc vô lễ, phản văn hóa, hại dân, không phải chỉ nguy hại cho hôm nay mà còn là di họa, là nỗi đau cho nhiều thế hệ mai sau.

Đường phố của thủ đô hiện đại thẳng tắp bị nắn lệch, bẻ cong làm cho hình hài thủ đô lệch lạc, méo mó như tư duy lệch lạc, như hình hài con người văn hóa méo mó của đám quan chức Hà Nội thời nay. Ngàn năm sau thủ đô Hà Nội hiện đại còn phải mang hình hài lệch lạc, méo mó mang dấu ấn tư duy lệch lạc, mang hình hài con người văn hóa méo mó của đám quan chức thấp văn hóa nhân loại, thiếu đạo lí dân tộc nên chẳng còn chút lễ nghĩa với dân. Đó là nỗi đau đi cùng năm tháng của Hà Nội thủ đô đất nước Việt Nam văn hiến.

Hàng xà cừ sức vóc, vững chãi phố Hoàng Diệu. Hàng sấu uy nghi, trầm tư phố Phan Đình Phùng. Hàng cơm nguội lao xao, thì thầm phố Quang Trung. Hàng sữa với dáng hoa hậu thanh mảnh cao ráo nghiêng mình soi bóng mặt hồ Thiền Quang phố Nguyễn Du . . . Những hàng cây cắm rễ vào tầng đất phù sa cổ sông Hồng, lớn lên giữa những ngày Hà Nội trải qua những biến động long trời lở đất. Lớn lên cùng những thế hệ người dân Hà Nội mang thân phận dân nô lệ, mất nước. Lớn lên cùng sự hình thành của Hà Nội đô thị hiện đại với những ngôi nhà phố hai, ba tầng, mái ngói đỏ dưới tán cây xanh, những đường phố láng bê tông nhựa thẳng tắp giữa hai hàng cây non trẻ lao xao trong ngọn gió miên man từ sông Hồng triệu triệu tuổi thổi về. Những hàng cây đã cùng người dân Hà Nội tự tin trải qua bão táp cách mạng, hiên ngang đi qua bom đạn chiến tranh. Những hàng cây có cùng lịch sử, cùng số phận với Hà Nội. Cũng như con người Hà Nội, những hàng cây Hà Nội làm nên bề dày lịch sử, làm nên chiều sâu tâm linh Hà Nội và làm nên vẻ đẹp kiêu sa Hà Nội. Cũng như con người Hà Nội, mỗi cây xanh Hà Nội đều mang hồn Hà Nội. Quan chức Hà Nội hôm nay với tầm văn hóa thấp kém đến mức coi cướp là văn hóa, coi dân, những người chủ đích thực của Hà Nội như không có, họ đâu có hồn để hiểu, để đồng cảm, chia sẻ được với hồn cây, hồn người Hà Nội.

Chặt trắng cây xanh Hà Nội, những quan chức thấp văn hóa, thiếu lễ nghĩa đang trị vì Hà Nội hôm nay đã giết chết những trang sử sống của Hà Nội, giết chết những mảnh hồn thiên nhiên Hà Nội. Những hàng cây vô hồn rồi sẽ mọc lên ở chỗ những cây xà cừ, cây sấu, cây cơm nguội mang hồn Hà Nội bị đốn xuống. Nhưng nỗi đau những trang sử sống của Hà Nội bị giết chết, những mảnh hồn thiên nhiên Hà Nội bị sát hại bởi sự thiếu vắng trí tuệ và quá thừa lòng tham lam của đám quan chức Hà Nội hôm nay thì không bao giờ mất đi. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội sẽ phải mang nỗi đau này đi cùng năm tháng.

Nguồn: FB Phạm Đình Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.